Thông tin du học
Du học nước ngoài: HƯỚNG NGHIỆP

MBTI là gì? Định hướng nghề nghiệp với MBTI

mbti

Ngày nay, việc hiểu rõ bản thân là một bước quan trọng để định hình sự nghiệp và thành công trong cuộc sống. MBTI đã trở thành một công cụ phổ biến được sử dụng bởi cá nhân và doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về xu hướng tính cách và đặc điểm nghề nghiệp phù hợp. Hãy cùng nhau khám phá thế giới hấp dẫn của MBTI qua bài viết sau của Hotcourses Vietnam nhé.

 

MBTI là gì?

MBTI, hay Myers-Briggs Type Indicator, là một phương pháp phân loại tính cách dựa trên công trình nghiên cứu của Carl Gustav Jung, một nhà tâm thần học nổi tiếng người Thụy Sĩ, và được Katherine Cook Briggs và con gái của bà, Isabel Briggs Myers, phát triển và hoàn thiện trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. 

 

Trắc nghiệm tính cách MBTI là một phương pháp sử dụng loạt câu hỏi trắc nghiệm để phân tích tính cách con người. Kết quả của trắc nghiệm này giúp hiểu rõ hơn cách mà mỗi người nhận thức thế giới xung quanh và ra quyết định trong cuộc sống.

 

MBTI cung cấp nhiều lợi ích cá nhân, bao gồm việc hiểu rõ bản thân và người khác hơn, tăng cường giao tiếp và hợp tác, cũng như tìm kiếm mục đích và định hướng trong cuộc sống. Trong lĩnh vực nghề nghiệp, MBTI giúp mỗi cá nhân chọn nghề phù hợp với tính cách của mình và xây dựng đội ngũ làm việc hiệu quả. Nó cũng hỗ trợ việc phát triển lãnh đạo hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về tính cách của các thành viên trong tổ chức.

 

Hiện nay, MBTI là một công cụ phổ biến trên toàn thế giới, được dịch ra 18 ngôn ngữ. Khoảng 80% các công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng MBTI để phân tích tính cách của nhân viên, từ đó giúp họ tìm được vị trí phù hợp với bản thân.

 

Làm test MBTI cần lưu ý gì?
 

Giữ tâm trạng ổn định

Kết quả của một trắc nghiệm tâm lý phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của bạn, vậy nên hãy thực hiện nó trong một trạng thái tâm lý bình ổn nhất.

 

Trung thực khi trả lời câu hỏi

Hãy phân biệt giữa thực tế (điều thực sự mô tả bạn) với lý tưởng (điều bạn muốn trở thành trong mắt người khác). Kết quả của bài trắc nghiệm hoàn toàn là câu chuyện của cá nhân bạn, đừng để yếu tố bên ngoài tác động đến câu trả lời.

 

Kiểm tra lại định kỳ

Chúng ta trưởng thành và thay đổi từng ngày, vậy nên kết quả MBTI cũng có thể thay đổi dựa trên nhận thức và thế giới quan tại những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Bạn hoàn toàn có thể làm kiểm tra MBTI hằng năm để có cái nhìn tổng quát nhất.

 

Bạn có thể truy cập vào trang web chính 16Personalities để làm bài kiểm tra và hiểu rõ hơn về kết quả với nội dung bên dưới nhé.

 

16 loại tính cách trong MBTI là gì? Ưu điểm nhược điểm ra sao?

MBTI hoạt động thông qua việc sử dụng một trắc nghiệm có chuỗi các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các vấn đề cơ bản trong cuộc sống, mỗi câu hỏi đi kèm với các đáp án sẵn có để bạn lựa chọn. Kết quả của bài trắc nghiệm này sẽ đánh giá và phân loại bạn vào một trong 16 nhóm tính cách khác nhau.

 

Phân loại trong MBTI dựa trên 4 cặp thuộc tính đối lập, mỗi cặp biểu diễn một lưỡng phân giữa 8 yếu tố chức năng và nhận thức sau:

 

  • Hướng nội (Introversion) - Hướng ngoại (Extraversion): Sự chú ý và năng lượng của bạn có hướng vào bên trong (nội tâm) hoặc bên ngoài (ngoại tâm).

  • Giác quan (Sensing) - Trực giác (iNtuition): Cách bạn thu thập thông tin và xử lý thế giới xung quanh dựa vào các thông tin cụ thể và chi tiết (giác quan) hoặc trực tiếp vào ý tưởng và khái niệm (trực giác).

  • Lý trí (Thinking) - Cảm xúc (Feeling): Cách bạn ra quyết định và đánh giá thông tin dựa trên lý trí logic và phân tích (lý trí) hoặc dựa trên cảm xúc và giá trị cá nhân (cảm xúc).

  • Nguyên tắc (Judgement) - Linh hoạt (Perceiving): Cách bạn sắp xếp cuộc sống và định hướng công việc, liệu bạn có thích sự cố định và tổ chức (nguyên tắc) hay linh hoạt và mở nhận thức (linh hoạt).

 

Kết hợp các cặp thuộc tính này tạo ra 16 nhóm tính cách khác nhau, mỗi nhóm có những đặc điểm riêng biệt về ưu và nhược điểm, từ đó giúp bạn lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp và nâng cao hiệu suất làm việc.

 

1. ENFJ là gì? Nhóm ENFJ nên làm nghề gì?

ENFJ là nhóm hướng ngoại, trực giác, cảm xúc và phán đoán, có khoảng 2% dân số mang loại tính cách này. ENFJ là những người có khả năng lãnh đạo tự nhiên và truyền cảm hứng cho người khác. Nhóm này cũng rất đồng cảm và quan tâm đến mọi người xung quanh.Trong các lĩnh vực giáo dục, tư vấn và quản lý dự án có thể phù hợp với tính cách ENFJ.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ENFJ là cách ngành liên quan đến con người như giáo dục, tư vấn, y tế, xã hội, nghệ thuật.

 

2. ENFP là gì? Nhóm ENFP nên làm nghề gì?

ENFP là nhóm sáng tạo, lấy con người làm trọng tâm. ENFP tìm nguồn năng lượng từ ý tưởng, con người và những hoạt động mới, khoảng 7% dân số mang loại tính cách này. Các kiểu tính cách ENFP được biết đến là năng động, linh hoạt và khả năng đổi mới trong hành vi. Tính cách ENFP thường thích hợp với nhiều lĩnh vực đa dạng như nghệ thuật, sáng tạo và truyền thông xã hội do sự năng động và đam mê của họ.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ENFP: Nhà báo, Nhà văn, Nhà sản xuất, Quản lý nhân sự, Tư vấn, Báo chí, Truyền thông, Nghệ thuật biểu diễn, Giáo dục.

 

3. ENTJ là gì? Nhóm ENTJ nên làm nghề gì?

Tính cách ENTJ có sức hấp dẫn mạnh mẽ, sự sắc sảo và tư duy lý trí đáng ngưỡng mộ. Họ xuất sắc trong việc dẫn dắt, truyền cảm hứng cho người khác, có khoảng 3% dân số mang tính cách ENTJ. Một trong những phẩm chất quan trọng của họ là khả năng thuyết phục. 

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ENTJ là: Luật sư, làm việc trong ngành Công nghệ thông tin và Quản lý rủi ro.

 

4. ENTP là gì? Nhóm ENTP nên làm nghề gì?

Tính cách ENTP được miêu tả là có sự thông minh, khả năng giao tiếp rộng, tính sáng tạo, tinh thần linh hoạt và tinh thần tháo vát. ENTP luôn xuất sắc trong việc tạo ra các giải pháp mới và độc đáo cho những vấn đề khó khăn mà thường không cần phải tuân theo kế hoạch cố định. 

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ENTP là: Làm trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và giáo dục.

 

5. ESFJ là gì? Nhóm ESFT nên làm nghề gì? 
 

ESFJ thường có những đặc điểm tích cực như trung thành, chăm chỉ, tận tâm và tử tế. Họ thường thích làm việc trong môi trường hợp tác và có khả năng tương tác xã hội tốt. ESFJ thường có khả năng tận hưởng việc chăm sóc và giúp đỡ người khác, thường được xem là những người bạn đáng tin cậy và hỗ trợ trong các mối quan hệ. Nhóm tính cách này chiếm 12% dân số, cho thấy đây là một nhóm tương đối phổ biến.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ESFJ là: Làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe, giáo dục, quan hệ công chúng và tư vấn/ cố vấn.

 

6. ESFP  là gì? Nhóm ESFP nên làm nghề gì?
 

Những người ESFP mang tinh thần thực tế, mặc dù họ không thích sự rập khuôn và sự lặp đi lặp lại. ESFP tin tưởng vào khả năng ứng biến của mình trong mọi tình huống, nhóm tính cách này chiếm 7.5% dân số. Họ nhận thấy rằng cách học hỏi tốt nhất là học từ kinh nghiệm thực tế hơn là học trong sách vở, họ cảm thấy khó chịu với lý thuyết.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ESFP là: Tiếp viên hàng không, Giáo viên, Hướng dẫn viên du lịch, Chuyên gia hướng nghiệp, Lĩnh vực giải trí, Tổ chức sự kiện.

 

7. ESTJ là gì? Nhóm ESTJ nên làm nghề gì?

ESTJ dựa vào thông tin khách quan và logic để đưa ra quyết định hơn là cảm xúc cá nhân. Họ sở hữu khả năng đưa ra quyết định một cách minh bạch và công bằng, thường tiếp cận với góc độ thực tế và ưa thích làm việc với những thông tin cụ thể hơn là những ý tưởng trừu tượng hoặc lý thuyết. Nhóm tính cách này chiếm 11,5% dân số, cho thấy đây là một nhóm tương đối phổ biến.

 

Tuy nhiên, họ có thể có xu hướng phán đoán vội vàng trước khi xem xét toàn bộ thông tin về một tình huống. Đặc điểm này có thể khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhưng đôi khi cũng có thể trở nên quyết đoán và khắc nghiệt.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ESTJ là: Huấn luyện viên, Nhân viên Sale, Đầu bếp, Quản lý khách sạn, Nhân viên tài chính.

 

8. ESTP là gì? Nhóm ESTP nên làm nghề gì?

Chỉ với 4% dân số sở hữu tính cách ESTP, họ mang đến cho thế giới sự năng động, nhiệt tình và những quan điểm độc đáo. Các cá nhân thuộc kiểu tính cách ESTP thường thể hiện hướng đến tập thể, thích sự ngẫu hứng và thẳng thắn trong giao tiếp. Mặc dù đôi khi họ có thể bị xem là cục cằn hoặc liều lĩnh, nhưng những người ESTP thực sự đam mê hành động và luôn đi thẳng vào trọng tâm vấn đề.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ENTP là: chăm sóc khách hàng, kinh doanh, luật và nghệ thuật.

 

9. INFJ  là gì? Nhóm INFJ nên làm nghề gì?

Có rất ít người mang tính cách này, chỉ chiếm khoảng 1% dân số và họ mang trong mình khá nhiều đặc điểm thú vị. INFJ thường thể hiện sự đam mê giúp đỡ người khác và là những người lắng nghe tốt. Họ có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tôn trọng ý kiến của người khác. Hướng nội và sáng tạo giúp họ tập trung vào ý nghĩa sâu sắc và khám phá những khía cạnh ẩn sau sự kiện.

 

Cảm xúc và quyết đoán giúp họ đưa ra quyết định dựa trên giá trị cá nhân và làm việc theo kế hoạch. Trong mối quan hệ xã hội, họ thường cẩn trọng và chỉ chia sẻ tâm tư với những người tin tưởng. 

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm INFJ là: cố vấn, nhà trị liệu tâm lý, giáo viên, người hướng dẫn yoga và lãnh đạo tinh thần.

 

10. INFP là gì? Nhóm INFP nên làm nghề gì?
 

Nhóm tính cách INFP chiếm 8% dân số, được cho là những người nhạy cảm, tư duy sáng tạo và tận hưởng sự tự do cá nhân. Họ thường có giá trị đạo đức cao, quan tâm đến người khác và có ý thức xã hội. INFP thường đặt mục tiêu cao về việc tạo dựng ý nghĩa trong cuộc sống và thường có sự tận tụy trong việc theo đuổi giấc mơ và giá trị cá nhân của mình. 

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm INFP là: thiết kế đồ họa, viết lách, nhiếp ảnh, âm nhạc, diễn xuất và quản lý mạng xã hội.

 

11. INTJ là gì? Nhóm INTJ nên làm nghề gì?

Tính cách của người mang tính INTJ cũng có sự kết hợp độc đáo giữa tính quyết đoán và khả năng trí tưởng tượng sống động theo một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ INTJ có thể lên đến 4%. Điều này có nghĩa rằng trong thực tế, họ có thể xây dựng một kế hoạch xuất sắc và thực hiện nó một cách hiệu quả. Hãy tưởng tượng một bàn cờ quy mô lớn, với các quân cờ liên tục di chuyển, tạo ra các chiến thuật mới, tất cả được hướng dẫn bởi một bàn tay vô hình đó chính là cách trí tưởng tượng của người INTJ hoạt động.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm INTJ là: kỹ thuật, nghiên cứu, khoa học và công nghệ.

 

12. INTP là gì? Nhóm INTP nên làm nghề gì?

Chỉ với 3% dân số sở hữu tính cách INTP, họ là một kiểu nhân cách phức tạp, có những đặc điểm độc đáo và thu hút đối với người khác. Hướng nội của họ khiến họ thích dành thời gian một mình để suy ngẫm và tập trung vào ý tưởng sâu sắc. Họ là những người trực giác, luôn tìm kiếm sự kết nối giữa các thông tin và nhìn xa trông rộng.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm INTP là: Kỹ sư y sinh, Kỹ sư Hoá học, Lập trình máy tính, Chuyên gia phân tích tài chính, Thiết kế đồ họa, Kỹ sư cơ khí, Nhà tâm lý học.

 

13. ISFJ là gì? Nhóm INFJ nên làm nghề gì?

Tính cách ISFJ là một tính cách vô cùng ấm áp và chu đáo. Những người có tính cách ISFJ có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, cho người khác và cho xã hội. Tuy nhiên, họ cũng cần nhận thức được những nhược điểm của bản thân để có thể phát huy tối đa tiềm năng và hạn chế những rủi ro. Với tỷ lệ 12.5% dân số, đây là một trong những nhóm tính cách phổ biến nhất trên thế giới.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ISFJ là: Y tá, Bác sĩ, Giáo viên mầm non, Nhân viên chăm sóc khách hàng, Nhân viên hành chính, Thư ký.

 

14. ISFP là gì? Nhóm INFP nên làm nghề gì?
 

Nhóm tính cách ISFP chiếm 8% dân số, họ là những người có tính thẩm mỹ tinh tế, luôn tìm kiếm vẻ đẹp và xuất sắc trong việc thể hiện sự sáng tạo và tài năng nghệ thuật bẩm sinh của họ. Dù mang tính chất trầm lặng, khiêm tốn và dễ gần, ISFP vẫn đóng góp một giá trị riêng biệt. Họ không ưa sự chú ý dồn vào mình và thường ưa thích vị trí phụ, chia sẻ những trải nghiệm của cuộc sống.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm INFP là: Nhạc sĩ, Nghệ sĩ, Nhà điêu khắc, Nhà thiết kế nội,thất, Nhà văn, Nhà soạn nhạc, Nhiếp ảnh gia, Nhà thiết kế thời trang.

 

15. ISTJ là gì? Nhóm ISTJ nên làm nghề gì?

ISTJ là tính cách đại diện cho sự trung thực, đây là tính cách khá phổ biến chiếm 13% dân số trên thế giới thuộc tính cách này. ISTJ là một loại tính cách hướng nội và tổ chức. Những người mang tính cách này thường tập trung vào công việc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Họ ấm áp và tận tâm đối với gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, ISTJ gặp khó thích nghi với thay đổi và mở lòng với ý kiến mới. Nhờ những đặc điểm này, đã hình thành nên một tính cách ISTJ đầy thú vị.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ISTJ là: Kế toán, Kiểm toán, Luật sư, Cảnh sát, Quân đội, Quản lý, Giáo viên.

 

16. ISTP là gì? Nhóm ISTP nên làm nghề gì?
 

Công bằng và bình đẳng là hai quan điểm quan trọng đối với tính cách ISTP. Có khoảng 5% dân số thế giới mang tính cách này. Họ linh hoạt trong việc thay đổi và hay có xu hướng phá vỡ các nguyên tắc hiện có để thể hiện quan điểm cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không chấp nhận môi trường nơi nguyên tắc của họ bị coi thường.

 

Nghề nghiệp phù hợp với nhóm ISTP là: Thợ mộc, Kiểm soát viên, Cơ khí, Nhà thiết kế thương mại, Kiến trúc sư cảnh quan, Thanh tra xây dựng, Kiểm lâm.

 

Những điểm đặc biệt của MBTI bạn cần biết

 

Kết quả MBTI có thay đổi không?

Tính cách (hay kết quả MBTI) của bạn có thể thay đổi theo thời gian dựa trên các yếu tố: hoàn cảnh, tâm trạng, nhận thức về bản thân và thế giới quan tại mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Tuy nhiên, theo thống kê của The Myers-Briggs Company vào năm 2009, có tới 72% số người kiểm tra lại MBTI cho ra kết quả đồng nhất. Con số này cao hơn hẳn những bài trắc nghiệm tính cách khác như DISC hay NEO.

 

MBTI có thể dự đoán tương lai không?

MBTI không có khả năng tiên đoán về tương lai của mỗi người, nó chỉ gợi ý về khuynh hướng con người mà bạn có thể trở thành. Rõ ràng rằng, tính cách chỉ là một trong vô số các yếu tố quyết định cuộc đời bạn, và việc lấy nó làm tiêu chí duy nhất để dự đoán tương lai sẽ không bao giờ là sự lựa chọn khôn ngoan. Thay vào đó, hãy sử dụng MBTI như một công cụ giúp bạn gia tăng sự tự nhận thức, khai thác tối đa điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và đưa ra các quyết định đúng đắn trong tương lai.

 

Có phải thuộc nhóm MBTI càng hiếm thì tốt hơn?

Câu trả lời là không. MBTI không nhằm mục đích xếp loại hay phân biệt người dùng, mà chỉ là một công cụ để khám phá và phát triển tiềm năng của bản thân. MBTI cũng không cho rằng một kiểu nhân cách nào là tốt hay xấu hơn kiểu nhân cách khác, mà chỉ là khác biệt về cách suy nghĩ và hành động.

 

>> 10 bài trắc nghiệm tính cách giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

Freelancer: Là gì? Làm gì? Các trang web uy tín cho freelancer?

Với sự phát triển của công nghệ, hình thức làm việc tự do (freelance) cho phép bạn có nguồn thu nhập mỗi tháng mà vẫn chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc. Với các bạn du học sinh, freelance là hình thức làm việc lí tưởng bởi bạn có thể sắp xếp thời gian trong ngày để vừa học và vừa làm. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về freelancer, các công việc freelance phổ biến và một số trang web tìm kiếm công việc freelance uy tín!   Freelancer

271.6K
article Img

Dự đoán 12 nhóm ngành nghề siêu hot vào năm 2030

Việc nhận biết nghề nghiệp có tiềm năng trong thế giới phát triển nhanh chóng hiện nay không hề dễ dàng. Thực tế, chỉ đoán mò thôi là chưa đủ, quyết định đúng đắn về ngành nghề cần dựa trên sở thích, thế mạnh của bạn và sự quan sát, nghiên cứu thị trường việc làm. Bài viết của Hotcourses Vietnam sẽ điểm tên 12 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng nhất trong tương lai, dựa trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người trong xã hội ngày

206.8K
article Img

12 cách giúp bạn viết email chuyên nghiệp hơn

Email sẽ là bạn đồng hành của bạn trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm và đặc biệt là phát triển sự nghiệp. “Giắt túi” những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn viết email thuần thục và chuyên nghiệp.   >>  10 lỗi thường gặp trong resume các nhà tuyển dụng ghét nhất   1. Đặt tiêu đề rõ ràng, dễ hiểu Tiêu đề có nhiệm vụ tóm tắt nội dung chính của email nên có vai trò quyết định việc mọi người có mở ra đọc ngay hay

116.2K
article Img

Planner là gì? Học gì để trở thành Planner thực thụ trong ngành Marketing

Planner là vị trí khá đa dạng, có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, Planner được miêu tả tập trung trong ngành Marketing. Được ví như “hoa tiêu” cho những chiến dịch quảng cáo, planner đặc biệt cần có những yếu tố và khả năng phù hợp. Vậy Planner là gì? Học gì để trở thành Planner trong lĩnh vực truyền thông? Cùng Hotcourses Vietnam giải đáp các thắc mắc về công việc này qua bài viết sau đây nhé.

20K