Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

Ngành Sales là gì? Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

2.3K
ngành sale

Ngày nay, ngành Sales không chỉ là một lĩnh vực nghề nghiệp quan trọng mà còn đang trở thành một trong những ngành hot nhất, với nhiều cơ hội thăng tiến. Khám phá thế giới Sales không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ năng giao tiếp xuất sắc, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đại diện. Bài viết của Hotcourses Vietnam sẽ bạn tìm hiểu về những gì cần học cũng như các cơ hội nghề nghiệp thú vị mà ngành Sales mang lại.

 

Sales là gì?

Sales, hay còn được gọi là bán hàng, là quá trình và nghệ thuật của việc thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm và dịch vụ. Đây là một phần quan trọng của mô hình kinh doanh, nơi mà việc tạo ra doanh số bán hàng đóng vai trò quyết định trong sự thành công của một doanh nghiệp. Sales có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ bán lẻ, bất động sản, tài chính, công nghệ thông tin đến y tế và nhiều ngành khác. 

 

Sales không chỉ đơn thuần là việc bán hàng, mà còn xây dựng mối quan hệ, giải đáp các thắc mắc, cung cấp giải pháp tối ưu, và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Để thành công trong lĩnh vực này, người làm Sales cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ và biết cách xây dựng niềm tin và tạo giá trị cho khách hàng.

 

Những tố chất nào báo hiệu bạn hợp với nghề sales?

Tính kiên nhẫn 

Sales không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi, bạn có thể phải tiếp tục thuyết phục một khách hàng suốt nhiều lần trước khi họ đồng ý mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự kiên nhẫn là yếu tố quan trọng để không bao giờ từ bỏ.

 

Lạc quan 

Ngành Sales đầy áp lực và bạn có thể thất bại vài lần. Tự lấy lại động lực và tinh thần lạc quan sau mỗi thất bại sẽ giúp bạn tiến bộ và sống với nghề lâu dài.

 

Khả năng quản lý thời gian

Người làm Sales thường phải xử lý nhiều khách hàng và nhiều công việc cùng một lúc. Khả năng quản lý thời gian là điều quan trọng để đảm bảo bạn không bị quá tải và có thể đáp ứng yêu cầu công việc

 

Giao tiếp tốt 

Nhân viên sales cần truyền đạt thông tin một cách rõ ràng cả trong lời nói và viết, đảm bảo truyền tải thông tin một cách trơn tru và mạch lạc với khách hàng. Ngoài ra, chất lượng thông tin bạn cung cấp, sự chân thật về sản phẩm sẽ là yếu tố thực sự quan trọng giữ được niềm tin từ khách hàng.

 

Quan tâm đến người khác

Người sales giỏi luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của quá trình bán hàng. Họ không chỉ nhìn vào lợi ích cá nhân, mà biết cách tìm hiểu và quan tâm đến mối bận tâm, sở thích và nhu cầu của khách. Điều này đòi hỏi họ phải lắng nghe kỹ lưỡng khi giao tiếp. Sự quan tâm này không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về khách hàng để đưa ra lời tư vấn phù hợp mà còn giúp tạo ra mối liên kết và sự tin tưởng, điều quan trọng trong quá trình bán hàng.

 

Tinh tế

Một người sales giỏi biết cách bán hàng mà không gây cảm giác bắt ép hoặc phiền phức đối với khách hàng. Tinh tế trong cách tiếp cận và giao tiếp là bí quyết. Thay vì áp đặt sản phẩm hay dịch vụ lên người mua, người sales tạo ra một trải nghiệm thoải mái và tự nhiên. Họ sử dụng ngôn ngữ và cách giao tiếp phù hợp với đối tượng và tạo cảm giác như họ đang cung cấp một giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của khách, bán hàng mà như không bán hàng

 

Nhớ rằng, không phải tất cả những tố chất này phải có từ đầu, bạn có thể phát triển và cải thiện theo thời gian. Điều quan trọng là bạn có đam mê và quyết tâm để trở thành một nhân viên Sales xuất sắc.

 

hotcourses.vn

 

Học gì để tham gia vào ngành Sales?

Sales là một lĩnh vực nơi kỹ năng và kinh nghiệm thường được đánh giá cao hơn là bằng cấp học vấn. Tuy nhiên, dưới đây là một số ngành học phổ biến bạn có thể lựa chọn khi muốn theo đuổi sự nghiệp Sales:

 

Kinh tế

  • Nguyên tắc kinh tế: Học về các nguyên tắc cơ bản của kinh tế, bao gồm cung cầu, giá cả, và hệ thống tài chính.

  • Phân tích dữ liệu: Hiểu cách sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để hiểu hành vi của khách hàng và thị trường.

  • Lý thuyết tài chính: Nắm rõ về các khái niệm tài chính quan trọng như lợi nhuận, cân đối kế toán, và tài chính doanh nghiệp.

 

Quản trị kinh doanh

  • Quản lý dự án: Học cách quản lý thời gian, nguồn lực, và nhóm làm việc để đảm bảo tiến trình bán hàng suôn sẻ.

  • Quản lý tổ chức: Hiểu về cách tổ chức doanh nghiệp, quản lý nhân sự, và phát triển chiến lược kinh doanh.

  • Kế hoạch kinh doanh: Học cách phát triển và triển khai kế hoạch kinh doanh chi tiết để đạt được mục tiêu bán hàng.

 

Marketing

Marketing Mix (4P): Hiểu rõ về sản phẩm, giá, chỗ (điểm bán hàng), và quảng cáo (quảng bá) để có thể tối ưu hóa chiến lược bán hàng.

  • Nghiên cứu thị trường: Học cách thực hiện nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

  • Tiếp thị số: Hiểu về tiếp thị trực tuyến, quảng cáo trên mạng xã hội, và SEO để tận dụng các kênh tiếp thị số trong bán hàng.

 

Nhớ rằng, các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có các yêu cầu riêng biệt. Đối với mỗi ngành, bạn cần thăm dò và nghiên cứu thêm để tìm hiểu về kiến thức và kỹ năng cụ thể nào sẽ giúp bạn tỏa sáng trong vai trò Sales nhé.

>> Bảng IPA là gì? Cách phát âm tiếng Anh IPA chuẩn như người bản xứ

 

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Sales 

Mức lương cơ bản của một nhân viên sales ở Việt Nam dao động từ 3.000.000 đến 6.000.000 VND, nhưng thu nhập chủ yếu của sales đến từ hoa hồng tính trên mỗi sản phẩm hay hợp đồng từ 5-40% tùy theo ngành nghề và chính sách của công ty. Mức lương của sales thường thay đổi nhiều phụ thuộc vào doanh thu bán hàng. Ngoài ra, thu nhập sẽ càng tăng lên nếu bạn lên được các vị trí cấp cao. Dưới đây là một số vị trí phổ biến trong ngành Sales:

 

Sales development representatives (SDR)

Hay còn gọi là Đại diện Phát triển Bán hàng, chịu trách nhiệm cho bước đầu tiên trong quy trình bán hàng. SDR còn nghiên cứu, tiếp cận cộng đồng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và đủ điều kiện.

 

SDR thường phải:

  • Xác định và tiếp cận những khách hàng tiềm năng phù hợp.

  • Trả lời các yêu cầu cung cấp thêm thông tin.

  • Theo dõi hành trình ra quyết định mua hàng.

 

Vị trí này là một khởi đầu hoàn hảo để bắt đầu sự nghiệp trong ngành Sales và học hỏi các kỹ năng cơ bản.

 

Sales Manager

Sales manager thường quản lý một đội nhóm các nhân viên bán hàng cụ thể hoặc toàn bộ bộ phận bán hàng trong các công ty.

 

Các nhiệm vụ của Sales manager bao gồm:

  • Chốt các hợp đồng giao dịch từ những khách hàng tiềm năng được giới thiệu.

  • Tuyển dụng và đào tạo các thành viên mới.

  • Phát triển kế hoạch bán hàng cho nhóm và đảm bảo đạt được mục tiêu doanh số.

  • Tạo điều kiện giao tiếp giữa nhóm và cấp trên.

 

Account Executive

Account executive là người liên hệ chính giữa nhà cung cấp và khách hàng. 

 

Nhiệm vụ của Account executive thường bao gồm:

  • Đánh giá nhu cầu của khách hàng và cung cấp giải pháp phù hợp.

  • Thực hiện các bài thuyết trình về sản phẩm tới khách hàng.

  • Xác định và giải quyết các nhu cầu phát sinh của khách hàng trong quá trình mua hàng và sử dụng.

 

Account Manager

Account manager cũng xây dựng và duy trì mối quan hệ bền chặt với các khách hàng, thường là các danh mục khách hàng lớn và cố định của công ty.

 

Nhiệm vụ của Account manager bao gồm:

  • Làm việc thường xuyên với từng khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của họ.

  • Xây dựng các chiến lược hợp tác dài hạn với khách hàng.

 

Sales Engineer

Sales engineer (Kỹ sư bán hàng) kết hợp chuyên môn kỹ thuật với kỹ năng bán hàng. Họ thường bán các sản phẩm đặc biệt, liên quan đến sản xuất hoặc công nghệ phức tạp.

 

Nhiệm vụ của Sales engineer bao gồm:

  • Hiểu rõ chi tiết về cách sản phẩm, công nghệ hoạt động.

  • Giải thích và thuyết phục khách hàng về giá trị của sản phẩm dựa trên kiến thức kỹ thuật.

  • Thực hiện các giao dịch phức tạp đòi hỏi hiểu biết kỹ thuật sâu.

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

30K
article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

24.7K
article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào!     > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

9.7K
article Img

Truyền thông và Marketing khác gì nhau?

Marketing thường được dịch là “Tiếp thị” còn Communications là “Truyền thông” nhưng thực tế thì hai khái niệm này vẫn còn nhiều nhập nhằng mà không phải ai cũng phân biệt được. Truyền thông và Marketing khác gì nhau? Hotcourses Vietnam sẽ giải thích cặn kẽ trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo trước khi chính thức lựa chọn ngành học tương lai cho mình.   > Ngành Marketing: Học gì, học ở đâu và triển vọng nghề nghiệp

7K