Thông tin du học Anh
Anh Quốc: LÊN KẾ HOẠCH DU HỌC

Làm thế nào để giỏi ngoại ngữ khi... đi du học

11.7K
bí quyết học tiếng Anh ở nước ngoài

Không phải du học sinh nào cũng có vốn liếng ngoại ngữ “dư dả” đtận hưởng trọn vẹn trải nghiệm học tập và sinh sống ở nước ngoài, bởi học ngoại ngữ chưa bao giờ là đích đến mà là cả hành trình trọn đời. Bằng kinh nghiệm từ chính những người trong cuộc, Hotcourses Vietnam sẽ giúp bạn đón đầu bằng 8 bí quyết luyện ngoại ngữ hiệu quả ngay trong những năm tháng du học.

 

>> Bí quyết học ngoại ngữ khi đi du học 

 

1. Tích cực bày tỏ quan điểm vào giờ lên lớp

 

Xông pha thuyết trình, thảo luận trong giờ học là cách tốt nhất để bạn ghi điểm trong mắt bạn bè, thầy cô ở lớp cũng như mở rộng các mối quan hệ ngay từ những ngày đầu.

 

Quan trọng hơn cả là bên cạnh việc thực hành tiếng Anh, bạn còn được rèn luyện các kỹ năng học thuật như tư duy phản biện, diễn đạt nói hay đơn giản như kỹ năng thuyết phục khi người đối diện có quan điểm trái chiều.

 

2. Hăng hái nhập hội

 

Các trường đại học nước ngoài sở hữu hàng trăm câu lạc bộ lớn nhỏ (CLB báo chí, CLB thiên văn học, CLB phim ảnh, CLB hội họa...) Vào đầu năm học, hòm thử điện tử của bạn sẽ đầy ắp thông tin “chiêu mộ” thành viên mới. Việc của bạn bây giờ là tìm hiểu giờ giấc và nội dung hoạt động của từng CLB để chọn cho mình một hội ưng ý nhất. Hoặc nếu có ao ước thành lập CLB do chính mình sáng lập, bạn cũng có thể đến thẳng Văn phòng Hội sinh viên để tìm hiểu về quy trình lập hội.

 

Kinh nghiệm là bạn nên tham gia vào những CLB cho phép đi nhiều để vừa học hỏi, mở mang tầm mắt và có thể tạo dựng được các mối quan hệ hữu ích. Làm Đại sứ trường học có lẽ là công việc lí tưởng cho những yêu cầu kể trên. Chưa kể, nhiều trường còn “tặng kèm” 1,2 tín chỉ và đôi khi là cả tiền công tác phí để khuyến khích tham gia.

  

3. Làm thêm cho người nước ngoài

 

Rất nhiều du học sinh Anh, Mỹ thường chọn làm nails có chủ là người Việt - có thể vì đồng lương cao hơn, hoặc vì công việc này cũng dễ xin hơn nếu có yếu tố người quen giới thiệu. Tuy nhiên, về lâu về dài, đây là một công việc làm thêm không mang lại cho bạn nhiều lợi ích.

 

Nếu có cơ hội lựa chọn, hãy cố gắng đi làm cho người nước ngoài để được làm việc trong môi trường ngoại ngữ. Sự thực là ngoài kết bạn với bạn bè nước ngoài, đi làm bồi bàn cho người bản xứ là cách trau dồi ngôn ngữ nhanh nhất. Bạn có thể xin làm phục vụ trong quán café, quán Bar, quán ăn chẳng hạn… Các nhân vật của Hotcourses Vietnam đã có những công việc thú vị ở Anh như đi làm từ thiện ở cửa hàng đồ cũ Chest heart and stroke và cả “thủ thư” tại một nhà sách phi lợi nhuận Book Cycle.

 

4. Cố gắng kết bạn với bạn bè quốc tế

 

Ngoài bạn bè ở lớp, bạn cũng nên đầu tư vào các mối quan hệ với bạn bè quốc tế (bạn cùng lớp, cùng trường hoặc sinh viên trao đổi từ các nước). Nếu không phải là người ham tiệc tùng, bạn cũng hoàn toàn có thể chọn lựa những hoạt động như đi uống café, đi xem bóng đá vào cuối tuần, đi thăm một thành phố lân cận hay đơn giản là mời họ về nhà thưởng thức một bữa ăn kiểu Việt.

 

Cùng với cơ hội “va chạm” với nhiều chất giọng đa dạng khi nói tiếng Anh, những người bạn này sẽ mở ra cho bạn cánh cửa để đến với văn hóa nước họ. Và biết đâu đấy, chính họ sẽ là người mở rộng cánh cửa đón chào bạn đến thăm quê hương xứ sở họ về sau.

 

>> Luyện tiếng Anh với BBC Learning English

 

>> Bí quyết luyện tiếng Anh cấp tốc chuẩn bị đi du học 

 

5. “Chìm đắm” vào tiếng Anh, theo đúng nghĩa đen!

 

Hãy đọc bất cứ khi nào bạn có thể! Không chỉ đọc sách tham khảo phục vụ việc học, bạn có thể đọc từ các thông tin thế giới trên các trang thông tấn uy tín cho đến đọc sách, tiểu thuyết nguyên bản tiếng Anh, đọc sách điện tử như Kindle, Scribd… vốn được trang bị thêm tính năng giải thích từ cho người đọc vô cùng tiện lợi.

 

Một thay đổi nhỏ làm nên khác biệt lớn là cài đặt ngôn ngữ ở máy tính, điện thoại và cả hòm thư điện tử của bạn sang ngôn ngữ Anh. Đó là những vật dụng bạn thường xuyên tiếp xúc trong thời gian du học, đôi lúc bạn sẽ khám phá ra những từ mới trong các lĩnh vực quen thuộc đấy.

 

Để lưu nhớ từ vựng, bạn có thể dùng chiếc smartphone và đánh dấu trang Google Translate. Nhưng để nhớ lâu hơn, hãy dùng đến một cuốn sổ bỏ túi - nơi ghi lại những từ mới thú vị mà bạn có thể lật giở ra xem lại bất cứ lúc nào có thời gian rỗi - trong lúc chờ đợi hay đi dạo chẳng hạn.

 

Bên cạnh đó, luyện tập suy nghĩ bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn phản xạ nhanh hơn trong giao tiếp. Không cần phải phải suy nghĩ cao siêu, bạn chỉ cần tập diễn đạt cảm xúc hay tường thuật lại một sự việc nào đó diễn ra trong ngày bằng tiếng Anh, vận dụng tất cả từ vựng tưởng tượng trong tình huống đó bạn sẽ nói gì bằng tiếng Anh.

 

6. Xem gameshow, theo dõi sê-ri phim

 

Phim ảnh và các gameshow truyền hình là nguồn tài nguyên bất tận cho bạn luyện kỹ năng nghe-hiểu tiếng Anh. Khi xem một chương trình nào đó, bạn có thể chọn chế độ không phụ đề để tăng cường khả năng nghe và đoán nghĩa của từ. Sê-ri Friends nổi tiếng từng là bộ phim truyền cảm hứng học tiếng Anh của thế hệ trẻ ngày trước.

 

Qua phim ảnh, bạn còn biết thêm nhiều từ lóng và sự khác biệt thú vị giữa tiếng Anh – Anh và tiếng Anh – Mỹ, hay đặc trưng giọng nói tiếng Anh của người Châu Âu, Châu Á hay Châu Mỹ Latinh khác nhau như thế nào.

 

>> Những website hữu ích để luyện kĩ năng nghe (Listening)

 

Nếu không có nhiều thời gian, bạn cũng có thể chọn các gameshow có chủ đề liên quan đến lĩnh vực mà bạn quan tâm: Shark Tank với các bạn mê kinh doanh/khởi nghiệp, Masterchef cho các tín đồ ẩm thực, bếp núc… cùng hằng hà sa số các lựa chọn sẵn có trên Netflix!

 

7. Bắt chước người bản xứ

 

Một mẹo nhỏ học tiếng Anh có thể trở thành thói quen trong giao tiếp của bạn là lập lại câu nói của người nước ngoài trong cuộc hội thoại. Bạn có thể thấy kì lạ nhưng phương pháp này thực sự có hiệu quả, bạn chỉ cần lập lại khúc cuối của câu như một lời cảm thán hay như một cách thể hiện bạn đang chú ý, đồng thời bạn sẽ tập được cách người bản xứ dùng ngữ điệu trong câu. Đồng thời, não sẽ phân tích logic của câu, từ mới và ngữ cảnh, từ đó là bạn sẽ nhớ lâu hơn và áp dụng trong những cuộc hội thoại khác. Thời gian sau bạn sẽ thấy cách giao tiếp của bạn tự nhiên và trôi chảy hơn.

 

8. Học, học nữa, học mãi

 

Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều có các khóa bổ túc tiếng Anh. Các lớp này được gọi là EFL (English as a Foreign Language - Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2) dành cho sinh viên quốc tế. Bạn cũng có thể tìm đến các câu lạc bộ ngoại ngữ để tiếp cận với tiếng Anh bằng nhiều hình thức sinh động hơn (tham quan, tham gia các cuộc thi ngoại khóa) và trong trường hợp bạn cần rèn luyện thêm kỹ năng viết, đừng ngại liên hệ với Bộ phận Sinh viên quốc tế của trường để được hướng dẫn thêm.

 

>> Thạc sĩ TESOL: Làm sao để chọn chương trình phù hợp?

 

Trở về sau thời gian du học, nhiều du học sinh đã bất ngờ khi năng lực Anh ngữ được nâng cao đáng kể trong cả ngữ pháp và giao tiếp, với độ chính xác và ngữ điệu cũng tự nhiên hơn. Sau ba năm học, đã có những du học sinh từ trình độ tiếng Anh IELTS 6.5 đã tăng lên 8.0, với các kỹ năng nghe và nói được tăng cường đáng kể. 

 

Lời khuyên cuối cùng đó là hãy dám đối diện với những sai sót, vượt ra khỏi vùng an toàn ví dụ như bước đến và bắt chuyện với người khác trong một buổi prom,… để trở nên dạn dĩ và tự tin hơn theo thời gian. Việc cảm thấy tự tin đặc biệt còn giúp bạn thêm phần sáng tạo trong thực hành ngoại ngữ. Ham học hỏi và kiên trì hoàn thiện bản thân chính là chìa khóa thành công trên hành trình học tiếng.

 

 

Những phương pháp này áp dụng không những cho tiếng Anh mà còn cả những ngôn ngữ tự chọn khác ở điểm đến du học của bạn, ví dụ bạn có thể học thêm tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển,... Để thông thạo một ngôn ngữ rất cần áp dụng thực hành nhiều và biến nó thành một thói quen mỗi ngày của bản thân.

 

Study in the UK

Free

Ebook 'Hướng dẫn du học Anh'

Bạn thấy bài viết vô cùng hữu ích? Bạn có thể tìm thấy các bài viết tương tự đã được HCVN dày công biên soạn trong cuốn eBook Du học Anh trên nhé.

XEM NGAY

Không thể bỏ lỡ

article Img

Xếp loại bằng cấp tại Anh: Sự khác biệt giữa bằng danh dự (Honours) và bình thường (Ordinary)

Anh Quốc và Việt Nam không chỉ khác nhau ở hệ thống giáo dục mà còn ở việc phân chia thang điểm cho đến Xếp loại bằng cấp. Ở Anh, các bằng cử nhân được xếp hạng dựa trên kết quả học tập hoặc độ dài khoá học. Trong đó, bằng cấp được chia làm hai hạng là “Ordinary” (bình thường) hoặc “honours” (danh dự). Hotcourses Vietnam sẽ giúp bạn làm rõ ý nghĩa của các xếp loại bằng cấp tại Anh, sự khác biệt giữa Honours và Ordinary, cũng như các thuật ngữ liên quan như

210.3K
article Img

Toàn cảnh hệ thống giáo dục phổ thông và Đại học Anh Quốc

Anh Quốc luôn được biết đến là một trong những điểm đến du học lý tưởng cho sinh viên Việt Nam bởi hệ thống giáo dục tiên tiến. Hotcourses Vietnam sẽ đem đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan về nền giáo dục phổ thông và đại học tại Anh Quốc, đồng thời so sánh hệ thống Giáo dục Anh và Việt Nam.   > Du học Vương quốc Anh năm 2022 tốn bao nhiêu tiền? > 10 thành phố hấp dẫn của Anh (ngoài London) để du học Anh Quốc

35.5K
article Img

Chương trình GCSE và IGCSE: Mọi điều bạn cần biết

Với những bạn học sinh đang có ý định đi du học từ bậc THPT hoặc dự bị đại học, hiểu biết về các chương trình học thuật du học bậc phổ thông trung học như IGCSE (International General Certificate of Secondary Education) và GCSE (General Certificate of Secondary Education) là rất cần thiết. Cả hai chương trình này sẽ giúp bạn có được bước đệm kiến thức thật tốt để theo học tiếp hệ A level và dự bị đại học. Nếu bạn không biết liệu IGCSE hay GCSE mới  là lựa chọn

18.3K
article Img

Các kỳ nhập học ở Anh: Mọi điều bạn cần biết

>>  Tìm hiểu văn hóa nước Anh và cuộc sống ở Anh >>  Những điều cần làm trước khi nhập học   Chọn thời điểm nào trong năm để du học Anh cũng rất quan trọng vì mỗi kỳ nhập học sẽ có những đặc trưng riêng. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu những thông tin cơ bản về các kỳ nhập học ở Anh rồi hãy đưa ra quyết định bạn nhé.   Kỳ nhập học mùa thu ở Anh Thời điểm nhập học

4.5K