Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

8 ngành nghề ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19 bạn nên theo đuổi

15.1K
8 nganh hoc it bi anh huong boi dich covid 19

Trong tình cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của cuộc sống thì vẫn có một số lĩnh vực nhất định đang hoạt động trơn tru giữa những biến chuyển không ngừng của thời cuộc. Bạn có thể chọn ngành học tương lai dựa trên những ngành nghề đang cầm cự hiệu quả trong mùa dịch để sau này nếu lịch sử không may lặp lại thì bạn có thể an tâm rằng mình vẫn nằm trong nhóm nhân lực ít có khả năng bị sa thải nhất.

 

>> 10 ngành học 50 năm trước chưa từng tồn tại

 

Thương mại điện tử

Chính sách giãn cách xã hội được áp dụng trên toàn cầu đã góp phần khuyến khích người dân chuyển sang mua sắm trực tuyến nên các công ty thương mại điện tử vẫn ăn nên làm ra trong mùa dịch. Giữa tình hình hàng loạt các công ty sa thải nhân viên vì không còn đủ khả năng chi trả thì những ông lớn trong ngành thương mại điện tử vẫn đăng tin tuyển người để bổ sung vào lực lượng giao hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tại gia của người dân. Vì thương mại điện tử có thể sống sót nên các lĩnh vực liên quan như sản xuất hàng tiêu dùng, vận chuyển hàng hóa hay quản trị hệ thống website cũng được hưởng lợi.

 

Những ngành học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử bạn có thể tham khảo bao gồm công nghệ thông tin, marketing hay truyền thông quảng cáo. Nếu bạn chọn con đường du học thì có thể cân nhắc chọn đúng ngành là thương mại điện tử (e-commerce).

 

>> Phân biệt marketing, PR và quảng cáo

 

 

Điện lực, cấp thoát nước và xăng dầu

Người dân được yêu cầu tự cách ly tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng nên việc tiêu thụ điện từ đó cũng tăng cao. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu của cuộc sống con người nên dù hóa đơn tiền điện trong mùa dịch có tăng cao thế nào thì người dân vẫn phải chi trả. Nước cũng là cái không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày nên những công ty cấp thoát nước khó có thể bị đóng cửa. Xăng dầu vốn là nhiên liệu được tiêu thụ mỗi ngày cho việc di chuyển nên không bao giờ mất khách vì vẫn có không ít người phải ra đường làm việc trong mùa dịch.

 

Những ngành học sau khi tốt nghiệp có thể đầu quân vào công ty điện, cấp thoát nước hoặc sản xuất xăng dầu bao gồm kỹ sư điện, kỹ sư môi trường, kỹ sư dầu khí, quản lý nguồn nước,… Những ngành học này có thể ít được báo chí nhắc đến và không thật sự hào nhoáng như những lĩnh vực khác nhưng luôn đóng vai trò cốt lõi trong sự tồn tại của xã hội loài người.

 

 

Ngân hàng

Mặc dù có rất nhiều người không may lâm vào cảnh thất nghiệp nhưng các hoạt động giao dịch tiền tệ vẫn phải diễn ra để xã hội không bị đình trệ nên ngân hàng là một trong số ít những doanh nghiệp không bao giờ rơi vào trạng thái đóng cửa trong suốt mùa dịch. Điều đó có nghĩa những nhân viên làm việc trong ngân hàng từ giao dịch viên đến chuyên viên bảo trì hệ thống vẫn có việc làm và thu nhập trong hoàn cảnh rối ren của thời cuộc. Ngân hàng chắc chắn vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều bởi dịch bệnh như khách hàng chậm thanh toán nợ hay người dân rút tiền hàng loạt nhưng với những ngân hàng lớn thì họ vẫn có thể xoay sở để không chỉ có thể vượt qua dịch bệnh mà còn có thể đóng góp cho công tác phòng chống dịch của quốc gia hàng tỷ đồng.

 

Những ngành học bạn có thể học để làm việc trong ngân hàng bao gồm tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản lý hệ thống dữ liệu, lập trình hệ thống, công nghệ thông tin, kinh tế, kế toán, luật. Nói chung là bạn không nhất thiết phải học về ngân hàng để làm trong ngân hàng. 

 

 

Viễn thông

Người dân ở nhà tránh dịch nhưng vẫn lên mạng để cập nhật tin tức từng phút từng giây. Rạp phim đóng cửa nên mọi người sẽ mở truyền hình cáp hoặc sử dụng các dịch vụ xem phim trực tuyến để giải trí. Nhu cầu giao tiếp để biết tình hình của người thân trong thời điểm hỗn loạn này cũng tăng cao hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó nên lĩnh vực viễn thông vẫn có một chỗ đứng khá vững chắc trong mùa dịch khi người dân mỗi tháng vẫn phải chi tiền cho internet, truyền hình cáp và các dịch vụ nghe gọi khác.

 

Những ngành học bạn có thể tham khảo để sau tốt nghiệp có thể đầu quân vào môi trường viễn thông là kỹ sư phần mềm, công nghệ thông tin, kỹ sư viễn thông, khoa học máy tính hay truyền thông đại chúng. Tương tự như các lĩnh vực khác, viễn thông vẫn cần các bộ phận khác để hoạt động trơn tru nên bạn không nhất thiết phải chọn học các ngành đặc thù của kỹ thuật viễn thông mà vẫn có thể tự do chọn học marketing hay thậm chí là quản trị kinh doanh.

 

 

Báo chí

Mỗi ngày trôi qua trong mùa đại dịch đều có hàng loạt thông tin được các trang báo lớn nhỏ đăng tải để cập nhật tình hình liên tục cho độc giả. Covid-19 là chủ đề nóng sốt toàn cầu nên những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí luôn có cái để khai thác nên không lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Kể cả nếu mọi người không thích đọc các tin tức về Covid-19 để tránh rơi vào trạng thái tiêu cực thì mọi người vẫn sẵn sàng tiêu thụ những bài báo giải trí vào mỗi ngày mở mạng. Nguồn thu chính của báo chí là quảng cáo có thể sẽ sụt giảm trong mùa dịch vì các doanh nghiệp đang thắt lưng buộc bụng nhưng chắc chắn cơ sở kinh doanh nào cũng phải dành một khoản để quảng cáo vì nếu không sẽ khó bán được hàng để tồn tại.

 

Những ngành học bạn có thể cân nhắc theo đuổi nếu muốn dấn thân vào lĩnh vực báo chí gồm báo chí, ngôn ngữ Anh, xã hội học, tâm lý học, khoa học chính trị. Báo chí bao gồm nhiều khía cạnh của cuộc sống nên quan trọng nhất là bạn phải có niềm đam mê viết lách và kể chuyện còn học ngành nào cũng đều giúp bổ sung thêm vốn sống người làm nghề.

 

 

Y tế

Lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong công tác phòng chống dịch nên nếu nhìn nhận ở một góc độ khách quan thì đội ngũ y bác sĩ khá may mắn vì không lâm vào tình cảnh thất nghiệp như nhiều người làm nghề khác. Lĩnh vực y tế không chỉ nhận được vô số nguồn tài trợ để chữa trị người nhiễm dịch Covid-19 mà còn để thực hiện các nghiên cứu quan trọng trong việc tìm ra vắc-xin chữa bệnh. Tương tự như các bộ phim sinh tồn các bạn đã từng xem, thế giới càng hỗn loạn thì đội ngũ y bác sĩ càng là nhóm đối tượng không thể thiếu.

 

Ngành học bạn có thể chọn để làm việc trong lĩnh vực y tế tất nhiên là y dược. Sau khi học xong bạn chọn con đường làm bác sĩ, điều dưỡng, nha sĩ hay vị trí nào khác là lựa chọn cá nhân dựa vào năng lực và sở thích của mỗi người.

 

>> 7 thử thách khi du học ngành Y chưa ai nói với bạn

 

Tìm ngành học trên thế giới

 

 

 

* Bài viết được điều chỉnh bởi Hotcourses Vietnam Editor vào ngày 02 tháng 06 năm 2021.

 

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

30K
article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

24.7K
article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào!     > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

9.7K
article Img

Truyền thông và Marketing khác gì nhau?

Marketing thường được dịch là “Tiếp thị” còn Communications là “Truyền thông” nhưng thực tế thì hai khái niệm này vẫn còn nhiều nhập nhằng mà không phải ai cũng phân biệt được. Truyền thông và Marketing khác gì nhau? Hotcourses Vietnam sẽ giải thích cặn kẽ trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo trước khi chính thức lựa chọn ngành học tương lai cho mình.   > Ngành Marketing: Học gì, học ở đâu và triển vọng nghề nghiệp

7K