Thông tin du học
Du học nước ngoài: ĐỜI SỐNG DU HỌC

Tại sao nên xông pha làm báo trường khi đi du học?

964
share image

 

Hotcourses Vietnam sẽ kể ra những lí lẽ để bạn nhiệt tình hơn với hoạt động làm báo trường, thời du học.

 

 

>> 10 trường Đại học đào tạo ngành Báo chí có tiếng của Mỹ

 

>> Làm blogger du học sinh, bạn được gì?

 

 

#Aicũngcóthểgópcônggópsức

 

 

Dù bạn học báo chí hay truyền thông, thậm chí là quan hệ quốc tế hay quản trị kinh doanh thì đây cũng là một trong những hoạt động ngoại khóa quý giá. Đây chính là “dòng kinh nghiệm” mà bạn phải có trong CV nếu muốn đầu quân vào các báo, nhà in hay công ty truyền thông chuyên “sản xuất” nội dung. Nhưng nếu không định hướng viết lách, săn tin, thì bạn vẫn có thể đảm nhiệm vai trò quản lý nhóm, thủ quỹ, thiết kế đồ họa, liên hệ xin tài trợ…

 

 

#Cơhộimởrộngmạnglưới

 

 

Lúc mới vào trường, bạn cần những mối quan hệ. Khi đã là những “anh/chị” tiền bối, là một người quảng giao, bạn cũng sẽ cần kết nối với những tân sinh viên mới vào trường. Vậy thì, giữa hằng hà sa số những câu lạc bộ văn hóa và thể thao khác, tại sao không chọn một phương án giúp bạn có nhiều cái “duyên” gặp gỡ, chuyện trò với mọi người? Là cộng tác viên báo trường, bạn sẽ không thể vắng mặt ở những cuộc hội thảo, sự kiện, hội chợ việc làm hay đơn giản là chương trình ngày hội cửa mở của trường, và đây cũng toàn là những dịp hay ho để mở rộng quan hệ.

 

 

#Cơhộiviệclàm

 

 

Trước hết, đó là những mối quan hệ với bạn bè trong nhóm làm báo. Sau đó, trong quá trình thực hiện bài vở, bạn cũng sẽ được mở rộng kết nối với các thầy cô giáo, các cựu sinh viên và cả doanh nghiệp hay đối tác trong trường. Trong quá trình viết bài, bạn dễ được phỏng vấn một cựu sinh viên thành công, hiện hoạt động trong linh vực mà bạn theo học lắm chứ. Đây chẳng phải là một dịp quá tốt để bạn “rao bán” bản thân với nhà tuyển dụng tiềm năng?

 

 

>> Làm đẹp CV bằng các hoạt động ngoại khóa

 

>> Các lí do nên tham gia hoạt động ngoại khóa ở trường Đại học

 

 

#Vừalàmvừaluyệnkĩnăng

 

 

Quan trọng nhất, bạn sẽ có cơ hội được thực hành những kĩ năng như liên hệ nhân vật, phỏng vấn, viết kịch bản, biên tập, thiết kế, chụp ảnh minh họa, quay phim… hoặc thậm chí là quản lý cả một đội ngũ cộng tác viên các nhà-báo-amateur-như-bạn.

 

 

# Lịchsửchứngminh:đãcónhữngtờvôcùngthànhcông

 

 

Nhưng, đừng tưởng báo trường cấp sinh viên chỉ toàn những trang báo thiết kế sơ sài in trên giấy đen trắng và được phát hành nhỏ lẻ nội bộ. Tờ The Pitt News ra đời từ năm 1910 của University of Pittsburgh giờ có cả website được cập nhật mỗi ngày, chẳng thua gì một tờ nhật báo. Thậm chí, nó còn được in 13.000 bản và được phát ở nhiều kệ báo trên khắp khu học xá. Có hơn 100 sinh viên hiện được được “tuyển dụng” vào làm việc cho tờ The Pitt News và họ cũng đảm bảo “làm tin” được cho đa dạng các mục: Tin tức, Nghệ thuật, Giải trí, Thể thao hay Quan điểm.

 

 

#Bạnkhôngđơnđộc

 

 

Còn nếu là sinh viên tại Vương quốc Anh, bạn sẽ không hề đơn độc trên hành trình làm báo của mình, nhờ vào sự hỗ trợ của nhiều tổ chức như Student Radio Association (SRA), National Student Television Association (NaSTA) và Student Publication Association (SPA). Những tổ chức này thường xuyên có các chương trình huấn luyện kĩ năng, hội thảo vô cùng hữu ích – mà nếu là “người ngoài cuộc”, bạn sẽ ít có cơ hội tham gia.

 

 

Hào hứng rồi chứ? Giờ thì hãy liên hệ với văn phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế của ngôi trường mà bạn sắp nhập học để thăm hỏi cơ hội làm thành viên nhóm báo trường. Khoảng đầu năm học là lúc các câu lạc bộ tuyển thành viên! Bạn lưu ý nhé!