Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

Ngành vật lý học: Học gì? Học ở đâu? Triển vọng nghề nghiệp thế nào?

nganh vat ly hoc

Sự phát triển của khoa học, công nghệ và kỹ thuật chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi vật lý. Nhu cầu về sự hiện đại trong đời sống tăng cao, đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với lực lượng trong ngành vật lý cũng phát triển. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành vật lý học trong thời đại công nghiệp và vì thế, thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Câu hỏi được đặt ra là vật lý học là gì, học vật lý để làm gì, chuyên vật lý làm nghề gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây từ Hotcourses Vietnam để hiểu thêm về ngành học này nhé!

 

Ngành vật lý học là gì?

Ngành vật lý học một ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu các vấn đề tự nhiên theo thời gian và không gian, từ các hạt hạ nguyên tử tạo nên vật chất đến các hành tinh, thiên hà và toàn bộ vũ trụ. Các đối tượng được ngành này nghiên cứu bao gồm vật chất, năng lượng, thời gian và không gian.

Các quy tắc vật lý áp dụng cho tất cả các ngành tự nhiên khác, bao gồm sinh học, địa lý và hóa học, do đó vật lý học được coi là khoa học cơ bản. Tất cả các ngành này đều phải tuân thủ các nguyên tắc vật lý và chỉ nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của tự nhiên. 

 

Ngành vật lý học học gì? 

Khi học vật lý, bạn sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng về vật lý và cách sử dụng các định luật tự nhiên để giải thích các hiện tượng trên thế giới. Bên cạnh đó, ngành này còn dạy cho người học các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề cần thiết cho bất kỳ nghề nghiệp nào. Chẳng hạn như cách chia nhỏ vấn đề thành các phần cấu thành của nó và áp dụng các kỹ thuật toán học, điện toán, phân tích dữ liệu và thử nghiệm tiên tiến để tìm ra giải pháp.

Khi học vật lý, bạn sẽ được học một số môn học tiêu biểu như Vật lý cơ bản, Thiên văn học và Vật lý thiên văn, Điện và Từ trường, Phương pháp toán học vật lý, Cơ học lượng tử, Lý thuyết điện từ nâng cao, Vật lý sinh học,...

 

Các chuyên ngành ngành vật lý học

Dưới đây là một số chuyên ngành thuộc ngành vật lý học hiện đang được các trường đại học trên toàn thế giới đào tạo và giảng dạy theo tìm hiểu của Hotcourses.vn:

  • Vật lý Hạt nhân: Ngành này nghiên cứu cấu trúc của hạt nhân nguyên tử về mặt tương tác giữa các hạt cấu thành của nó. Các ứng dụng thực tế bao gồm chẩn đoán và điều trị y tế.

  • Vật lý Kỹ thuật: Ngành vật lý kỹ thuật tập trung vào việc sử dụng các định luật vật lý để áp dụng, thiết kế và phát triển các giải pháp thực tế nhằm giải quyết thách thức kỹ thuật.

  • Vật lý Y sinh: Nếu theo học ngành vật lý y sinh, bạn sẽ được làm quen với việc ứng dụng các khái niệm và kỹ thuật vật lý học để nghiên cứu các hệ thống sống, có thể ở cấp độ phân tử, dưới tế bào, tế bào hoặc sinh vật. 

  • Vật lý Thiên văn: Đây cũng được xem là một nhánh của ngành thiên văn học, liên quan đến vật lý của vũ trụ, chẳng hạn như sự tiến hóa của các ngôi sao và thiên hà. Thậm chí, ngành này còn nghiên cứu vũ trụ học cũng như tìm hiểu sự tiến hóa và cấu trúc của toàn vũ trụ.

 

Có nên học ngành vật lý?

Thế giới hiện đang chứng kiến sự tiến bộ trong nghiên cứu, công nghệ và kỹ thuật nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học vật lý. Chính vì vậy, đây là một trong những ngành nghề có triển vọng trong tương lai.

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, mức tăng trưởng việc làm cho lĩnh vực này được dự đoán vẫn có xu hướng tăng, dự kiến đạt 7%. Ngoài ra, số liệu thống kê cũng cho thấy khoảng 40% người tốt nghiệp ngành vật lý học tham gia lực lượng lao động ngay sau khi tốt nghiệp, 35% tiếp tục khóa học sau đại học về Vật lý hoặc Thiên văn học, 20% theo đuổi bằng sau đại học ở một số lĩnh vực khác, và chưa đến 5% số sinh viên tốt nghiệp ngành này gặp tình trạng thất nghiệp. 

Mức lương trung bình cho các ngành nghề thuộc vật lý học là 60.000 USD mỗi năm. Thậm chí, nhà vật lý học còn nằm trong top những ngành nghề STEM phát triển nhanh nhất được trả hơn 100.000 USD, theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ.

 

Bạn có phù hợp với ngành vật lý học? 

Vật lý học không phải là một ngành học dễ dàng. Để theo đuổi ngành này, Hotcourses.vn nghĩ rằng bạn cần có các phẩm chất và kỹ năng sau đây:

  • Đam mê vật lý: Ngành vật lý học chuyên nghiên cứu về tự nhiên và xã hội. Bởi vậy, bạn cần có sự đam mê, yêu thích việc tìm tòi và giải thích các yếu tố, hiện tượng xung quanh mình.

  • Khả năng toán học: Toán học, đặc biệt là đại số, có nhiều mối liên hệ với vật lý. Nếu không có năng khiếu hay sự yêu thích toán học, lĩnh vực này sẽ trở nên đơn điệu và bạn sẽ khó có cơ hội làm việc trong tương lai.

  • Khả năng nghiên cứu: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành vật lý học thường làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học. Điều này đòi hỏi bạn có khả năng tự tìm tòi và thực hiện các nghiên cứu thực tế của chính mình.

  • Tính kiên trì: Vật lý học là một ngành học có tính chuyên sâu cao nên nếu không có tính kiên trì và nhẫn nại thì bạn sẽ không bao giờ thành công trong học tập cũng như trong công việc.

 

Học ngành vật lý học ở đâu? 

  • Học ngành vật lý học ở Mỹ: Nước Mỹ từ lâu đã nổi tiếng về chất lượng giáo dục với các trường đại học thuộc top đầu thế giới. Chính vì vậy, tốt nghiệp ngành vật lý học tại một trường đại học ở đây sẽ giúp mở rộng triển vọng nghề nghiệp của bạn, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn trên toàn thế giới. Bạn có thể tham khảo một số trường đại học đào tạo vật lý học như Massachusetts Institute of Technology, Stanford University, Princeton University, Cornell University,...

  • Học ngành vật lý học ở Anh: Là một trong những quốc gia tiên phong trong lĩnh vực vật lý, các chương trình đào tạo ở Vương quốc Anh sẽ giúp người học giải quyết các khái niệm cơ bản nhất, từ các hạt hạ nguyên tử đến sự hình thành các thiên hà mới. Bạn có thể học vật lý tại các trường University of Cambridge, University of Oxford, Imperial College London,...

  • Học ngành vật lý học ở Canada: Khi du học ngành vật lý học ở Canada, bạn sẽ được trang bị các kiến thức lý thuyết, thực hành trong phòng thí nghiệm và tham gia vào quá trình nghiên cứu cả vật lý cổ điển và hiện đại. Không những vậy, với tấm bằng vật lý học, sinh viên quốc tế còn có thể kiếm được việc làm trong nhiều lĩnh vực công và tư. Các trường đại học có tiếng trong ngành vật lý học tại “xứ sở lá phong đỏ” bao gồm University of Toronto, McGill University, University of Waterloo,...

 

Sinh viên ngành vật lý học làm gì khi ra trường?

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn học vật lý để làm gì thì hãy tham khảo danh sách các việc làm phù hợp cho sinh viên tốt nghiệp ngành vật lý học:

  • Giảng viên, giáo viên tại các trường cao đẳng, đại học có liên quan

  • Chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu

  • Chuyên viên, cán bộ kỹ thuật và quản lý

  • Kỹ sư

  • Phân tích hệ thống

  • Lập trình viên

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

30.8K
article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

27.1K
article Img

Làm ngân hàng thì học ngành gì?

Có rất nhiều ngành học cho phép bạn làm việc trong ngành Tài chính ngân hàng mặc dù...không theo học ngành liên quan. Giống như mọi doanh nghiệp khác, các vị trí công việc trong ngân hàng rất đa dạng nên bạn có nhiều cách để đầu quân vào môi trường ngân hàng nếu thật sự yêu thích. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá một số lựa chọn ngành học phổ biến, giúp bạn làm việc tại ngân hàng.   > 7 nghề nghiệp làm việc với tiền dành cho bạn

13.6K
article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào!     > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

13.4K