Một số chia sẻ của các du học sinh đến từ Vương quốc Anh về trải nghiệm theo học các khóa học Thạc sĩ tại các nước châu Âu.
>> Du học châu Âu có gì thú?
>> 14 trải nghiệm châu Âu mà bạn phải nếm qua trong đời
1. Học phí rẻ
Ở một số quốc gia như Phần Lan, Pháp, Đức, bạn chỉ cần phải đóng một khoản học phí nhỏ khiêm tốn những chương trình được giảng dạy bằng tiếng bản địa.
Alex Griffith, 28 tuổi, sinh viên ngành Thạc sỹ Thần học Anh tại Freie Universität Berlin cho biết: “Học thạc sỹ tại Anh quá đắt, và dường như chỉ dành cho những người có có tiền. Ở đây thì lại rất rẻ, vì họ trọng dụng nhân tài hơn”.

Chi phí sinh hoạt ở Đức, theo Alex, cũng khá rẻ so với các thành phố khác ở châu Âu. Hơn nữa, bạn cũng có thể làm thêm bán thời gian để trang trải một phần cuộc sống. Alex nói thêm “Nếu ở Anh bạn phải làm việc cực lực thì ở đây việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc lại có phần nghiêng về phía cuộc sống”.
>> Thành phố du học nào rẻ nhất châu Âu?
>> 5 quốc gia châu Âu (gần như) miễn học phí trong năm 2016
2. Học lâu hơn, bài tập nhiều hơn
Có thể bạn không phải trả mức học phí khổng lồ những bạn chắc chắn sẽ phải cực kỳ chăm chỉ để “trụ” được trước các chương trình đào tạo kéo dài nhiều năm. Nhiều chương trình Thạc sỹ tại đây kéo dài đến 2 năm, với nhiều việc phải làm và các loại tiểu luận, luận văn cũng dài hơn.
Jessica Abraham, 27 tuổi, sinh viên Thạc sỹ Quan hệ Quốc tế tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Barcelona đồng tình. “Ở đây, sinh viên phải làm nhiều tiểu luận hơn, cả tranh luận và bài tập nữa. Thật sự rất vất vả.”

Trên thực tế, nhiều sinh viên cần đến 3 hoặc 4 năm để hoàn thành chương trình Thạc sỹ tại Đức.
3. Linh động, thoải mái hơn
Sinh viên ở châu Âu được khuyến khích tự lên thời gian biểu của mình và bạn có thể ngạc nhiên vì thời hạn nộp bài thường khá lỏng lẻo. “Ban đầu mình đã bị sốc,” Annie Rutherford, 26 tuổi, sinh viên Thạc sỹ Đối chiếu Văn học ở Đại học Göttingen cho biết.
“Ở Anh, nếu mình nộp bài muộn 1 giờ, mình sẽ bị loại. Trong khi ở Đức, mình cảm thấy thực sự thoải mái. Bạn bè mình cảm thấy mình được “nuông chiều” hơn so với ở Anh.”
Phương pháp kiểm tra cũng linh hoạt hơn. “Đôi khi chúng mình được chọn giữa các hình thức kiểm tra giữa việc viết luận hay làm bài kiểm tra,” Jessica chia sẻ. “Quan hệ với các giảng viên cũng ít nghiêm túc hơn. Sau những buổi học, chúng mình có thể rủ giảng viên của mình đi uống gì đó, và cách này cũng khá hay ho để hiểu họ hơn.”

>> Sinh hoạt phí tại châu Âu không đắt như bạn vẫn nghĩ
4. Mạng lưới bạn bè từ khắp muôn nơi
Du học luôn đem đến cơ hội gặp gỡ những người bạn đến từ khắp nơi trên thế giới. Samuel Phillips, 24 tuổi, sinh viên Thạc sỹ Luật tại Đại học Munster nói: “Khi học ở Anh, mình chỉ quanh quẩn đi chơi với những người bạn Anh, nhưng ở đây, mình có rất nhiều người bạn quốc tế mới.”

Wagaye Johannes, Giám đốc Viên Nghiên cứu Quốc tế (IIE), từng học Thạc sỹ Quan hệ Quốc tế tại Đại học Amsterdam nói: “Bạn cùng lớp của tôi đến từ khắp nơi ở châu Âu, nên nếu có chuyện gì xảy ra ở bất kỳ đâu tôi cũng có “nguồn tin” riêng. Trải nghiệm quốc tế này thực sự sẽ đem thế giới đến gần bạn hơn.”
“Và việc du học ở bậc Thạc sỹ cũng có nhiều lợi ích vì bạn sẽ bắt đầu có được những mối quan hệ mật thiết cho công việc.”
5. Rất nhiều thử thách, những thử thách rất nhỏ
Chuyển đến một quốc gia mới và không biết ngôn ngữ ở đó có thể sẽ khá khó khăn lúc bắt đầu. Jessica kể cô đã phải đối diện với những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ như không biết phải đi gửi bưu kiện ở đâu. Cuộc sống ở nước ngoài thực sự buộc bạn phải học thật nhanh.

6. Trở ngại tái hòa nhập
Annie nhớ lại, “Những tháng đầu về lại Edinburgh của mình thực sự đau khổ. Mình trở về vào tháng Một và thời tiết thật kinh khủng. Mình thậm chí còn tự nhủ “ở đây còn chẳng có bus, rượu thì đắt và mình thì chẳng quen ai.”
Nhưng kể từ khi ổn định, Annie lại trân trọng thời gian du học đó. “Sếp của mình rất thích việc mình có nhiều kinh nghiệm quốc tế và mình có thể được làm việc cho các dự án quốc tế mà trước đó mình chưa bao giờ có cơ hội. Lời khuyên của mình là: Cứ tới bến đi!”
