Thông tin du học
Du học nước ngoài: LÊN KẾ HOẠCH DU HỌC

Kinh nghiệm du học Truyền thông, đa phương tiện và văn hóa học

9.9K
share image

Một số kinh nghiệm hữu ích của Nguyễn Thùy Dương, cựu du học sinh tại IOE, University of London, Vương quốc Anh và Aarhus University, Đan Mạch ngành Communication, media and cultural studies (tạm dịch: Truyền thông, đa phương tiện và văn hóa học) bằng học bổng Erasmus Mundus.

 

Về ngành học:

 

Ngành Truyền thông, đa phương tiện và văn hóa học khác truyền thông đa phương tiện ở chỗ mình được học những kiến thức truyền thông thiên về mảng văn hóa. Những kiến thức của mình rất tổng quan, giúp mình hiểu hơn các vấn đề xã hội khi đặt trong bối cảnh văn hóa chính trị… chứ không chỉ xoay quanh vấn đề kỹ thuật, thiết kế. Cụ thể là mình còn được học làm phim, về khán giả truyền thông hay toàn cầu hóa.

 

>> Các lựa chọn khóa học ngành Truyền thông

>> Tìm hiểu du học ngành Truyền thông đa phương tiện

 

 

Về "bài tập":

 

Không như mọi người nghĩ, mình đã không có nhiều bài tập thuyết trình mà thay vào đó là phải làm rất nhiều bài tiểu luận. Trong đó luận văn cuối khóa của mình đã xoay quanh vấn đề ảnh hưởng việc sử dụng các công cụ truyền thông của ba thế hệ trong gia đình Việt, lên bản sắc văn hóa. 

 

 

Về hồ sơ:

 

Hồ sơ cần làm sao cho thật tử tế, chỉn chu. Cá nhân mình chỉ dành ra khoảng 3,4 ngày để thực hiện bộ hồ sơ đó, nhưng mình đã chú tâm rất nhiều vào nó, có ngày dành cả 12 tiếng viết đi viết lại. Theo mình quan trọng là ở thư bày tỏ nguyện vọng, vì nó sẽ phần nào thể hiện được sự khác biệt của bạn với các ứng viên khác. Về phần thư giới thiệu, mình đã nhờ một cô giáo và một đồng nghiệp cũ, vốn là hai người có lý lịch vô cùng bình thường, nhưng họ lại có những chia sẻ rất thật về con người mình.

 

 

 

Về lợi thế khi xin học bổng:

 

Lợi thế của mình khi làm hồ sơ xin học bổng có lẽ là kinh nghiệm đã từng đi làm ở công ty, các tổ chức phi chính phủ cũng như làm công việc báo chí khi còn học kinh tế đối ngoại ở trường Đại học .Vì thế, mình khuyên các bạn nên đi làm sau khi tốt nghiệp đại học một vài năm rồi hã đi học thạc sĩ, vì khi đó bạn mới biết được mình thực sự cần học hỏi thêm những kiến thức gì.

 

>> Làm đẹp CV bằng các hoạt động ngoại khóa

 

 

Về trường học:

 

Đặc điểm của các chương trình thạc sĩ Erasmus Mundus đó là bạn sẽ được học tại ít nhất là hai trường Đại học. Thật ra mỗi một chương trình đã có một consortium (các trường liên kết) rồi nên các sự lựa chọn cũng chỉ xoay vòng trong 7, 8 trường đó. Việc lựa chọn trường học có thể do bạn đưa ra, hoặc cũng có khi do "phân công". Lựa chọn Vương quốc Anh có lẽ là dễ hiểu với tất cả mọi người, còn về Đan Mạch là bởi trước đó mình đã có cơ hội đến đây, và đã tự hứa với bản thân là sẽ quay trở lại.

 

 

Về kĩ năng:

 

Nghiên cứu khoa học xã hội rất cần nhiều kĩ năng, trong đó có việc nghiên cứu phải có nghiên cứu định tính lẫn định lượng. Thế nên, bạn cần chọn cho mình một phương pháp mà theo bạn là hiệu quả nhất để theo đuổi. Khi đi học, các thầy cô giáo nước ngoài cũng sẽ giúp bạn định hướng được công việc nghiên cứu.

 

 

 

Về hoạt động ngoại khóa:

 

Ngoài việc giảng dạy, nhà trường còn rất quan tâm tới các vấn đề hội thảo. Thế nên, mình đã được tham gia nhiều chương trình nói về citizenship (công dân), humanity (nhân đạo)…

 

 

Về ngôn ngữ:

 

Ngôn ngữ là điều rất cần thiết. Đã xác định đi học thì tiếng Anh của bạn phải thật tốt chứ không chỉ đủ để giao tiếp, vì điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc hòa nhập và học tập của bạn.

 

 

Về lựa chọn nhà ở:

 

Một người bạn Đức đã khuyên mình một câu rất cụ thể đó là không nên ở chung với người Việt Nam. Mình hiểu rằng những bạn lần đầu đi du học đều muốn có một người bạn đồng hương kề cạnh để tiết kiệm chi phí cũng như được giúp đỡ khi hoạn nạn. Tuy nhiên, chính điều này sẽ làm hạn chế khả năng tiếng, khả năng hòa nhập và tước đi của bạn cơ hội được học hỏi những điều nho nhỏ từ các bạn nước ngoài. Cá nhân mình đã từng ở dưới cả hai hình thức ký túc xá và chia nhà với bạn bè quốc tế nên rất hiểu về những ích lợi của lựa chọn này.

 

Cám ơn Thùy Dương đã dành thời gian chia sẻ và chúc bạn thành công!

 

>> Blog của nhân vật Thùy Dương

>> Danh sách học bổng ngành Khoa học xã hội và Truyền thông

Không thể bỏ lỡ

article Img

Các chiêu trò tư vấn du học lừa đảo làm bạn mất tiền oan

Để chọn trường, chọn ngành và chuẩn bị hồ sơ để đi du học một cách suôn sẻ, việc lựa chọn một trung tâm tư vấn du học đáng tin cậy là rất quan trọng. Tuy nhiên, không ít học sinh và gia đình bị dụ dỗ bởi các công ty tư vấn du học lừa đảo với những chiêu trò ngày càng tinh vi. Qua bài viết sau, Hotcourses Vietnam sẽ giúp bạn định vị các chiêu thức lừa đảo mới đồng thời gợi ý trung tâm tư vấn du học uy tín và miễn phí. Bắt đầu thôi!   Chiêu trò

107.7K
article Img

Có nên học thạc sĩ?

Đối với rất nhiều sinh viên, sau khi hoàn thành bằng cử nhân thì nghĩ ngay tới việc tiếp tục học lên cao và nhất là đi du học. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn sinh viên và du học sinh đặt ra những câu hỏi như “Học thạc sĩ để làm gì?”, “Bằng thạc sĩ có tác dụng gì?” hay thậm chí “Có nên học thạc sĩ?”. Để có những nhận định rõ ràng hơn về lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc học thạc sĩ đối với bản thân, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!  

36.9K
article Img

Nên học MBA ở đâu: Top trường đại học có chương trình MBA tốt

Chương trình học MBA ra đời nhằm mục đích trang bị cho người học những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp kinh doanh và quản lý. Tuy nhiên, học MBA ở đâu tốt, chương trình MBA quốc tế liệu có phù hợp với bạn? Hotcourses Vietnam sẽ đưa ra những trường có khoá học MBA tốt tại Mỹ, Úc, Anh, New Zealand, Canada và Ireland, được xếp hạng trong QS Ranking năm 2023. Hy vọng bạn sẽ tự trả lời được cho bản thân câu hỏi “Nên học MBA ở đâu?”.   >

26.9K
article Img

10 câu hỏi quan trọng khi chọn trường du học

Khi đã thích ứng với xã hội bình thường mới sau đại dịch,  nhiều sinh viên bắt đầu “rục rịch” chuẩn bị cho giấc mơ du học và cân nhắc lựa chọn các điểm đến có nền giáo dục tốt nhất. Cùng lúc đó các trường đại học cũng tự đổi mới mình để đem đến các khóa học toàn diện và tốt nhất. Dưới đây là 10 câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho đại diện trường mà bạn đang cân nhắc du học.   1. “Tôi sẽ sống ở đâu?” - ‘Where can I live?’ Đâu là các

19.5K