Thông tin du học
Du học nước ngoài: HƯỚNG NGHIỆP

Cải thiện hồ sơ LinkedIn để tìm được công việc yêu thích (Phần I)

ho so linkedin

Không chỉ là một hồ sơ xin việc trực tuyến, LinkedIn còn là nền tảng mạng xã hội giúp bạn kết nối với những chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, những nhà tuyển dụng và tìm kiếm một công việc mơ ước. Trong bài viết này, Hotcourses Vietnam sẽ cho bạn những gợi ý để hồ sơ LinkedIn của bạn trở nên thật nổi bật và chuyên nghiệp.

 

>> LinkedIn và cơ hội nghề nghiệp

>> 4 cách tìm việc làm hữu hiệu

 

 

Lựa chọn hình ảnh đại diện

Ấn tượng đầu tiên là cực kì quan trọng và điều đầu tiên mọi người sẽ thấy là hình ảnh đại diện của bạn. Để lựa chọn một tấm hình đại diện hoàn hảo, có một vài lưu ý sau đây dành cho bạn:

  • Hình ảnh đại diện nên phản ánh một hình ảnh ứng viên thân thiện và gần gũi, thể hiện được sự tích cực trong công việc và cuộc sống hằng ngày chứ không nhất thiết quá cứng nhắc, nghiêm túc.
  • Hình ảnh đại diện nên rõ nét và chụp trên nền đơn giản để tránh làm loãng sự chú ý
  • Kích thước chuẩn: 400 x 400 px
  • Định dạng cho phép: PNG, GIF, JPG

Ngoài ra, LinkedIn cũng hỗ trợ người dùng đăng tải ảnh nền (cover photo) cho tài khoản cá nhân. Bạn có thể sử dụng phần hình ảnh này để thể hiện những kĩ năng nghề nghiệp (kĩ năng vẽ, kĩ năng thiết kế logo hay kĩ năng chỉnh sửa ảnh trên photoshop) hoặc đơn giản là để nhà tuyển dụng hiểu thêm về con người và triết lí sống của bạn (ảnh chụp bạn trong những sự kiện, cuộc thi trước đây hay một câu danh ngôn bạn tâm đắc).

 

 

Viết tiêu đề LinkedIn thật ngắn gọn

Rất nhiều bạn thường bỏ qua phần tiêu đề giới thiệu ngắn (Headline) ngay dưới tên mình mà không hề biết đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một tài khoản LinkedIn hoàn chỉnh. Cũng giống như hình ảnh đại diện, phần Headline sẽ là ấn tượng đầu tiên của nhà tuyển dụng khi truy cập vào hồ sơ cá nhân của bạn. Vì thế, nhiệm vụ của bạn là phải kích thích “trí tò mò” của nhà tuyển dụng.

Để làm được điều đó, thay vì mô tả bản thân một cách nhàm chán như liệt kê sở thích, giải thưởng đạt được hay công việc bạn đã làm (bạn hoàn toàn có thể giới thiệu kĩ hơn về bản thân trong hồ sơ LinkedIn), hãy sử dụng những cụm danh từ để giới thiệu về mình. Giới hạn của phần tiêu đề là 120 ký tự, vì thế hãy chắc chắn rằng bạn sở hữu một phần giới thiệu thật ngắn gọn, nổi bật nhưng cũng có thể pha chút hóm hỉnh để tạo ấn tượng tích cực.

Ví dụ về một tiêu đề trên LinkedIn:

“Aspiring games designer | Politics blogger | Award-winning student writer (chèn box)

 

 

Hoàn thiện mục tóm tắt về bản thân

Với giới hạn 2000 ký tự, mục tóm tắt (Summary) là một mục nhỏ trong phần Background – nơi bạn trình bày tóm tắt con đường sự nghiệp mình đã và đang đi qua, cũng như dự định cho tương lai. Mục này sẽ giúp các nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn về con người và những dự định nghề nghiệp của bạn.

Trong mục này, bạn hãy cố gắng chèn vào những từ khoá giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm kiếm ra thông tin về bạn hơn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm thông tin liên lạc như số điện thoại, email, tài khoản mạng xã hội… để tăng độ tin cậy cho tài khoản và giúp nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn nếu họ muốn.

Ví dụ về một phần tóm tắt trên LinkedIn:

“Final-year student working towards a career in Journalism. As section editor for the university newspaper, I’ve become hooked on crafting good copy and developing other writers. I’m also fascinated by the rise of digital publishing versus print – a battle I’m following keenly in my blog. (chèn box)

 

 

Liệt kê kinh nghiệm làm việc nổi bật

Có thể nói, mục Kinh nghiệm làm việc (Experience) là phần quan trọng nhất và là phần nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi truy cập vào một hồ sơ LinkedIn. LinkedIn giới hạn 100 ký tự để giới thiệu chức vụ và 2000 ký tự để giải thích rõ hơn về từng công việc mà bạn đã đảm đương.

Bạn không cần thiết phải liệt kê mọi công việc mà bạn đã làm, hãy chọn ra những công việc mà bạn thấy tự hào và tạo ra được nhiều thành quả cho công ty. Nếu như ở những mục trên cần sự ngắn gọn và nổi bật nhất có thể, mục Kinh nghiệm làm việc sẽ cần bạn đi sâu vào các chi tiết để mô tả cụ thể về vị trí, nhiệm vụ cũng như thành quả mà bạn đã đạt được. Ngoài ra, LinkedIn cho phép bạn đính kèm theo những tư liệu tham khảo như các đường link, video, slide, tài khoản mạng xã hội hoặc bài viết liên quan để phần kinh nghiệm làm việc của bạn thêm sinh động và giàu tính thuyết phục.

 

 

Nhận sự ủng hộ và giới thiệu từ những người dùng khác

Trong mục Kỹ năng (Skills) của LinkedIn, bạn không chỉ đơn thuần liệt kê những kĩ năng bạn sở hữu mà bạn còn có thể nhận được Endorsement (một dạng xác nhận và ủng hộ) từ những người dùng khác. Lượng người ủng hộ bạn càng lớn thì điều đó càng chứng tỏ kĩ năng đó của bạn đã được nhiều người công nhận. Những kĩ năng này có thể bao gồm các kỹ năng mềm như Leadership, Communication, Teamwork, Time Management,.. lẫn các kỹ năng chuyên môn theo từng lĩnh vực như Adobe Illustrator, Photoshop, Google Analytics, Coding… Tuy LinkedIn cho phép thêm tối đa 50 kỹ năng nhưng bạn chỉ nên lựa chọn những kỹ năng quan trọng, tiêu biểu nhất thôi nhé!

Không những thế, LindkedIn còn cho phép người dùng nhận được Recommendation – nhận xét của đồng nghiệp về bạn. Đây được coi là một chỉ số đáng tin cậy đối với LinkedIn lẫn các nhà tuyển dụng bởi những người nằm trong mạng lưới kết nối của bạn chính là những người hiểu bạn nhất! Để gửi yêu cầu giới thiệu cho đồng nghiệp, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Trỏ chuột đến mục Add profile section phía bên dưới hình đại diện của bạn, sau đó chọn mục Ask for recommendations
  • Ở mục này, bạn sẽ lựa chọn người đồng nghiệp mà bạn muốn họ giới thiệu về mình, mối quan hệ giữa hai người và công việc mà bạn muốn nhận giới thiệu
  • Sau đó, LinkedIn sẽ giúp bạn gửi tin nhắn đến cho người bạn đó. Bạn có thể đính kèm tin nhắn để trình bày rõ ràng, lịch sự về mong muốn của bản thân với người đồng nghiệp của bạn.

>> Cải thiện hồ sơ LinkedIn để tìm được công việc yêu thích (Phần II)

Không thể bỏ lỡ

article Img

Freelancer: Là gì? Làm gì? Các trang web uy tín cho freelancer?

Với sự phát triển của công nghệ, hình thức làm việc tự do (freelance) cho phép bạn có nguồn thu nhập mỗi tháng mà vẫn chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc. Với các bạn du học sinh, freelance là hình thức làm việc lí tưởng bởi bạn có thể sắp xếp thời gian trong ngày để vừa học và vừa làm. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về freelancer, các công việc freelance phổ biến và một số trang web tìm kiếm công việc freelance uy tín!   Freelancer

277.8K
article Img

Dự đoán 12 nhóm ngành nghề siêu hot vào năm 2030

Việc nhận biết nghề nghiệp có tiềm năng trong thế giới phát triển nhanh chóng hiện nay không hề dễ dàng. Thực tế, chỉ đoán mò thôi là chưa đủ, quyết định đúng đắn về ngành nghề cần dựa trên sở thích, thế mạnh của bạn và sự quan sát, nghiên cứu thị trường việc làm. Bài viết của Hotcourses Vietnam sẽ điểm tên 12 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng nhất trong tương lai, dựa trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người trong xã hội ngày

211.4K
article Img

12 cách giúp bạn viết email chuyên nghiệp hơn

Email sẽ là bạn đồng hành của bạn trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm và đặc biệt là phát triển sự nghiệp. “Giắt túi” những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn viết email thuần thục và chuyên nghiệp.   >>  10 lỗi thường gặp trong resume các nhà tuyển dụng ghét nhất   1. Đặt tiêu đề rõ ràng, dễ hiểu Tiêu đề có nhiệm vụ tóm tắt nội dung chính của email nên có vai trò quyết định việc mọi người có mở ra đọc ngay hay

116.9K
article Img

Planner là gì? Học gì để trở thành Planner thực thụ trong ngành Marketing

Planner là vị trí khá đa dạng, có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, Planner được miêu tả tập trung trong ngành Marketing. Được ví như “hoa tiêu” cho những chiến dịch quảng cáo, planner đặc biệt cần có những yếu tố và khả năng phù hợp. Vậy Planner là gì? Học gì để trở thành Planner trong lĩnh vực truyền thông? Cùng Hotcourses Vietnam giải đáp các thắc mắc về công việc này qua bài viết sau đây nhé.

20.8K