Thông tin du học
Du học nước ngoài: HƯỚNG NGHIỆP

Cách xin thực tập ở nước ngoài cho du học sinh

61.2K
xin thuc tap o nuoc ngoai

Thực tập ở nước ngoài là cơ hội tuyệt vời đối với du học sinh để thử sức trong môi trường làm việc thực tế, mở rộng các mối quan hệ và trải nghiệm sống. Nếu bạn có kế hoạch tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và định cư, trải nghiệm thực tập sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng tiềm năng. Vậy xin thực tập như thế nào? Khám phá ngay cách xin thực tập ở nước ngoài cũng như những bí quyết giúp hồ sơ xin thực tập của bạn trở nên nổi bật.

 

Hiểu rõ mong muốn, nguyện vọng bản thân khi đi thực tập

Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất của du học sinh là cố gắng ứng tuyển mọi vị trí thực tập sinh mà họ tìm thấy. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bạn mất thời gian do việc ứng tuyển dàn trải, và không có đủ thời gian đầu tư cho những cơ hội thực tập tuyệt vời. Thay vào đó, hãy xác định mục tiêu thực tập, suy nghĩ về các kỹ năng và kinh nghiệm bạn có, và vị trí phù hợp cho bạn dựa trên thông tin đó. Một số cách để thu hẹp việc tìm kiếm công việc thực tập phù hợp:

  • Dựa trên bằng cấp: Tìm kiếm các lĩnh vực nghề nghiệp phổ biến và chức danh công việc của những người cùng chuyên ngành với bạn.

  • Xem xét kinh nghiệm của bạn: Nghĩ về kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn. Chẳng hạn như, nếu bạn từng làm việc tại vị trí truyền thông trong câu lạc bộ của trường thì bạn có thể thực tập tại các vị trí về truyền thông, báo chí hay marketing.

  • Khám phá sở thích của bạn: Viết ra một vài lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn quan tâm và tìm kiếm công việc thực tập trong những lĩnh vực đó.

  • Bắt đầu từ việc nhỏ: Đừng cảm thấy áp lực phải có được công việc thực tập trong mơ ngay lập tức, đặc biệt nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc trước đó. Bắt đầu bằng cách khám phá các tổ chức địa phương nhỏ, các nhóm liên kết với trường học của bạn hoặc công việc tình nguyện để củng cố hồ sơ của bạn.

 

Bắt tay tìm kiếm công việc thực tập

Sau khi bạn có ý tưởng cụ thể hơn về việc thực tập nào phù hợp với bạn, hãy bắt tay vào tìm kiếm nó.

Dưới đây là một số cách tìm kiếm thông tin và xin thực tập ở nước ngoài: 

  • Truy cập các trang web việc làm: Có vô vàn trang web tìm kiếm việc làm khác nhau, như Glassdoor, Indeed, Monster, Reed,... Bạn có thể tìm kiếm các chức danh thực tập mà bạn quan tâm và thu hẹp kết quả theo vị trí, quy mô, ngành, xếp hạng công ty và hơn thế nữa. Bạn cũng có thể tạo tài khoản và tạo thông báo việc làm (job alert) trên các website này để nhận thông tin về các vị trí thực tập tiềm năng.

  • Tận dụng sự hỗ trợ từ trường đại học: Hầu hết các trường đại học đều có bộ phận hỗ trợ việc làm và định hướng nghề nghiệp. Bạn có thể tìm kiếm vị trí thực tập qua cổng thông tin của nhà trường. Đồng thời, các hội chợ nghề nghiệp và thực tập do trường đại học tổ chức chính là cơ hội tốt để bạn kết nối trực tiếp với những nhà tuyển dụng.

  • Tận dụng mạng lưới bạn bè: Rất nhiều bạn du học sinh đã tìm kiếm được việc làm qua sự giới thiệu từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, bạn học, giáo sư và cựu sinh viên. Hãy tận dụng mọi mối quan hệ trong mạng lưới của mình. Một chiến lược tuyệt vời khác là tìm kiếm các công ty bạn quan tâm và liên hệ với nhân viên ở đó để hỏi về cơ hội thực tập và xin giới thiệu. Biết đâu điều này sẽ giúp bạn có được cơ hội thực tập mơ ước đấy!

  • Liên hệ trực tiếp với các công ty: Nếu bạn đang muốn thực tập tại một công ty mơ ước, nhưng họ không có bất kỳ vị trí nào phù hợp ở thời điểm hiện tại, bạn có thể thử liên hệ với họ để hỏi về cơ hội thực tập.

 

> Bí quyết tìm kiếm công việc lý tưởng giữa mùa dịch Covid-19

> Thực tập ảo - cơ hội làm đẹp CV cho du học sinh

 

Chuẩn bị hồ sơ xin thực tập

Bất kể bạn ứng tuyển vào vị trí gì, có một số tài liệu thiết yếu mà bạn cần chuẩn bị. Hãy bắt tay chuẩn bị hồ sơ thực tập ngay từ bây giờ để sở hữu bộ hồ sơ chuyên nghiệp, ấn tượng nhất.

 

CV

CV là tài liệu ngắn gọn thể hiện kỹ năng, trình độ học vấn và nền tảng chuyên môn của bạn. Thông thường, CV sẽ chứa tên và thông tin liên hệ, trình độ học vấn, tóm tắt chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm bổ sung của bạn. 

Cách viết CV xin thực tập hiệu quả:

  • Sử dụng cấu trúc STAR (situation, task, action, results) để mô tả kinh nghiệm làm việc của bạn

  • Chứng minh kết quả bằng những con số định lượng (Ví dụ: "Tham gia công tác truyền thông và thu hút 2000 người tham dự sự kiện, 100% phản hồi tốt về sự kiện.")

  • Làm nổi bật một số thành tích, chương trình ngoại khóa hay giải thưởng quan trọng với bạn

  • Nhấn mạnh các kỹ năng mềm bạn sở hữu

 

Đơn xin thực tập

Đơn xin thực tập là một trong những yếu tố quyết định bạn có nhận được công việc thực tập đó hay không. Điều quan trọng cần lưu ý là đơn xin thực tập không nên chỉ liệt kê những gì có trong CV của bạn. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy khả năng và nguyện vọng thực tập của bạn. 

Một số mẹo cần ghi nhớ khi viết đơn xin thực tập:

  • Giới thiệu về bản thân một cách ngắn gọn, ấn tượng, thể hiện được tính cách, điểm mạnh của bạn

  • Tìm kiếm thông tin về công ty và đề cập đến một số điều bạn đã tìm được để thể hiện kiến ​​thức và niềm đam mê của bạn đối với doanh nghiệp

  • Chứng minh vì sao bạn phù hợp với vị trí này, thông qua kinh nghiệm làm việc trước đây, kỹ năng, hay kiến thức của bạn

  • Chia sẻ một vài ý tưởng về cách bạn sẽ đóng góp cho công ty nếu được nhận

  • Tùy chỉnh thư xin thực tập của bạn cho từng công việc mới mà bạn ứng tuyển

Bạn có thể tham khảo thêm về cách viết email xin thực tập một cách chuyên nghiệp tại đây.

 

Tự tin tham gia phỏng vấn

Trước khi phỏng vấn, hãy tìm hiểu trước một số thông tin cơ bản về công ty - chẳng hạn như sản phẩm/ dịch vụ họ cung cấp, đội ngũ lãnh đạo, đối thủ cạnh tranh,... Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng thông tin này để đưa ra một số câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Điều này cho thấy bạn là người ham học hỏi và thực sự hứng thú với vị trí thực tập đang ứng tuyển.

Ngoài ra, để chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn, bạn có thể nghiên cứu trước các câu hỏi phỏng vấn phổ biến và thử suy nghĩ trả lời nó. Một sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin thể hiện bản thân trong buổi phỏng vấn thực tập.

 

> 5 câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến và cách vượt qua chúng

> 30 câu hỏi tính cách bạn nên chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn

 

Theo dõi và giữ liên lạc với các công ty bạn xin thực tập

Khi bạn đã vượt qua cuộc phỏng vấn, hãy thở phào - phần khó khăn nhất đã kết thúc! Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, đừng quên gửi thư cảm ơn cho công ty, đồng thời đề cập đến những gì bạn đã học được từ buổi phỏng vấn. Điều này cho thấy bạn là người có tổ chức và chu đáo, giúp bạn gây ấn tượng mạnh mẽ trong mắt người tuyển dụng.

Sau một khoảng thời gian, nếu bạn không nhận được thư phản hồi từ nhà tuyển dụng, bạn có thể gửi email hoặc tin nhắn để hỏi thêm thông tin và cập nhật tình hình với họ. Ví dụ như:

Dear [contact name],

I hope you’re doing well. I wanted to follow up about the [job title] role. I really enjoyed meeting you and the team last week, and I’m very interested in the opportunity. I’d love to know if there’s any further information I can provide during your hiring timeline.

Thank you,

[Your name]

 

Hi vọng những bí quyết trên đây hữu ích đối với các bạn du học sinh đang tìm kiếm một vị trí thực tập tại nước ngoài. Hotcourses chúc các bạn sớm tìm được công việc mơ ước!

 

 

Nguồn: Glassdoor, Go Overseas

 

Bài viết được viết lại bởi Hoàng Thanh Phương vào ngày 28 tháng 09 năm 2021.

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

Freelancer: Là gì? Làm gì? Các trang web uy tín cho freelancer?

Với sự phát triển của công nghệ, hình thức làm việc tự do (freelance) cho phép bạn có nguồn thu nhập mỗi tháng mà vẫn chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc. Với các bạn du học sinh, freelance là hình thức làm việc lí tưởng bởi bạn có thể sắp xếp thời gian trong ngày để vừa học và vừa làm. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về freelancer, các công việc freelance phổ biến và một số trang web tìm kiếm công việc freelance uy tín!   Freelancer

192.1K
article Img

Dự đoán 10 nhóm ngành nghề siêu hot vào năm 2025

Làm sao để biết được nghề nghiệp có tiềm năng trong thế giới đang phát triển nhanh chóng này không phải là điều dễ dàng. Sự thật thì chỉ nghĩ thôi chưa đủ, quyết định ngành nghề đúng đắn cần dựa trên sở thích, thế mạnh của bạn và việc quan sát nghiên cứu thị trường việc làm. Bài viết của Hotcourses Vietnam sẽ điểm tên 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng nhất trong tương lai, dựa trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người trong xã hội hiện

138.8K
article Img

12 cách giúp bạn viết email chuyên nghiệp hơn

  Email sẽ là bạn đồng hành của bạn trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm và đặc biệt là phát triển sự nghiệp. “Giắt túi” những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn viết email thuần thục và chuyên nghiệp.   >>  10 lỗi thường gặp trong resume các nhà tuyển dụng ghét nhất   1. Đặt tiêu đề rõ ràng, dễ hiểu Tiêu đề có nhiệm vụ tóm tắt nội dung chính của email nên có vai trò quyết định việc mọi người có mở

109.6K
article Img

Ngành Phân tích dữ liệu: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

Ngành Phân tích dữ liệu (Data Analytics) là sự lựa chọn cho những ai đam mê thu thập, khai thác và xử lý các bộ dữ liệu để đưa ra quan sát, nhận định, báo cáo về một vấn đề cụ thể. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu các khóa học và cơ hội việc làm trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu qua bài viết sau!   Phân tích dữ liệu (Data Analytics) là gì? Phân tích dữ liệu là môn khoa học phân tích dữ liệu thô (raw data) để đưa ra được

101.8K