Thông tin về Cookies

Cookies giúp bạn dùng website hiệu quả hơn và nhận thông tin phù hợp. Khi cho phép tất cả, bạn đồng ý với cách dùng Cookies được nêu trong trang Thông tin về Cookies. Bạn có thể thay đổi lựa chọn này bất kỳ lúc nào.
Thông tin du học
Du học nước ngoài: HƯỚNG NGHIỆP

4 ĐIỀU NÊN ĐỀ CẬP TRONG CV CỦA MỘT CỰU DU HỌC SINH

14 Tháng Năm 2015
5.9K
share image

Bất kì ai, từ những người đã, đang hay sẽ du học cũng đều có thể kể ra hàng loạt những ích lợi của việc du học, chẳng hạn "bằng cấp giá trị", "trải nghiệm quý giá", "các khoảnh khắc tuyệt vời"… Tuy nhiên, bạn sẽ không thể cho những điều ấy trong CV của mình. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những điều cụ thể, có dẫn chứng rõ ràng.

 

Vậy thì đâu là những điều mà bạn không nên quên cho vào CV?

 

 

>> 4 cách tìm việc làm hữu hiệu cho du học sinh về nước

 

>> Đi phỏng vấn xin việc cũng như một cuộc hẹn hò!

 

 

#1: Nhắc tới trường đại học và chương trình học

 

 

Đây là thông tin đắt giá, luôn được đặt lên hàng đầu trong phần học vấn. Tuy nhiên, bên cạnh thông tin về tên khóa học (tên bằng cấp) và trường Đại học, bạn cũng nên cho vào tên thành phố và ngành chuyên môn.

 

Loại thông tin này nên được lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích của CV. Nếu đây là CV xin việc và vị trí mà bạn đang ứng cử có liên quan đến một môn học nào đó thì chi tiết này cũng nên được kể ra - kể cả đó có thuộc phạm vi học “chính thống” hay chỉ trong khuôn khổ một chương trình trao đổi ngắn ngủi.

 

Một số chi tiết khác mà bạn nên nhắc tới là tên đề tài nghiên cứu và số điểm trung bình.

 

 

#2: Đề cập trải nghiệm thực tập/làm việc

 

 

Nếu bạn đã từng tham gia các chương trình có tính quốc tế như là đi học trao đổi, đi thực tập ở nước ngoài hay dự các hoạt động học thuật đa văn hóa thì hãy cho vào mục kinh nghiệm chuyên môn.

 

Thử ngồi nhớ lại xem suốt thời gian du học bạn có tham gia chương trình học thuật nào của văn phòng quan hệ quốc tế tổ chức không.

 

Một số người chọn kết hợp cả kinh nghiệm chuyên môn lẫn cá nhân vào phần thứ hai này. Nếu bạn cũng có cùng quan điểm như họ thì đây là nơi có thể “chèn” thông tin về các hoạt động ngoại khóa: tình nguyện, làm thêm, tham dự hội nghị hội thảo hay các cuộc thi có liên quan đến ngành học (hoặc không). Loại thông tin này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng là người năng động, cởi mở với các nền văn hóa trước nhà tuyển dụng.

 

 

#3: “Khoe” kỹ năng

 

 

Kỹ năng quan trọng nhất nên đề cập trong phần thứ ba này là ngoại ngữ. Bên cạnh mỗi ngoại ngữ cũng cần cung cấp trình độ chung (tổng điểm IELTS, TOEFL…) hay thậm chí là ghi rõ trình độ của từng kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết (nếu kết quả của bạn khả quan, hoặc vì đơn vị tuyển dụng yêu cầu).  

 

Dạng kỹ năng phổ biến thứ hai là công nghệ thông tin. Tùy vào hiểu biết của bạn mà nên nhắc đến các chương trình tin học, phần mềm, ứng dụng…

 

Trong phần này, một số người cũng khuyên nên thêm thông tin về kỹ năng sống và làm việc nhóm. Chẳng hạn như kỹ năng làm việc trong một nhóm đa văn hóa, kỹ năng hòa nhập ở môi trường sống mới, kỹ năng vượt qua rào cản ngôn ngữ, kỹ năng giải quyết khủng hoảng…

 

 

#4: Chọn người giới thiệu là người nước ngoài

 

 

Ở phần đề xuất nhân vật tham khảo, bạn nên tận dụng các mối quan hệ quốc tế để chọn những người giới thiệu là người nước ngoài.

 

Họ có thể là giáo sư, người hướng dẫn, người tuyển dụng cũ, đồng nghiệp hay nhà tổ chức chương trình tình nguyện mà bạn từng tham gia – tóm lại là một người đã từng làm việc trực tiếp với bạn và có thể làm nhân chứng cho khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa cũng như những ưu điểm của bạn!

 

Nguồn : FLAZINGO

Không thể bỏ lỡ

article Img

12 cách giúp bạn viết email chuyên nghiệp hơn

Email sẽ là bạn đồng hành của bạn trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm và đặc biệt là phát triển sự nghiệp. “Giắt túi” những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn viết email thuần thục và chuyên nghiệp.   >>  10 lỗi thường gặp trong resume các nhà tuyển dụng ghét nhất   1. Đặt tiêu đề rõ ràng, dễ hiểu Tiêu đề có nhiệm vụ tóm tắt nội dung chính của email nên có vai trò quyết định việc mọi người có mở ra đọc ngay hay

91.6K
article Img

Khối C nên học ngành gì?

Khối C phù hợp với những bạn sinh viên yêu thích văn chương, viết lách và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử. Nếu bạn đang phân vân khối C có những ngành nào, cùng Hotcourses tìm hiểu về các ngành học của khối C mà bạn có thể theo đuổi để giúp bạn đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp.   > Thích viết thì nên du học ngành gì?   Khối C gồm những môn nào? Khối C chuyên về các môn thi Khoa học Xã hội, với tổ hợp

41.7K
article Img

Học marketing ra trường làm gì?

Marketing là một trong những ngành nghề phổ biến đối với các bạn trẻ. Sở hữu một tấm bằng marketing sẽ là bước khởi đầu tuyệt vời để bạn thực hiện tốt các công việc marketing sau này. Vậy học marketing ra trường làm gì? Để giúp bạn có một định hướng nghề nghiệp rõ ràng, sau đây là 7 công việc của ngành marketing mà bạn có thể lựa chọn trong tương lai. Cùng tìm hiểu xem học ngành marketing ra làm gì nhé!   > Ngành Marketing:

10K
article Img

Content creator là gì? Học ngành gì phù hợp để trở thành content creator giỏi

Content creator hiện rất thịnh hành và trở thành nghề mơ ước của nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 9x và Gen Z. Vậy content creator là gì? Công việc content creator là làm gì? Làm sao để trở thành một content creator có thu nhập cao? Hãy cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu qua bài viết sau đây. Không chừng, bạn cũng sẽ bén duyên với công việc này đấy.   Content Creator là gì? Content creator, hay người sáng tạo nội dung, được biết đến với vai

6.4K