Thông tin du học
Du học nước ngoài: HƯỚNG NGHIỆP

16 tính cách được các nhà tuyển dụng chào đón

78.5K
tinh cach cac nha tuyen dung chao don

Các giám đốc tuyển dụng luôn tìm kiếm những phẩm chất khác nhau nơi các ứng viên. Những tính cách  mà họ tìm kiếm có thể được chọn vì ứng với vị trí công việc nhưng đôi khi chỉ mang tính “cá nhân”. Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ có cảm tình với 16 tính cách dưới đây:

 

>> 5 câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến và cách vượt qua chúng 

>> 30 câu hỏi tính cách bạn nên chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn

 

1. Khả năng lắng nghe và giao tiếp

Dù bạn hoạt động trong lĩnh vực nào, việc giao tiếp và làm việc với đồng nghiệp, đối tác là tất yếu. Chính vì thế, nhà tuyển dụng sẽ luôn đề cao một ứng viên có thể trình bày rõ ràng ý kiến của mình, lắng nghe người khác cũng như khả năng thuyết phục, xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh. Trong bản CV của bạn, hãy chắc chắn bạn có những dẫn chứng cụ thể để chứng minh bạn có khả năng lắng nghe và giao tiếp tốt (nói trước đám đông, giải quyết một bất đồng trong nhóm, kết nối mọi người trong một sự kiện,…)

 

2. Xốc vác, nhiệt tình

Nếu bạn không thể thể hiện sự hào hứng với công ty trong cuộc phỏng vấn thì động lực nào đủ lớn để bạn làm việc? Đây là lối suy nghĩ “kiểu chuẩn” của giới tuyển dụng. Ứng viên được chọn sẽ luôn luôn là những người có khao khát lớn lao, và dồi dào năng lượng. Nếu bạn cứ nhẩm trong đầu “Mình cực thích công việc này”, “Hẳn sẽ rất tuyệt vời!” thì thái độ của bạn cũng tự nhiên sẽ thể hiện sự hào hứng.

 

3. EQ (Chỉ số thông minh cảm xúc)

Bạn có phải là người biết cách xoa dịu tình thế? Bạn có thấu hiểu được bản thân mình và có thể thúc đẩy, “lôi” được những nét tính cách tốt đẹp của người khác? Bạn có phải là người có thái độ tích cực… chính là những đánh giá ban đầu mà chỉ số EQ của bạn mang tới cho nhà tuyển dụng. Tuy EQ không được dạy ở trường nhưng nó lại đóng một giá trị rất lớn cho việc thành công của một ai đó, vì thế, bạn có thể tận dụng chỉ số này để ghi điểm với người đối diện khi đi xin việc.

 

4. Thái độ tôn trọng

Một trong những điều phá hỏng một buổi phỏng vấn nhất chính là thái độ thiếu tôn trọng. Thái độ này có thể là mang cà phê theo vào phòng, nhìn điện thoại trong lúc phỏng vấn hoặc quên tắt nó đi. Mọi nhà tuyển dụng đều luôn tìm kiếm những người hiểu chuyện và hành xử đúng mực. Hãy nhớ nói “làm ơn”, “cảm ơn”; và chỉ ngồi khi được mời.

 

5. Đam mê

Bạn làm việc một cách mê mẩn, hay chỉ cố để làm cho xong? Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn yêu công việc và sẵn sàng “lăn lộn”, nỗ lực hết mình cho công việc. Vì thế, hãy cho họ biết rằng bạn sẵn sàng học hỏi và sẵn sàng đóng góp.

>> Chọn ngành theo đam mê hay thị trường?

 

6. Ham học hỏi

 Tò mò học hỏi đồng nghĩa với việc bạn luôn tìm cách học hỏi và trau dồi bản thân, cho thấy rằng bạn không “ngủ quên trên chiến thắng.” Hãy thể hiện điều này bằng cách nghiên cứu về công ty, hỏi những câu hỏi đắt giá thể hiện rằng bạn quan tâm đến công ty và vị trí công việc mà công ty đang tuyển.

 

7. Sự chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp có thể được thể hiện bằng rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tỏ ra thân thiện nhưng đừng đến mức xem nhà tuyển dụng như BFF của bạn. Hãy trông thật chuyên nghiệp, có mặt trước giờ phỏng vấn và thể hiện tốt phép lịch sự.

>> Tại sao nhà tuyển dụng thích “chiếu cố” cựu du học sinh?

>> 4 cách tìm việc làm hữu hiệu cho du học sinh về nước

 

8. Có tinh thần làm việc nhóm

 Nhà tuyển dụng sẽ dễ bị thu hút bởi những người có tinh thần đồng đội, những người hiểu được giá trị của làm việc nhóm. Ví dụ, khi được hỏi về những đóng góp của bạn trong một dự án trước đó, đừng nói rằng “Tôi đã làm” mà thay vào đó, hãy nói rằng “Tôi đã góp phần xây dựng XYZ với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các đồng đội.” Tinh thần làm việc nhóm không chỉ thể hiện ở năng lực lãnh đạo của bạn, mà còn ở việc bạn hợp tác và lắng nghe những chỉ dẫn từ người khác như thế nào.

>> Các khóa học về làm việc nhóm

 

9. Trình bày dõng dạc, rõ ràng

 Bạn có từng tập luyện phản xa trước những câu hỏi khó? Nếu chưa, hãy tập trả lời những câu hỏi này bằng các dẫn chứng thuyết phục, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho phần trả lời của mình. Hãy cố tránh “ờ”, “ừm”. Nếu bị “nghẽn mạng”, hãy dừng lại một chút và dùng những câu như “Đó quả là một câu hỏi thú vị” để cho mình thêm thời gian suy nghĩ và lấy lại tinh thần.

 

10. Có tính tổ chức

Phẩm chất này có thể được đánh giá bằng nhiều cách. Nếu được hỏi tính tổ chức của bạn đã “toả sáng” thế nào trong những dự án phức tạp, hãy đưa ra nhiều ví dụ liên quan đến trải nghiệm làm việc trước đây của bạn. Các nhà quản lý luôn muốn nhân viên của họ làm việc hiệu quả, kỹ năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giỏi giang ra sao.

 

11. Làm việc hướng đến kết quả

 Nói về những kỹ năng tuyệt vời là một chuyện nhưng chứng minh nó lại là chuyện khác. Bạn nên sử dụng nhiều ví dụ để minh hoạ những thành tựu cụ thể của mình. Ví dụ, “Chúng tôi đã giúp tăng doanh thu lên 20%. Tỉ lệ hàng tồn kho giảm xuống 5%.”

 

12. Linh hoạt 

“Điều duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi” - và môi trường công ty cũng như vậy. Nếu bạn có thể cho thấy mình quen thuộc với sự thay đổi, linh hoạt, có khả năng phản ứng nhanh, thì bạn đã vừa ghi điểm quan trọng rồi đấy.

 

13. Tận tuỵ và trung thành

Cân bằng cuộc sống là điều quan trọng để có một cuộc sống vui vẻ, nhưng lúc này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẽ làm mọi thứ cho đến khi xong việc. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí “sếp”, thì điều đó nghĩa là bạn sẵn sàng làm việc ngoài giờ, cho đến khi công việc hoàn thành đúng thời hạn.

 

14. Ngoan cường

 Nếu bạn thể hiện được rằng bạn sẽ không dễ dàng chịu thua, bỏ cuộc, thì bạn đã phần nào thuyết phục được những nhà tuyển dụng khó tính. Sự quyết tâm, tinh thần ngoan cường và càu tiến học hỏi sẽ cho thấy bạn là một chiến binh đáng giá.

 

15. Tự tin

 Luôn có một ranh giới mỏng manh giữa tự tin và kiêu ngạo, và cũng có một lằn ranh giữa khiêm nhường và tự ti. Hãy tìm cho mình một vị trí ở giữa, đừng ngại thể hiện sự tự hào của mình với những công việc mình đã làm thông qua một nụ cười và những ví dụ cụ thể về những dự án thành công trước đây của bạn.

 

16. Hài hước

 Khiếu hài hước cũng thu hút phần lớn các nhà tuyển dụng. Bạn không cần phải đi học ở đâu cả, cũng không cần cố gắng chọc cười. Chỉ cần thể hiện khiếu hài hước thật thông minh và khéo léo thông qua những câu trả lời của mình. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng vượt mặt đối thủ.

 

Nguồn: Business Insider

Không thể bỏ lỡ

article Img

Freelancer: Là gì? Làm gì? Các trang web uy tín cho freelancer?

Với sự phát triển của công nghệ, hình thức làm việc tự do (freelance) cho phép bạn có nguồn thu nhập mỗi tháng mà vẫn chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc. Với các bạn du học sinh, freelance là hình thức làm việc lí tưởng bởi bạn có thể sắp xếp thời gian trong ngày để vừa học và vừa làm. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về freelancer, các công việc freelance phổ biến và một số trang web tìm kiếm công việc freelance uy tín!   Freelancer

192.1K
article Img

Dự đoán 10 nhóm ngành nghề siêu hot vào năm 2025

Làm sao để biết được nghề nghiệp có tiềm năng trong thế giới đang phát triển nhanh chóng này không phải là điều dễ dàng. Sự thật thì chỉ nghĩ thôi chưa đủ, quyết định ngành nghề đúng đắn cần dựa trên sở thích, thế mạnh của bạn và việc quan sát nghiên cứu thị trường việc làm. Bài viết của Hotcourses Vietnam sẽ điểm tên 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng nhất trong tương lai, dựa trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người trong xã hội hiện

138.7K
article Img

12 cách giúp bạn viết email chuyên nghiệp hơn

  Email sẽ là bạn đồng hành của bạn trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm và đặc biệt là phát triển sự nghiệp. “Giắt túi” những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn viết email thuần thục và chuyên nghiệp.   >>  10 lỗi thường gặp trong resume các nhà tuyển dụng ghét nhất   1. Đặt tiêu đề rõ ràng, dễ hiểu Tiêu đề có nhiệm vụ tóm tắt nội dung chính của email nên có vai trò quyết định việc mọi người có mở

109.6K
article Img

Ngành Phân tích dữ liệu: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

Ngành Phân tích dữ liệu (Data Analytics) là sự lựa chọn cho những ai đam mê thu thập, khai thác và xử lý các bộ dữ liệu để đưa ra quan sát, nhận định, báo cáo về một vấn đề cụ thể. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu các khóa học và cơ hội việc làm trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu qua bài viết sau!   Phân tích dữ liệu (Data Analytics) là gì? Phân tích dữ liệu là môn khoa học phân tích dữ liệu thô (raw data) để đưa ra được

101.8K