Thông tin về Cookies

Cookies giúp bạn dùng website hiệu quả hơn và nhận thông tin phù hợp. Khi cho phép tất cả, bạn đồng ý với cách dùng Cookies được nêu trong trang Thông tin về Cookies. Bạn có thể thay đổi lựa chọn này bất kỳ lúc nào.
Thông tin du học Mỹ
Mỹ: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI - Không thể bỏ lỡ

Trải nghiệm làm thêm ngay trên học xá ĐH Mỹ: từ rửa bát đến trợ giảng

công việc làm thêm ngay trên khu học xá đại học Mỹ

Mình hiện đang là sinh viên năm cuối tại trường Berea College, Kentucky. Tiếp nối chia sẻ “Trải nghiệm săn thực tập tại Mỹ: 8 tháng tăng tốc và 7 lần thất bại!” về kinh nghiệm xin thực tập thành công, hi vọng bài viết về trải nghiệm làm thêm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về đời sống du học và những cơ hội làm việc bán thời gian mà bạn có thể tiếp cận trên hành trình du học Mỹ của riêng mình.

 

>> Những công việc làm thêm đầu đời của các vị tổng thống Mỹ

 

Từ photocopy và… thái hành, rửa bát ở trung tâm giáo dục quốc tế…

 

Trước khi chia sẻ câu chuyện cá nhân thì mình muốn đính chính là không phải du học sinh nào cũng được làm việc hoặc làm nhiều việc. Tất cả phụ thuộc vào chính sách của các trường đại học mà sinh viên đó theo học. Tuy nhiên, có một số những quy định chung do sinh viên quốc tế ở Mỹ như là chỉ được làm tối đa bán thời gian trong trường học (chứ không được làm ngoài trường), tuy nhiên trong kì nghỉ ngắn ngày (kì nghỉ giáng sinh, xuân, hè…) thì sinh viên vẫn có thể làm toàn thời gian.

 

Trường mình là một ngôi trường đặc biệt. Nó đặc biệt không chỉ ở chỗ đó là miễn học phí với tất cả sinh viên theo học mà còn đặc biệt ở chỗ đó là các sinh viên phải làm ít nhất 10h/ tuần và tối đa là 20h/ tuần (ngoại trừ sinh viên năm nhất). Với sinh viên năm nhất, nhà trường sẽ chủ động tìm việc cho các bạn, nhưng từ năm hai trở đi, bạn có thể tự tìm việc trong trường và làm nơi bạn muốn. Về các loại hình công việc thì trường mình có đủ vị trí, từ lau dọn đến làm bếp, từ photo copy giấy tờ trong văn phòng tới lập trình viên cho các khoa… Thông thường, sinh viên năm nhất thường đảm nhiệm công việc lau dọn hoặc làm bếp vì những công việc này đòi hỏi chân tay nhiều. Vậy nên mình rất khâm phục nghị lực và sự cố gắng của tất cả các sinh viên trong trường mình vì để cân bằng việc học và làm những công việc nặng nhọc như vậy thì không phải đơn giản.

 

Mình rất may mắn vì khi tới trường, mình nhận được công việc không mấy nặng nhọc và nghe tên rất “oai”. Mình làm cho trung tâm giáo dục quốc tế với vị trí là trợ lí. Công việc mình làm là photocopy giấy tờ cho sếp. Thỉnh thoảng mình trả lời điện thoại với những câu hỏi thông thường sinh viên muốn biết. Tuy nhiên, việc nặng nhọc nhất ở trong trung tâm này là nấu ăn.

 

Mỗi thứ sáu hàng tuần, trung tâm có chương trình mời các sinh viên/ giáo sư đến nói chuyện về cuộc sống và học tập tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Ví dụ có giáo sư đến nói chuyện về Việt Nam thì trung tâm sẽ nấu món ăn Việt và mình là người phụ giúp nấu. Mình là người rất yêu nấu nướng nhưng vì số lượng người rất đông đến dự (có lúc đến cả trăm người) nên mình phải chạy đi chạy lại tìm mua nguyên liệu, xử lí nguyên liệu rồi rửa bát. Mình còn nhớ như in những ngày ấy, mình phải thái hành tây rất nhiều và nước mắt cứ tuôn. Mình đã học cách sáng tạo trong lúc làm việc nhờ những trải nghiệm đó. Có lúc mình ngậm nước trong lúc thái hành, có lúc mình để hành vào tủ lạnh thật lâu để thái không bị chảy nước mắt… Rửa bát cũng là nỗi ám ảnh đến đáng sợ với mình. Mình thích nấu ăn nhưng rất không thích rửa bát. Nhưng cứ mỗi thứ sáu tới là mình phải rửa một chồng bát ngất ngưởng. Sau rửa bát là lau nhà, đây cũng là nỗi ám ảnh với mình vì mình phải bê một thùng nước rất to để lau một cái nhà. Bản thân mình gầy gò (theo tiêu chuẩn Mỹ) nên những công việc nặng nhọc như vậy đòi hỏi rất nhiều sức lực. Nhiều lúc mình vừa làm vừa khóc và chỉ muốn bỏ cuộc, tuy nhiên, mình lại động viên bản thân “This too shall pass” (rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi).

>> 5 công việc làm thêm “chất” nhất thời du học

 

… đến cơ duyên trở thành sinh viên năm nhất duy nhất được làm trợ giảng môn Kinh tế vĩ mô!

 

Kì hai năm nhất, song song với việc làm ở trung tâm giáo dục quốc tế, mình làm thêm trợ giảng môn Kinh tế vi mô, và mình cũng là sinh viên năm nhất duy nhất được nhận công việc này. Vậy là mình làm 15h/tuần trong kì thứ hai của năm nhất.

 

Sang đến năm hai, về công việc thì mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều bởi mình chuyển hẳn làm toàn thời gian qua việc làm trợ giảng. Bên cạnh đó, do sinh viên năm hai được làm 20h/tuần nên ngoài trợ giảng, mình tìm thêm công việc về nghiên cứu và nhận tiếp 10h/ tuần. Với việc trợ giảng, công việc chính của mình là chấm bài và ngồi tại phòng làm việc của khoa để nếu sinh viên có câu hỏi thì sẽ đến gặp. Công việc này chủ yếu diễn ra vào buổi tối nên ban ngày mình vẫn có thời gian làm nghiên cứu và đến lớp. Với công việc nghiên cứu, mình chủ yếu làm nghiên cứu về các những người đóng góp tiền cho trường, các thông tin cá nhân và thông tin tài chính của người đó để trường mình làm tài liệu tham khảo. Năm hai diễn ra trong êm đẹp và mình được nhận những công việc thiên về trí óc nhiều hơn.

 

Tới năm ba, mình vẫn làm 20h/ tuần nhưng mình rút ngắn thời gian làm nghiên cứu xuống 5h/ tuần để thay vào đó là làm phó chủ tịch câu lạc bộ nghiên cứu về cổ phiếu 5h/tuần. Công việc này thì vô cùng thú vị vì mình luôn được tiếp xúc với những thông tin nóng hổi trên thị trường và áp dụng được những kiến thức mình học trên lớp vào việc mua bán cổ phiếu cho nhà trường. Có năm bạn khác làm cùng với mình và họ đều là những sinh viên rất xuất sắc. Hầu như các bạn đều được nhận thực tập hoặc việc từ những ngân hàng hay công ty tài chính lớn như JP Morgan, Goldman Sachs, Blackrock hay Big 4 như Deloitte, PwC, KPMG… hoặc học tiếp để vào trường luật.

 

Vậy là trên hành trình du học Mỹ, mình đã làm khoảng 4 công việc chính thức và nhiều công việc nhỏ trong các kì nghỉ ngắn ngày, với mỗi công việc đòi hỏi mình phải trau dồi các kỹ năng cụ thể. Ngay cả công việc “chân tay” ở năm nhất cũng dạy mình bài học về sự kiên trì và trân trọng những gì mình có. Mình tin rằng không chỉ riêng mình mà các du học sinh không có điều kiện khác cũng phải lăn lộn và cố gắng không ít. Nhưng những công việc ngay tại khu học xá trường đã giúp mình có một bộ CV đẹp để xin việc và những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống và công việc sau này. Mình rất biết ơn những trải nghiệm đã có được.

Study in the USA

Free

EBook Hướng dẫn du học Mỹ

Bạn thấy bài viết vô cùng hữu ích? Bạn có thể tìm thấy các bài viết tương tự đã được HCVN dày công biên soạn trong cuốn ebook Hướng dẫn du học Mỹ trên nhé.

XEM NGAY

Không thể bỏ lỡ

article Img

Kinh nghiệm đạt GPA 4.0 suốt 4 năm liền du học Mỹ bậc cử nhân

Học hỏi kinh nghiệm học tập từ những người đi trước sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học nơi xứ người. Bài viết dưới đây là chia sẻ của bạn Nguyễn Việt Hà My, sinh viên từng đạt được GPA 4.0 trong 4 năm học liên tiếp ngành Tâm lý học, tại Liberty University . Hiện Hà My đang theo học thạc sĩ ngành Tâm lý học phát triển ứng dụng (Applied Developmental Psychology) tại George Mason University .   >> Tìm hiểu du học

2.2K
article Img

Tác giả Đỗ Liên Quang: “Tại Mỹ, mình có cơ hội để phát triển bản thân nhiều nhất”

Đỗ Liên Quang hiện đang là Product Manager tại Amazon Web Services. Anh lớn lên ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk và nhận được học bổng du học Hà lan của United World Colleges vào năm lớp 11, sau đó là học bổng cử nhân của Đại học Duke, Hoa Kỳ. Cùng Hotcourses Việt Nam trò chuyện với Quang về tinh thần vượt lên khó khăn, quá trình săn học bổng du học toàn phần, góc nhìn trong ngành Neuroscienece, và cuốn hồi ký du học giàu cảm hứng của anh: Trường

1.2K
article Img

Hành trình thích nghi văn hóa Mỹ: từ tưởng tượng đến thực tế

Trước khi qua Mỹ du học, mình từng có thời gian du học ở một nước tại Đông Nam Á và hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc, tính ra cũng khá “từng trải” và “già đời”. Thế nhưng, thực tế những ngày đầu du học Mỹ vẫn làm mình khá ngỡ ngàng. Đây là câu chuyện thật của mình sau một năm bôn ba trên đất Mỹ, và các lời khuyên đưa ra hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân. Hi vọng những chia sẻ sau đây có thể giúp các bạn có được một góc nhìn thực tế, và xa hơn là giúp rút ngắn quá

1.2K
article Img

Bí quyết vững lý thuyết, chắc thực hành từ sinh viên Minerva, ĐH có tỉ lệ chọi cao nhất nước Mỹ

“Du học Mỹ có khó không?” là băn khoăn của rất nhiều bạn học sinh đang ấp ủ giấc mơ học tại xứ sở cờ hoa. Bên cạnh đó, làm thế nào để học tốt và áp dụng kiến thức đã học vào công cuộc tìm kiếm vị trí thực tập phù hợp cũng là những trăn trở phổ biến. Qua chia sẻ của bạn Đoàn Phương Linh, sinh viên năm 2 Đại học Minerva cũng là ngôi trường có tỉ lệ chọi cao nhất nước Mỹ, Hotcourses Vietnam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc kể trên. Hiện tại Linh đang theo học ngành

1.1K