Chuyện kiếm tìm một cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp với tấm bằng đại học trên tay của bản thân blogger Trangvivi và những người bạn của cô ở Phần Lan.
>> Du học Phần Lan: Học tiếng Phần vì tiếng Anh của người Phần
>> Du học Phần Lan: Lời khuyên du học sinh đi trước
>> Du học Phần Lan: Đi chợ và nấu nướng
Khó khăn và khả quan từ thị trường lao động
Khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ở Phần Lan đối với sinh viên Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Thứ nhất, người Phần Lan vẫn ưu tiên người Phần hơn trong việc tuyển dụng. Dù người Phần có thể giao tiếp bằng tiếng Anh thoải mái, khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ vẫn là một rào cản trong công việc, nó ảnh hưởng tới cách thức tổ chức công ty, các cuộc họp, hoạt động… Cho nên, nếu là người Phần thì sẽ đỡ bị xáo trộn hơn.
Tiếp theo phải kể đến khủng hoảng. Các doanh nghiệp ở Phần Lan cũng đang đương đầu với những thử thách lớn từ khủng hoảng kinh tế. Ngay cả ở những tập đoàn lớn cũng đã phải cắt giảm nhân sự như Nokia, Finnair, Metso. Nokia thậm chí còn phải bán mình cho Microsoft. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, triển vọng vào các công ty tập đoàn lớn của Phần Lan là khá thấp.
Tuy nhiên, có khó khăn thì cũng có những tín hiệu khả quan. Về mặt xã hội, dân số Phần Lan là dân số già nên trong một vài năm tới thị trường lao động sẽ cần phải bổ sung nhiều nguồn lực mới. Gần đây, một vài thành viên trong chính phủ Phần Lan cũng đã lên tiếng ủng hộ việc tuyển dụng thêm người nhập cư vào thị trường lao động của phần lan.
Một tín hiệu khác đó là việc một hệ thống các công ty mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và games, đang phát triển khá mạnh mẽ. Những công ty này cũng dễ chấp nhận tuyển dụng người nước ngoài hơn các công ty lớn. Sự sụp đổ của Nokia là một nỗi thất vọng lớn nhưng cũng thắp lên hi vọng mới cho nền kinh tế Phần Lan vốn từ lâu đã phụ thuộc vào công ty này. Ngày nay nhiều nhân viên trưởng thành từ Nokia đang bắt tay vào thành lập những công ty start-up. Hi vọng trong tương lai không xa họ sẽ tuyển dụng nhiều hơn.
>> Hướng đi nào sau khi tốt nghiệp Đại học?
>> 5 lí do bạn nên đi du lịch sau khi tốt nghiệp Đại học
>> Cân nhắc về việc học Thạc sỹ ngay sau khi tốt nghiệp Cử nhân
Một lối đi khác
Một cơ hội khác mà bạn nên cân nhắc đó là tự mở công ty cho riêng mình. Theo truyền thống, người nước ngoài thường mở nhà hàng chuyên bán đồ ăn nước họ, tuy nhiên với xu thế công nghệ hiện nay, bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến các hoạt động kinh doanh khác hơn từ việc nhìn nhận cơ hội từ thị trường Việt nam, Phần lan, và khả năng bản thân mình.
Một cô bạn tôi sau khi học ở đại học Vaasa đã chuyển qua tìm cơ hội ở Hà Lan. Sau một năm rong ruổi tìm việc, cô đã quyết định tự kinh doanh bằng cách mở các workshop dạy nấu đồ ăn Việt nam đồng thời cung cấp các dịch vụ như dạy nấu ăn và giới thiệu văn hoá tại các gia đình. Đây là một bước chuyển sự nghiệp khá thú vị.
Bạn có thể theo dõi những trang như HEL hay YRITYSSUOMI để tìm hiểu thông tin về khởi nghiệp.
>> Xu hướng về nước khởi nghiệp sau du học
>> Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của du học sinh
Một vài câu chuyện về tìm việc làm ở Phần Lan
Tôi biết một chị bạn người Việt tốt nghiệp đại học Bách Khoa Hà Nội và qua đây học Thạc sĩ về IT bằng học bổng NordSecMod. Khi chị nộp hồ sơ cho một công ty start-up, họ từ chối vì nói chị không phù hợp vào vị trí công việc đó. Nhưng do đặc thù ngành này, chị đề nghị công ty này giao cho chị một nhiệm vụ để làm trong một khoảng thời gian nhất định. Chị hoàn thành nhiệm vụ đó và công ty cảm thấy hài lòng nên đã nhận chị vào làm. Sau một thời gian làm việc chị đã lên làm Quản lý dự án kiêm luôn việc đào tạo nhân viên mới.
Có những bạn sinh viên Việt nam chủ yếu học IT cũng đã tìm được việc ở Phần lan. Về các lĩnh vực khác thì tôi không rõ lắm vì tôi cũng không quen nhiều người ở đây.
Lại có một câu chuyện về một anh bạn khác người Ecuador học chương trình về Global IT Management cùng trường tôi ở Turku. Trước đây, khi ở Ecuador anh cũng học về Quản lý công nghệ thông tin. Trong vòng 3 năm học thạc sỹ, anh đã quen chị người yêu Phần lan và cũng học tiếng Phần kể từ đó. Sau khi tốt nghiệp, anh lên Helsinki tìm việc và được nhận vào ngân hàng Nordea – một trong những ngân hàng lớn ở Phần Lan và Bắc Âu. Một anh bạn khác của anh học Industrial Management – University of Vaasa cũng tìm cơ hội ở Turku và Helsinki và sau đó cũng tìm được việc ở Helsinki.
Một cậu bạn Ấn Độ học cùng lớp với tôi, có một bằng thạc sỹ và một vài năm kinh nghiệm làm dự án về logistics. Anh này apply qua Na Uy và được nhận vào một công ty dầu khí lớn ở đó. Hai anh bạn Ấn Độ học IT ở Aalto, một người đang làm cho start-up Đan Mạch, một người khác thì qua Mỹ làm cho Microsoft. Nhìn chung ở Phần Lan, sau khi tốt nghiệp sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ có vẻ thành công hơn trong việc tìm việc làm.
Đối với nhiều sinh viên nước ngoài khác, việc làm có thể đồng nghĩa vỡi việc tìm kiếm cơ hội học tiếp lên Tiến sỹ. Thường thì với hình thức này bạn phải có cân nhắc và chuẩn bị ngay từ khi làm luận văn Thạc sỹ và luôn để ý đến trang web của các trường đại học không chỉ ở Phần Lan mà còn ở các nước khác nữa.
Việc apply học Tiến sỹ thường dài hơi hơn. Khi đó, bạn phải chuẩn bị một đề án nghiên cứu và liên lạc trao đổi với giáo sư về đề tài trước khi nộp. Đôi khi bạn còn phải thi thêm GMAT hay GRE để apply.
>> Các khóa học ngành CNTT và Khoa học máy tính
Một vài tips cơ bản:
- Tích cực tìm hiểu về các công việc bạn có thể đăng ký ngay trong thời gian học ở các trang web tìm việc
- Tham gia các hội chợ việc làm ở trường
- Thử làm những công việc vào dịp hè ở các công ty, mở rộng mạng lưới xã hội và lắng nghe thông tin từ đó.
- Tham gia vào các chương trình start-up như Aalto Entrepreneurship Society, Hanken Entrepreneurship Society, Boost Turku, Aalto Start-up Sauna… (Bạn có thể “follow” những group trên ngay từ bây giờ.)
- Học cách nắm bắt ý tưởng, kết nối với những người cùng ý tưởng và có thể sẽ giúp nghĩ khác hơn về hướng đi sự nghiệp của mình.
- Nâng cấp ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Phần hoặc một tiếng châu Âu), cập nhật các kĩ năng về IT và mạng Xã hội. Cuối cùng, một chút may mắn không bao giờ là thừa cả… right time, right place!
Một vài trang web tìm việc ở Phần Lan (chủ yếu bằng tiếng Phần và tiếng Thuỵ Điển) là Mol, Monster, Aarresaari, Academicpositions, Academicwork, và Europa. Ngoài ra, trang web về nghề nghiệp cho sinh viên của mỗi trường Đại học đều đăng các thông tin việc làm, và websites của các trường đại học là nơi tìm kiếm các công việc như trợ lý nghiên cứu vào dịp hè, hoặc các cơ hội làm Tiến sỹ.
Good luck!!!
Nguồn: TRANGVIVIBLOG