Thông tin về Cookies

Cookies giúp bạn dùng website hiệu quả hơn và nhận thông tin phù hợp. Khi cho phép tất cả, bạn đồng ý với cách dùng Cookies được nêu trong trang Thông tin về Cookies. Bạn có thể thay đổi lựa chọn này bất kỳ lúc nào.
Thông tin du học
Du học nước ngoài: LÊN KẾ HOẠCH DU HỌC

10 thực tế mà bạn sẽ gặp phải khi chuẩn bị luận án tốt nghiệp

66.4K
share image

 

Hẳn không ai trong số các sinh viên tốt nghiệp có thể quên được luận án cuối khóa. Những đêm thức trắng tìm tài liệu, ngập chìm trong các phân tích, chủ đề, rồi lại cuống cồng chỉnh sửa luận văn. Trên hành trình gian nan đó, có những vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng phải đến khi bắt tay vào làm bạn mới cảm thấy không ít gian nan. Qua bài viết này, Hotcourses Việt Nam sẽ chia sẻ 10 bí quyết giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho quá trình thực hiện luận án.

 

 

>> Top 12 công cụ giúp bạn hoàn thành luận văn MBA hiệu quả

 

 

1. Muốn xin chuyển người hướng dẫn

 

 

Nếu cảm thấy người hướng dẫn không cho bạn những lời khuyên cần thiết hay không để tâm vào việc hỗ trợ bạn, hãy đưa ra những lý do chính đáng với giảng viên hoặc người có thẩm quyền để xin đổi người hướng dẫn khác. Bạn không cần tìm một chuyên gia về lĩnh vực bạn đang làm, nhưng người đó phải đáng tin cậy, nhiệt tình, đưa được những lời khuyên đúng đắn và đặc biệt không khó chịu khi trả lời những câu hỏi nhỏ nhặt để có thể hướng bạn đi đúng đường.

 

 

 

 

2. Không định nói về luận án với những người xung quanh

 

 

Đừng nghĩ bạn bè hay gia đình làm việc/học tập các ngành nghề không liên quan hoặc không đủ "trình độ" để đưa ra ý kiến về đề tài và hãy xem đó là lợi thế để thu nạp những góc nhìn ngoài chuyên môn. Hơn nữa, các lĩnh vực khoa học - kinh tế - xã hội đều có sự liên quan mật thiết nên đôi khi bạn sẽ không nhận ra được những cái sai “ngớ ngẩn” mà người ngoài có thể dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ rằng họ không phải là người chấm điểm, vì thế chỉ nên tham khảo ý kiến còn vẫn phải bám sát vào những yêu cầu của luận án.

 

 

3. Máy móc trả lời các câu hỏi

 

 

Nếu làm theo kiểu trả lời lần lượt các câu hỏi, có thể bạn sẽ làm cho bài luận văn của mình bị rời rạc và thiếu sự liền mạch. Để biết bạn có đi đúng hướng và trả lời được câu hỏi đặt ra trong đề tài hay không, các giáo viên thường chấm điểm bằng cách đánh giá phần kết luận để xem bạn tổng hợp như thế nào. Vậy nên hãy dành nhiều thời gian để thực hiện chương cuối thật súc tích, rõ ràng và có logic.

 

>> Kinh nghiệm viết luận văn thạc sĩ

 

 

4. Để tâm đến tiến độ của người khác

 

 

Đừng bao giờ hỏi bạn bè bạn rằng họ đã làm đến đến đâu. Điều này làm cho cả bạn và họ bị phân tâm.

 

 

 

5. Nghĩ về việc đổi đề tài luận án

 

 

Có thể vào một ngày nào đó bạn sẽ cảm muốn thay đổi chủ đề của luận án và làm lại từ đầu. Việc này sẽ làm bạn thực sự mệt mỏi và hoảng loạn. Khi đó, bạn cần tham khảo ý kiến của người hướng dẫn và đưa ra những lý do bạn muốn bắt đầu lại từ đầu. Họ sẽ cho bạn lời khuyên xem những lí lẽ đó có hợp lý hay không. Tuy nhiên, khi đã quá muộn để bắt đầu lại từ đầu, bạn không nên thay đổi chủ đề vì đơn giản đó chỉ là hoảng loạn nhất thời. Hãy nhớ rằng bạn sẽ đến đích nếu cố gắng đến cùng.

 

>> Những lí do khiến bạn thất bại trong việc học tiến sĩ

 

 

6. Không thấy đủ

 

 

Sẽ có rất nhiều ý tưởng, thông tin tìm thấy trong quá trình làm luận án nghe thật xuất chúng nhưng đến khi đặt bút viết bạn lấy thấy không phù hợp với đề tài. Hơn nữa, trong trường hợp số từ bị vượt quá quy định, bạn sẽ cần phải đọc lại và loại bỏ bớt những gì không phù hợp. Điều này là hết sức bình thường! Đừng vì cố giữ lấy những "ý tưởng xuất chúng" và tiếc công sức tìm hiểu mà không dám bỏ bớt. Hãy làm luận án của mình súc tích hơn.

 

 

 

 

7. Hao tốn nhiều chi phí in ấn

 

 

Làm luận án nghĩa là bạn sẽ in như chưa từng được in do phải in bản nháp cho người hướng dẫn xem qua, in tài liệu… Và chi phí in sẽ tương đối cao nhất là nếu bạn không in ở trường, do đó hãy lên kế hoạch in ấn và kiểm tra kỹ lỗi chính tả, văn phạm, trình bày... trước khi in lại nữa, in lại mãi để không bị "cháy túi". Tốt nhất là in thử vài trang trước khi in toàn bộ để đảm bảo in đúng chế độ. Lưu ý là các trường đại học quốc tế thường có dịch vụ in ấn với chi phí thấp hơn nhiều so với in ở ngoài, bạn có thể tìm đến những dịch vụ này cho tiết kiệm.

 

 

8. Khó cân bằng đời sống luận văn – đời sống cá nhân

 

 

Bạn sẽ không còn thời gian dành cho những mối bận tâm khác trong khi làm luận án tốt nghiệp. Tuy nhiên bạn cần giữ sức khỏe và cân bằng cuộc sống riêng, và nhớ là đừng quên cất giữ cho mình kho lương thực những đồ ăn nhanh như bánh quy hay sữa.

 

 

 

 

9. Xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực

 

 

Kể cả khi bạn là một người vô cùng có tổ chức và cẩn thận, vào những ngày cuối của thời gian làm luận án bạn sẽ bị hoảng loạn và có những ý nghĩ “điên rồ” (như ở điều 5 chẳng hạn). Thậm chí khi đi ngủ bạn sẽ mơ về nó và cảm thấy luôn bất an. Đừng để những ý nghĩ tiêu cực xâm chiếm bạn. Hãy luôn giữa thái độ tích cực và nhớ lặp đi lặp lại câu “thần chú”: mọi chuyện rồi sẽ qua đi.

 

 

10. Tự hào với cuộc hành trình đã qua!

 

 

Khi đi vào những bước chỉnh sửa luận án cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy đây là những điều tốt nhất mà bạn từng làm. Đó là công sức trong những tháng dài và trong suốt những năm học của bạn. Hãy tự hào về nó!

 

Chúc các bạn may mắn và thành công!

 

 

 

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

IELTS Speaking: Các dạng câu hỏi, cách tính điểm và cách học hiệu quả

IELTS Speaking được đánh giá là kỹ năng khó và gây nhiều lo lắng do bạn phải tương tác trực tiếp với các chuyên gia bản ngữ. Để bạn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và kiến thức bước vào kì thi, Hotcourses Vietnam sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật về bài thi IELT Speaking, từ cấu trúc Speaking IELTS, cách học Speaking hiệu quả cũng như các tài liệu tự học.   > IELTS là gì? Cập nhật thông tin mới nhất về kỳ thi IELTS > Kinh nghiệm thi

122.1K
article Img

Motivation letter - Cover letter là gì?

Motivation letter hay Cover letter là lá thư thường được yêu cầu trong các hồ sơ xin học bổng, xin việc hay xin vào một chương trình học hoặc ngoại khóa . Mục đích chính của cả Motivation letter hay Cover letter là bày tỏ nguyện vọng của ứng viên cũng như thuyết phục mình là ứng viên phù hợp nhất cho học bổng, vị trí công việc hoặc khóa học nào đó.   Phân biệt Motivation (Cover) letter và Statement Of Purpose Nếu SOP có mục đích nói

101K
article Img

Bài tiểu luận (essay) là gì?

Bài luận (Essay) là một phần không thể thiếu trong các dạng bài tập du học sinh phải thực hiện khi học tập tại nước ngoài. Tìm hiểu về cấu trúc, thể loại và cách viết luận sẽ giúp các bạn làm quen và chuẩn bị tốt khi du học. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu cách hoàn thành bài tiểu luận thật ấn tượng qua bài viết sau đây nhé.   >>  Viết SOP, khoe sao cho khéo? >>  Bí quyết viết luận (assignment) đúng và hay

73.3K
article Img

Cách viết CV xin học bổng chuẩn

Không giống như các hồ sơ nhập học thông thường, hồ sơ đăng ký xin học bổng đòi hỏi các thí sinh phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Phần quan trọng nhất trong hồ sơ mà các hội đồng xét tuyển quan tâm đó là CV (viết tắt của Curriculum Vitae - bản lý lịch học tập và làm việc). Hotcourses Vietnam mời bạn khám phá cách viết CV xin học bổng qua bài viết này.    CV quan trọng thế nào trong quá trình xin học bổng?  CV là một yếu

65.6K