Thông tin du học
Du học nước ngoài: HƯỚNG NGHIỆP

Nên chọn nghề nào nếu thích làm việc với tiền?

2.1K
nghe nghiep lam viec voi tien bac

Nếu bạn thích làm việc với những con số hay cụ thể hơn là thường xuyên tiếp xúc và sử dụng dòng tiền thì có thể cân nhắc theo đuổi những công việc Hotcourses Vietnam liệt kê dưới đây. Các kỹ năng chuyên môn về tiền tệ của các công việc này sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho cuộc sống của bạn, nhất là ở khoản tự quản lý tài chính cá nhân.

 

>> 10 ngành học cho những ai đang băn khoăn trong việc chọn ngành

 

Kế toán viên

Trách nhiệm của kế toán viên là quản lý, kiểm kê và báo cáo các khoản thu chi của doanh nghiệp để đảm bảo công ty có thể hoạt động một cách trơn tru và hợp pháp. Kế toán viên còn phụ trách việc xử lý các loại thuế của doanh nghiệp, đề xuất cách chi tiêu hiệu quả và giám sát nguồn vốn hiện có. Kế toán viên sẽ phải thường xuyên làm việc với hệ thống máy tính để nhập liệu và truy xuất thông tin nhưng vị trí này không chỉ cần có tư duy số liệu nhanh nhạy và chính xác mà còn phải có khả năng xử lý các yêu cầu về luật lệ do chính phủ ban hành.

 

 

>> Các trường đại học giảng dạy ngành Kế toán

 

 

Kiểm toán viên

Công việc của kiểm toán là rà soát lại kết quả công việc của bộ phận kế toán nên nhìn chung hai vị trí này có một số tương đồng nhất định về kỹ năng chuyên môn. Điểm khác biệt quan trọng nhất là kế toán sẽ quản lý thu chi cho doanh nghiệp mỗi ngày trong khi kiểm toán lại thường được thuê từ các công ty chuyên môn khác để kiểm tra các hoạt động tài chính của công ty một cách định kỳ theo quý hoặc theo năm. Nhất là khi có các vấn đề khuất tất trong việc quản lý dòng tiền xảy ra trong doanh nghiệp thì vị trí kiểm toán sẽ đóng vai trò quan trọng để xác minh đúng sai rõ ràng. Nếu mọi hoạt động thu chi đều chính xác thì kiểm toán viên có thể sẽ đứng ra đề xuất các thay đổi phù hợp để công ty có thể chi tiêu một cách hiệu quả hơn cho hoạt động kinh doanh.

 

 

Chuyên viên tư vấn tài chính

Đúng như tên gọi, nghề này có nhiệm vụ giúp đỡ khách hàng sử dụng nguồn tiền để đạt được đúng mục đích cá nhân. Chẳng hạn như bạn sẽ phải tư vấn cho khách các chiến lược về đầu tư sức khỏe vào các chương trình bảo hiểm, giao dịch bất động sản trả góp, lập kế hoạch nghỉ hưu hay quản lý những khoản thuế. Bạn sẽ phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng để thấu hiểu mục tiêu tài chính của họ thì mới có thể vạch ra đường hướng sử dụng đồng tiền phù hợp. Các đầu việc chuyên môn chuyên viên tư vấn tài chính cần làm thêm là quan sát cách thị trường tài chính dịch chuyển, tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng và thường xuyên rà soát hồ sơ của khách mỗi khi cuộc đời họ có thay đổi như kết hôn, sinh con hay chuyển việc nhằm đưa ra các hướng đi khôn ngoan về tiền bạc. Công việc tư vấn tài chính có thể làm cho khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp. Tất nhiên nếu bạn càng có nhiều khách hàng thì thu nhập sẽ càng cao.

 

>> Phân biệt Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh

 

 

Chuyên viên phân tích tín dụng

Nghề này có nhiệm vụ đo lường mức độ rủi ro trong các hoạt động cho vay hoặc xét duyệt việcc nâng hạn mức tín dụng. Người làm nghề sẽ dùng phần mềm máy tính để tổng hợp và phân tích tình trạng tài chính của khách hàng bao gồm mức lương hàng tháng, lịch sử giao dịch, tài khoản tiết kiệm và thói quen tiêu dùng rồi dựa vào đó đưa ra quyết định có nên cấp phép cho khoản vay hay không. Sau đó chuyên viên phân tích tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi hồ sơ của khách để đảm bảo mọi khoản nợ đều được chi trả đúng hạn hoặc nếu không sẽ phải đề xuất hủy tài khoản tín dụng hay hạ hạn mức.

 

 

 

Chuyên viên phân tích tài chính

Dựa vào các dữ liệu thu thập được về thị trường kinh tế trong quá khứ và hiện tại, chuyên viên phân tích tài chính sẽ làm công việc dự đoán xu hướng phát triển của các lĩnh vực để đề xuất kế hoạch đầu tư cho các cơ quan chính phủ hoặc tư nhân. Sau khi quyết định đầu tư được thông qua, chuyên viên phân tích tài chính sẽ tiếp tục giữ vài trò giám sát tình hình của các thương vụ đầu tư. Tương tự như các công việc liên quan đến tiền bạc khác, người làm phân tích tài chính phải thực hiện đầu việc báo cáo thường xuyên cho nhà tuyển dụng. Bạn nào muốn theo đuổi nghề này sẽ phải có kiến thức sâu rộng về kinh tế, kỹ năng kế toán thành thạo và sử dụng phần mềm chuyên môn nhanh nhạy.

 

 

Quản lý bán hàng/ Bán hàng

Không có vị trí nào được tiếp xúc với tiền một cách trực diện như bán hàng hay quản lý bán hàng. Đem lại doanh số cho công ty càng nhiều thì thu nhập sẽ càng tăng cao nên về cơ bản thì tiền luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ai làm công việc bán hàng. Để bán được hàng thành công thì bạn phải sẵn sàng làm việc ngoài giờ một cách linh động, chịu thương chịu khó vì không phải lúc nào thị trường cũng sôi động và nhất là thường xuyên trau dồi khả năng giao tiếp hiệu quả với khách để “chốt đơn” nhanh chóng. Chuyên viên bán hàng nghe có vẻ không “oách” bằng những công việc khác trong bài viết nhưng đây là bộ phận trực tiếp đem loại doanh thu cho công ty nên nếu có các khoản thưởng thì nhóm này sẽ được hưởng đầu tiên.

 

 

>> Các trường đại học đào tạo ngành bán lẻ

 

 

Nhà báo chuyên mục kinh tế

Nếu bạn vừa yêu thích tiền tệ vừa đam mê viết lách thì có thể chọn con đường trở thành phóng viên chuyên mục kinh tế tài chính cho các tờ báo lớn nhỏ. Công việc này không trực tiếp sử dụng đồng tiền nhưng lại được tiếp xúc với nhiều thông tin liên quan đến tài chính của cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Vị trí này có ưu điểm là ít rủi ro và không nhiều áp lực như các công việc liên quan đến tiền bạc khác nên sẽ nhẹ đầu hơn một chút.

 

 

>> Thích viết thì nên du học ngành gì?

 

Nguồn tham khảo: Rasmussen

Không thể bỏ lỡ

article Img

Freelancer: Là gì? Làm gì? Các trang web uy tín cho freelancer?

Với sự phát triển của công nghệ, hình thức làm việc tự do (freelance) cho phép bạn có nguồn thu nhập mỗi tháng mà vẫn chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc. Với các bạn du học sinh, freelance là hình thức làm việc lí tưởng bởi bạn có thể sắp xếp thời gian trong ngày để vừa học và vừa làm. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về freelancer, các công việc freelance phổ biến và một số trang web tìm kiếm công việc freelance uy tín!   Freelancer

277.8K
article Img

Dự đoán 12 nhóm ngành nghề siêu hot vào năm 2030

Việc nhận biết nghề nghiệp có tiềm năng trong thế giới phát triển nhanh chóng hiện nay không hề dễ dàng. Thực tế, chỉ đoán mò thôi là chưa đủ, quyết định đúng đắn về ngành nghề cần dựa trên sở thích, thế mạnh của bạn và sự quan sát, nghiên cứu thị trường việc làm. Bài viết của Hotcourses Vietnam sẽ điểm tên 12 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng nhất trong tương lai, dựa trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người trong xã hội ngày

211.4K
article Img

12 cách giúp bạn viết email chuyên nghiệp hơn

Email sẽ là bạn đồng hành của bạn trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm và đặc biệt là phát triển sự nghiệp. “Giắt túi” những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn viết email thuần thục và chuyên nghiệp.   >>  10 lỗi thường gặp trong resume các nhà tuyển dụng ghét nhất   1. Đặt tiêu đề rõ ràng, dễ hiểu Tiêu đề có nhiệm vụ tóm tắt nội dung chính của email nên có vai trò quyết định việc mọi người có mở ra đọc ngay hay

116.9K
article Img

Planner là gì? Học gì để trở thành Planner thực thụ trong ngành Marketing

Planner là vị trí khá đa dạng, có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, Planner được miêu tả tập trung trong ngành Marketing. Được ví như “hoa tiêu” cho những chiến dịch quảng cáo, planner đặc biệt cần có những yếu tố và khả năng phù hợp. Vậy Planner là gì? Học gì để trở thành Planner trong lĩnh vực truyền thông? Cùng Hotcourses Vietnam giải đáp các thắc mắc về công việc này qua bài viết sau đây nhé.

20.8K