Thông tin du học
Du học nước ngoài: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI

Kinh nghiệm du lịch châu Âu của du học sinh Anh

share image

Lê Trung Hiếu, hiện là sinh viên năm 3 ngành Ship Science (Khoa học Tàu thuyền) tại University of Southampton. Nếu là fan của Đường lên đỉnh Olympia hẳn bạn sẽ nhận ra Hiếu trong 4 nhân vật của chung kết Đường lên đỉnh Olympia 8. Chỉ trong hai năm 2010 và 2011, Hiếu đã đặt chân qua các quốc gia Pháp (Paris), Bỉ (Bruges), Hà Lan (Amsterdam, Rotterdam), Ý (Pisa, Sicilia, Venice, Rome) và Đức (Munich). Hiếu thích đi du lịch, giao lưu, làm quen, giúp đỡ mọi người và truyền bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Tất cả những chuyến du lịch của Hiếu đều được bạn bè cho ở nhờ miễn phí và có nhiều trường hợp, các bạn làm hướng dẫn viên du lịch rất nhiệt tình. Chính vì vậy trong bài chia sẻ kinh nghiệm du lịch dưới đây ngoài việc hi vọng sẽ mang lại lời khuyên hữu ích cho tất các bạn sắp "du hý" Châu Âu, Hiếu còn muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới mọi người, những người đã giúp đỡ Hiếu có được những chuyến đi "thuận buồm xuôi gió".

 

Chia sẻ của Hiếu sẽ trải rộng từ khâu chuẩn bị đến những kinh nghiệm hành trình đặc biệt của riêng anh bạn, cùng với một số thông tin tổng hợp từ bạn bè:

 

1. Xin visa

Đặt khách sạn

(Chia sẻ của anh Trần Thanh Long, Postdoctoral Research Fellow (nghiên cứu sinh sau Đại học) tại School of Electronics and Computer Science (trường Khoa học máy tính và điện tử), đều thuộc University of Southampton). 

 

Tất cả các Đại sứ quán đều yêu cầu phải nộp danh sách các khách sạn/nhà nghỉ mình sẽ ở trong chuyến đi (nhất là khi đi tour nhiều nước). Vì vậy để cho kế hoạch được sắp xếp thuận tiện và khoa học, mọi người nên đặt khách sạn qua trang www.booking.com với tổng hợp gần như toàn bộ các khách sạn tại châu Âu. Chú ý là bạn nên lựa chọn các khách sạn có free cancellation (miễn phí hủy bỏ), để trong trường hợp thay đổi kế hoạch (hoặc là trong tình huống không xin được visa chẳng hạn) sẽ không mất tiền.      

 

Bảo hiểm sức khỏe

Các bạn có thể vào trang www.gocompare.com tìm một cái bảo hiểm sức khỏe thích hợp, riêng Hiếu đã sử dụng bảo hiểm của Bell. Bảo hiểm sức khỏe với bảo hiểm du lịch là một. Vì bảo hiểm có từng mức kì hạn khác nhau nên bạn cũng nên chú ý đến lựa chọn cho phù hợp, lưu ý là giá cả của việc mua bảo hiểm trọn gói cả năm hay backpack (thời gian ngắn) hoặc single trip (một chuyến duy nhất) không chênh lệch nhiều lắm. Bản thân Hiếu đã mua bảo hiểm cả năm với giá khoảng £22, trong khi đó một người bạn của Hiếu mua bảo hiểm loại backpack cho15 ngày đã tốn hết 10 bảng rồi.

 

Kinh nghiệm cho thấy bạn chỉ nên mua bảo hiểm loại rẻ nhất, vốn đã đảm bảo yêu cầu số tiền bảo hiểm mà các Đại sứ quán quy định. Để mua bảo hiểm này, bạn phải có thẻ cư trú ở Anh (UK resident).

 

Giấy tờ chứng nhận bảo hiểm

Trong danh sách các giấy tờ cần nộp cho đơn đăng kí xin Visa, bạn được yêu cầu phải chứng minh mình đã mua bảo hiểm du lịch. Nếu muốn nhận bảo hiểm bằng bản in, bạn sẽ phải nộp phí (khoảng vài bảng) và nhận được tại địa chỉ nhà sau 5 ngày. Thực tế thì bạn không cần nhận bản in, chỉ cần in bản xác nhận qua email là được (thường sẽ được gửi vào hộp thư online của bạn sau khi thanh toán).

 

Bao giờ thì có Visa?

Tùy theo mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về thời gian nhận Visa. Đối với Đức và Pháp, bạn mất khoảng 2 tuần làm visa là có. (Không thể ngắn hơn 2 tuần, họ ghi rõ trong luật là người Việt Nam cần 2 tuần để kiểm tra lý lịch hồ sơ).

 

2. Chọn hãng hàng không

Các du học sinh thường chọn hai hãng hàng không là Easyjet và Ryanair, vốn cung cấp những chuyến bay giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền khiêm tốn của sinh viên. Tại Anh, hai hãng bay này đều không khởi hành từ Heathrow mà xuất phát từ London Gatwick hoặc Stansted. Để đi từ trung tâm London đến hai sân bay này, các bạn có thể đặt vé tại easybus. Giá vẻ khoảng từ 6-10 bảng/chiều.

 

(Đặc biệt nếu các bạn từ Southampton thì đặt từ Southampton Central tới Gatwick Airport:  Đặt vé trên www.southernrailway.com rất rẻ. Theo chị Mai Chi, nếu đi từ 2 người trở lên thì cực kỳ rẻ (nhớ đặt sớm) ví dụ super group 2 thì £8/ lượt, super group 5 thì £15/ lượt (giá cho cả nhóm).

 

Nhìn chung Easyjet đắt hơn Ryanair, nhưng hai công ty này hiếm khi cung cấp dịch vụ trên cùng tuyến nên nên bạn không phải so sánh hai công ty này với nhau. 

 

Đặt vé của Easy jet

Phải cộng ít nhất 8 bảng cho việc giao dịch của thẻ Visa Debit. Vì những khách hàng sử dụng thẻ Visa Electron không bị mất phí nên bạn có thể nhờ ai đó có thẻ này đặt vé dùm cho tiết kiệm.

 

Đặt vé của Ryan air

Một ví dụ điển hình giá vé của Ryan air như sau

  • 39.98 GBP Total Fare

  • 0.00 GBP Taxes, Fees & Charges

  • 4.00 GBP Passenger Fee: CANX

  • 12.00 GBP Passenger Fee: Web Check in

  • 12.00 GBP Passenger Fee: Administration Fee

  • 67.98 GBP Total Paid

 

Có thể thấy là họ tìm đủ thứ để “sạc” thêm vào giá vé. Nhưng mà điều khá hay của Ryan air là thỉnh thoảng hãng không tính thuế (có thể nhìn thấy trong giá vé 0.00 tax) nên giá vé rất rẻ. Tuy nhiên, khi có thuế vào, chi phí của vé máy bay thường rất đắt. Chính vì thế bạn phải ngồi kiểm tra liên tục, đặc biệt là hãng này không phải thuận theo quy tắc người đến sớm mua rẻ hơn kẻ tới sau.

 

Hành lý

Cả hai hãng đều yêu cầu chỉ mang một hành lý xách tay có kích thước quy định, các bạn có thể vào trang web của hãng để có thông tin chi tiết. Easyjet không giới hạn cân nhưng Ryanair thì có. Theo trải nghiệm cá nhân, Hiếu nhận thấy Ryan air thường hay bị chậm giờ hơn Easjet.

 

Anh bạn cũng cho hay, nếu bay trong nội bộ nước Ý, các bạn có thể tham khảo hãng Alitalia, Hiếu đã đi thử, giá vẻ và phục vụ khá tốt.

 

Đọc tiếp Kinh nghiệm du lịch một số nước Châu Âu của Lê Hiếu

 

Link hữu ích

Không thể bỏ lỡ

article Img

19 điều sẽ giúp mối quan hệ “yêu xa” sống sót

Đi du học, nhiều khả năng bạn sẽ phải rơi vào hoàn cảnh của một người yêu xa. Vậy phải làm thế nào để “sống sót” khi lỡ để quên một nửa trái tim ở nhà?   >> Khi một nửa trái tim đi du học   1. Có đích đến cụ thể   Những câu hỏi đại loại “mục đích cuối ngày của bọn mình là gì?”, “Khi nào chúng mình sẽ hết phải rơi vào cảnh mỗi người một nơi?”, “Tương lai của bọn mình thế nào?”… cần phải được đưa ra và tìm

984.6K
article Img

10 khoảnh khắc khó khăn mà du học sinh (có thể) sẽ phải đối diện

Đi du học hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và đó sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn về nghị lực vươn tới thành công của chính mình. >>  Du học và những niềm vui nhỏ-mà-không-nhỏ >>  32 điều nên làm trước khi kết thúc đời sinh viên 1. Luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước mắt như chuyện xung

53.8K
article Img

Cách lập tài khoản ngân hàng khi đi du học

Quản lí tài chính là một kĩ năng quan trọng bạn cần biết khi đi du học. Để thực hiện các giao dịch và chi tiêu tại nước ngoài như chi trả tiền thuê nhà, đi lại, học tập và chi phí sinh hoạt hàng ngày, bạn nên mở một tài khoản ngân hàng tại quốc gia mà bạn sẽ sinh sống. Cùng Hotcourses khám phá các lợi ích của việc mở tài khoản ngân hàng với tư cách là sinh viên quốc tế, cách lập tài khoản ngân hàng khi là sinh viên du học,...   > 5 hành động

36.1K
article Img

7 bước đọc sách hiệu quả và nhớ lâu

Đọc sách là một thói quen rất tốt. Tuy nhiên, bạn có hay đọc xong một cuốn sách và sau đó chẳng nhớ gì? Thật là lãng phí khi chúng ta đã dành thời gian đọc nhưng lại không thu thập được kiến thức bền vững ứng dụng cho cuộc sống. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá 7 bí quyết khiến việc đọc sách đem đến nhiều kiến thức và giá trị lâu dài cho chính nhé  bạn.   1. Chọn lựa sách cẩn thận trước khi đọc Có vô vàn sách thuộc nhiều

27.4K