Du học ngành Khoa học Máy tính

VỀ NGÀNH HỌC

  • VỀ NGÀNH HỌC
  • NGÀNH HỌC NÀY CÓ DÀNH CHO BẠN?
  • CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
  • CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG KHÓA HỌC
  • YÊU CẦU TUYỂN SINH
Computer Science

Những cơ sở đầu tiên của ngành khoa học máy tính được cho là ra đời lần đầu tiên vào năm 1946. Mãi cho đến những năm 1940s, công nghệ máy tính mới thực sự phát triển và việc sản xuất máy tính mới được thực hiện hàng loạt. Ngày nay, ngành Khoa học máy tính mang lại nhiều sản phẩm ứng dụng cho đời sống hàng ngày như điện thoại di động, máy tính bảng, máy đọc sách điện tử…

NGÀNH HỌC NÀY CÓ DÀNH CHO BẠN?

Trong thế giới hiện đại, máy tính đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho tất cả mọi người - từ em bé 3 tuổi tập chơi game hay học chữ cho tới các các ông bà thi thoảng đọc tin tức hay chat với con cháu ở xa… Tuy nhiên không phải ai cũng có giải đáp về quy tắc hoạt động của máy tính. Đó chính là lý do vì sao các ngành khoa học về máy tính trở nên cần thiết.

Ngành khoa học công nghệ máy tính được thiết kế giúp sinh viên có được các kỹ năng cần thiết liên quan đến công nghệ máy tính hiện đại. Các bạn thường sẽ bắt đầu bằng cách làm quen với cấu trúc cơ bản của máy tính và các công nghệ cần thiết trong quá trình thiết lập và chế tạo máy tính.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Để học tốt, bạn phải có đam mê về máy tính và các sản phẩm công nghệ mới. Những môn học có liên quan trực tiếp đến ngành này là Toán và các môn Khoa học, đặc biệt là Vật lý. Sinh viên ngành này thường có kĩ năng phân tích và khả năng tập trung cao độ. Mặt khác, nhiều sinh viên IT cũng quyết định học thêm một số khóa đào tạo Sư phạm để trở thành giáo viên Tin học tại các trường tiểu học, trung học.

Các bằng cấp về khoa học máy tính mở ra rất nhiều lựa chọn cho sinh viên và du học sinh sau khi tốt nghiệp bao gồm cả việc trở thành một chuyên gia trong các nghành như: Phân tích máy tính; Lập trình máy tính; Lập trình mạng; Phân tích phần mềm; Thiết kế phần mềm; Chuyên viên kỹ thuật máy tính.

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG KHÓA HỌC

Ngành khoa học về máy tính thường có các khóa học cho bậc đại học và sau đại học. Những nội dung này được giảng dạy dưới hình thức lí thuyết cũng như thực hành. Thời gian của ngành học này thường kéo dài 3 năm nếu bạn học toàn thời gian. Hơn thế nữa, ngành học có rất nhiều các chủ để khác nhau mà bạn có thể lựa chọn theo học chuyên sâu hơn trong năm thứ 2 hoặc năm thứ 3. Một số trường cũng khuyến khích sinh viên dành một năm để đi thực tập tại các công ty, tổ chức. Thông thường các trường Đại học thường sẽ dành từ 12 đến 15 giờ/tuần cho các bài giảng lí thuyết – đây là lúc mà sinh viên nên trau dồi những kiến thức lý thuyết đặc biệt là những khái niệm và định nghĩa chuyên ngành. Sau đó, những bài tập thực hành tại phòng máy sẽ giúp sinh viên phát triển các kỹ năng kỹ thuật. Ngoài ra, một phương pháp giảng dạy khá phổ biến nữa là làm việc theo nhóm (viết báo cáo, làm thực hành nhóm...)

Về nội dung khóa học, thông thường sinh viên sẽ bắt gặp những môn sau đây: Kiến trúc hệ thống: cung cấp cho sinh viên một cái nhìn tổng quan và nền tảng kiến thức về việc làm thế nào một hệ thống máy tính được thiết kế và xây dựng.

Phân tích hệ thống: sinh viên được hướng dẫn để phân tích các chức năng của máy tính.

Phát triển phần mềm: đưa sinh viên đến với thế giới của các ứng dụng phần mềm.

Những môn học này là những môn học cơ bản cung cấp nền tảng kiến thức giúp sinh viên có thể thích ứng linh hoạt với các nghề nghiệp trong ngành khoa học máy tính.

Ở cấp độ thứ hai, sinh viên và du học sinh sẽ được giảng dạy các môn học như: Con người - giao diện máy tính, Thuật toán, Mạng và hệ thống điều hành

Và ở cấp cuối cùng, các môn học được giảng dạy bao gồm:

Phần mềm Quản lý dự án (hướng dẫn tạo kế hoạch dự án dựa trên những nhu cầu quản lý và điều hành qua mạng trong thực tế);

Kỹ thuật phần mềm (tiếp cận có hệ thống các phương pháp phân tích, thiết kế, kiểm tra, đánh giá kỹ thuật của phần mềm và các chương trình)…

YÊU CẦU TUYỂN SINH

Để được chấp nhận tham gia các khóa học về  khoa học máy tính ở cấp đại học của bất kỳ các trường đại học hay tổ chức giáo dục nào tại Anh, bạn phải đạt được ít nhất 3B tại GCE A Levels, hoặc bằng cao đẳng loại C ngành Kỹ thuật. Lưu ý rằng trong bất kỳ điều kiện nào ở trên, sinh viên và du học sinh đều được yêu cầu phải có ít nhất 5 C tại GCSE hoặc tương đương (đối với sinh viên nước ngoài) trong đó phải bao gồm Toán và tiếng Anh.

Về tiếng Anh, bạn cần đạt IELTS: từ 6.0 đến 6.5, trong đó tối thiểu các điểm thành phần là 5.5. Tuy nhiên tùy chương trình học và tùy trường sẽ có yêu cầu điểm tiếng Anh cao hơn hoặc thấp hơn, bạn cần kiểm tra kỹ yêu cầu khóa học để lên kế hoạch học tập và mục tiêu cho phù hợp.

Một số lựa chọn ngành Khoa học Máy tính khác dành cho bạn

3
4

Thiết Kế Trò Chơi Điện Tử

10 địa điểm tốt nhất để du học ngành Khoa học Máy tính

1
9
Úc
15,200 LƯỢT XEM Xem 103 khóa học
2
211
Mỹ
4,085 LƯỢT XEM Xem 241 khóa học
3
32
Canada
3,694 LƯỢT XEM Xem 81 khóa học
4
210
Anh Quốc
3,662 LƯỢT XEM Xem 263 khóa học
5
134
New Zealand
1,432 LƯỢT XEM Xem 27 khóa học
6
168
Singapore
814 LƯỢT XEM Xem 12 khóa học
7
69
Đức
598 LƯỢT XEM Xem 5 khóa học
8
154
Ireland
358 LƯỢT XEM Xem 11 khóa học
9
114
Malaysia
235 LƯỢT XEM Xem 12 khóa học
10
84
Hồng Kông
199 LƯỢT XEM Xem 2 khóa học

Tư vấn du học