Thông tin du học Mỹ
Mỹ: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI

Tổng kết livestream chia sẻ kinh nghiệm hoà nhập ở đại học Mỹ

1.8K
share image

Bài viết dưới đây tổng hợp nội dung chia sẻ cũng như phần hỏi - đáp của bạn Trần Khánh Linh trong Livestream “Chia sẻ kinh nghiệm hoà nhập môi trường du học Mỹ: Đỗ rồi, giờ sao?” vào ngày 03/11/2017 vừa qua.

 

 

ĐÔI NÉT VỀ TRẦN KHÁNH LINH:

  • Du học sinh năm 4 ngành Truyền thông và Xã hội học tại đại học Oberlin (Hoa Kì).

  • Học bổng 50,000 USD/năm tại trường Đại học danh tiếng Oberlin College

  • Đồng sáng lập và Trưởng BTC dự án nhiếp ảnh kể chuyện “When The Birds Fly Home" về những khó khăn, thách thức và cơ hội của du học sinh Việt khi trở về Việt Nam.

  • Sáng lập viên và Trưởng BTC dự án phi lợi nhuận “Hanoi Coffee Discussion” với mục đích tạo ra một không gian mở cho người Việt thảo luận một cách cởi mở về các vấn đề xã hội

  • Chủ nhân trang blog Daylalinh

  • Sáng lập viên dự án nhiếp ảnh “Finding Asia in America" về cuộc sống của người châu Á tại Mỹ, với hai triển lãm tại ĐH Oberlin

  • Đồng Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Oberlin

  • Nhiếp ảnh gia và Phóng viên báo The Oberlin Review

 

 

Vì sao đời sống xã hội quan trọng đối với du học sinh?

 

Đối với mình, đời sống xã hội (social life) là cực kì cần thiết đối với con người. Lí do đầu tiên, bất kì ai cũng có một nhu cầu cơ bản là kết nối với người khác. Rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra những người hay cảm thấy cô đơn hay ở trong tình trạng bị cô lập xã hội có nguy cơ tử vong cao hơn và chết sớm hơn. Có một cộng đồng những người yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ bạn ở sẽ giúp bạn ổn định và giảm nguy cơ mắc các bệnh tâm lý.

 

Thứ hai, xây dựng một đời sống xã hội bền vững sẽ giúp việc học tập của bạn dễ dàng hơn. Khi ở một mình, chúng ta thường có xu hướng trì hoãn công việc. Ngược lại, khi bạn có những người bạn cùng “vật lộn” với bài tập, bạn sẽ cảm thấy đỡ áp lực hơn, có động lực để học tập và làm việc hiệu quả.

 

Thứ ba, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đại học ở nước ngoài là một môi trường đa văn hoá và chủng tộc. Qua việc dành thời gian với bạn bè đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, bạn sẽ học được nhiều thứ, thay đổi nhân sinh quan và góc nhìn về nhiều khía cạnh cuộc sống. Ở trường đại học, các bạn thực sự sống cùng nhau, ăn cùng nhau và học tập, làm việc cùng nhau. Do đó, việc trao đổi văn hoá ở đại học cũng sâu sắc hơn rất nhiều khi bạn đi du lịch trong một khoảng thời gian ngắn.

 

Thứ tư, đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời để xây dựng những mối quan hệ ý nghĩa. Tại Lễ tốt nghiệp của trường đại học Stanford 10 năm trước, Steve Jobs từng phát biểu rằng: “Bạn chỉ có thể kết nối những dấu chấm, hay những dữ liệu cuộc đời, khi nhìn về quá khứ, nhìn lại những gì đã trải qua.” Những tình bạn giản đơn, đời thường ở đại học có thể mang lại nhiều lợi ích sau này: giới thiệu việc làm, đồng sáng lập một dự án hay một công ty, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong những tình huống phát sinh. Điều này không có nghĩa là kết bạn chỉ để lợi dụng sau này, nhưng hãy cứ chơi và mở lòng hết mình với mọi người!

 

 

>>> Du học Mỹ có gì thú?

>>> Sự khác biệt trong hệ thống giáo dục Mỹ

 

 

Làm thế nào để nhanh chóng hòa nhập môi trường du học và xây dựng một đời sống xã hội bền vững?

 

 

Trau dồi khả năng tiếng Anh và vốn từ vựng hay dùng

 

Việc trang bị khả năng tiếng Anh là điều kiện tiên quyết giúp bạn nhanh chóng “bắt nhịp” với việc học tập và hòa nhập với bạn bè tại trường. Ở Mỹ, bên ngoài môi trường giáo dục, nhiều người Mỹ nói rất nhanh và sử dụng nhiều từ lóng. Ví dụ như, thay vì nói “so cool”, người Mỹ hay sử dụng những từ lóng như lit, rad, dope; thay vì nói “your dress is pretty”, họ có thể nói “your dress is on point”. Chính vì thế, ngoài vốn từ vựng học thuật, bạn hãy trang bị cho mình kiến thức về vốn từ vựng đời thường mà họ hay dùng.

 

Bên cạnh đó, người Mỹ cũng rất thích đùa. Họ thường tỏ ra mỉa mai, xấu tính nhưng thực ra chỉ mang tính trêu đùa. Họ cũng sử dụng nhiều thông tin từ các chương trình truyền hình và phim ảnh họ xem. Nếu bạn không có nền tảng nào về văn hoá Mỹ thì sẽ giống mình năm nhất - nghe và cười trừ. Tuy nhiên, nếu không hiểu thì bạn cũng đừng ngại hỏi nhé! Việc mình đi du học, sử dụng hoàn toàn tiếng anh, không phải ngôn ngữ mẹ đẻ đã là điều đáng nể lắm rồi, không ai có quyền chê cười bạn. Trên thực tế, nhiều người Mỹ học ít ngoại ngữ hơn hẳn các nước khác, vì họ chủ quan rằng nước Mỹ là bá chủ và chỉ cần tiếng Anh là đủ.

 

 

Trau dồi kiến thức về văn hoá, xã hội và chính trị Mỹ

 

Về văn hoá Mỹ, bạn có thể tìm hiểu về gu âm nhạc của họ, các series phim nổi tiếng, văn hoá của từng trường bằng việc nói chuyện nói chuyện với sinh viên Việt đã và đang học, tham khảo thông tin trên Niche hay Princeton Review,.... Việc tìm hiểu trước về sốc văn hoá, văn hoá Mỹ và văn hoá trường cũng sẽ giúp bạn thích nghi nhanh hơn.

 

Về xã hội và chính trị, nước Mỹ là một đất nước đa chủng tộc, đề cao sự đa dạng. Người Mỹ, đặc biệt là các sinh viên Mỹ, rất thích bàn luận về chính trị bởi họ hiểu rằng lá phiếu bầu cử ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống cá nhân của họ thế nào. Để có được những cuộc nói chuyện ý nghĩa với người Mỹ, bạn cũng đừng quên trau dồi một số kiến thức cơ bản trước khi đến Mỹ. Ví dụ như, những đảng phái chính ở Mỹ (dân chủ và cộng hoà), quan điểm của người Mỹ về những vấn đề gây tranh cãi như abortion (bỏ thai), quyền sử dụng súng, chính sách bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, những chính sách của tổng thống Donald Trump,...

 

 

Tận dụng học kì đầu tiên để làm quen với bạn bè

 

Trong bốn năm học, học kì đầu tiên và tuần orientation (định hướng cho sinh viên mới vào trường) là thời gian quan trọng nhất để kết nối với bạn bè. Đây là lúc các bạn sinh viên mới vào trường, ai cũng háo hức kết bạn, cộng thêm việc khối lượng bài tập cũng chưa nhiều. Bạn hãy tận dụng khoảng thời gian này để xây dựng những mối quan hệ nhé!

 

 

Tự thúc đẩy bản thân cởi mở hơn

 

Vào đại học, khi mọi người phải chủ động kết bạn với nhau, mình cảm thấy khá bỡ ngỡ và “quá tải”. Đặc biệt, là người châu Á, là sinh viên quốc tế, bạn sẽ phải chịu một định kiến là “hội châu Á chỉ chơi với nhau, không chơi với người nước ngoài”. Vì thế, nếu bạn không chủ động bắt chuyện với người khác, người ta thường cũng không bắt chuyện với bạn. Ban đầu, mình cảm thấy khá khó chịu, nhưng dần dần mình đã học được cách thích nghi và tìm cách thay đổi bản thân để hòa nhập được với môi trường đại học. Quá trình này cũng giúp mình trở nên tự tin, cởi mở hơn rất nhiều. Mình cũng nhận ra rằng tất cả những kỉ niệm đẹp nhất ở trường của mình đều là những kỉ niệm cùng với bạn bè của mình.

 

hoa nhap khi di du hoc

 

 

Tham gia các tổ chức, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá

 

Hoạt động ngoại khóa ở Mỹ cực kì đa dạng: thể thao, âm nhạc, nghệ thuật, khoa học, tranh biện, quản trị trường,... Tuy nhiên, mình nghĩ rằng chất lượng hơn số lượng. Từ năm nhất, bạn hãy lựa chọn một vài tổ chức và CLB bạn thấy phù hợp với khả năng và sở thích của mình nhất và gắn bó với chúng. Đồng thời, khi bạn gắn bó với CLB cho đến khi trở thành sinh viên khoá trên, bạn sẽ có nhiều cơ hội để ứng cử cho những vị trí lãnh đạo, giúp bạn trưởng thành nhanh hơn và tốt cho quá trình xin việc của bạn sau này. Đa số các công ty ở Mỹ quan tâm rất nhiều đến những kĩ năng, trải nghiệm mà các bạn có thông qua các hoạt động ngoại khóa. Điểm số không phải tất cả!

 

 

 

Giải đáp thắc mắc từ độc giả

 

 

Làm sao để tạo thiện cảm và duy trì mối quan hệ với 1 người khác biệt về văn hoá?

 

Mình nghĩ điều quan trọng nhất là hãy tôn trọng sự khác biệt. Chúng ta đến từ những nền văn hóa khác nhau, sẽ có những thứ họ làm mà mình không hiểu được lí do. Hãy hỏi một cách chân thành, đừng tự giả định lí do hay có thái độ dè bỉu. Ngược lại, bản thân mình cũng cần thân thiện, cởi mở và không ngại chia sẻ văn hoá của mình với họ.

 

Về việc duy trì và xây dựng một mối quan hệ, mình nghĩ phải phù hợp về tính cách và phong cách thì mới chơi thân được. Tuy nhiên, hãy tạo thiện cảm đối với bất kì ai: cười nhiều hơn, biết cảm thông và quan tâm đến người khác, giữ lời và giữ chữ tín.

 

 

Có phải du học sinh Việt thường chơi với nhau và chơi với người châu Á là chủ yếu không?

 

Mình nghĩ là có tình trạng này thật, vì nhiều lí do chủ quan như ngoại ngữ không tốt, thích chơi với người Việt hơn, bản chất rụt rè hay đơn giản là các bạn du học sinh không quan tâm nhiều tới đời sống xã hội mà dành ưu tiên cho việc học. Tuy nhiên, mình cũng không thể phủ nhận những lí do khách quan. Trong một số ngôi trường đại học có ít sinh viên quốc tế, ít sự đa dạng hay có khuynh hướng chính trị bảo thủ, sinh viên Việt Nam và châu Á phải dựa vào nhau mà sống cũng là điều dễ hiểu. Mình nghĩ rằng việc du học sinh chơi chung với nhau không phải điều xấu, chỉ đáng tiếc là bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều sự đa dạng và khác biệt mà bạn sẽ khó có thể trải nghiệm lần nữa.

 

Lời khuyên của mình dành cho các bạn là hãy cân nhắc yếu tố văn hoá trường trong quá trình các bạn chọn trường. Đừng nhắm mắt chọn đại chỉ vì trường có xếp hạng cao hay trường cho bạn mức hỗ trợ tài chính lớn, bởi việc bạn có phù hợp và có hòa nhập được với văn hoá trường hay không sẽ là yếu tố lớn quyết định trải nghiệm đại học của bạn.

 

>>> Chọn trường du học Mỹ: Đừng bỏ qua khía cạnh văn hóa

(Bài viết của Trần Khánh Linh đăng trên báo Vnexpress)

 

 

Bạn có thể chia sẻ thêm về những công việc dành cho sinh viên ở Mỹ? Bạn thường lựa chọn những công việc làm thêm thế nào?

 

Mình nghĩ rằng công việc gì làm ra tiền và phù hợp với thời gian biểu và khả năng của mình thì cứ thử sức, học được gì hay không là phụ thuộc vào thái độ của mình.

 

Năm nhất và năm hai ở đại học, mình đã làm đủ các vị trí trong nhà ăn ở trường, những công việc tay chân như lau bàn, quét rác, dọn đồ ăn thừa,... mình đều phải làm. Những công việc này đã dạy mình biết trân trọng đồng tiền và công sức lao động. Có những dịch vụ mình quen được hưởng và cho nó là đơn giản, là điều đương nhiên, nhưng phải làm qua rồi mình mới biết nó nặng nhọc và đáng trân trọng thế nào.

 

Hiện tại, mình đang làm 2 công việc: thủ thư ở thư viện ngoại ngữ và trợ lý marketing ở trường. Những công việc này phù hợp với con đường mình muốn đi tương lai hơn, nhưng không có nghĩa mình sẽ quay lưng lại với các công việc chân tay mình đã từng làm.

 

Livestream chia sẻ kinh nghiệm hòa nhập môi trường du học Mỹ

 

 

Đội ngũ Hotcourses Vietnam chân thành cảm ơn Khánh Linh đã dành thời gian cùng chia sẻ với các bạn độc giả. Chúng mình tin rằng những kinh nghiệm quý báu của Khánh Linh sẽ giúp những bạn đang và sắp du học có những định hướng cho con đường sắp tới!

Trong khuôn khổ nội dung của bài viết, Hotcourses Vietnam khó có thể truyền đạt được hết những kinh nghiệm mà Linh đã chia sẻ. Các bạn đừng quên xem lại buổi livestream của Khánh Linh trên fanpage của chúng mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Study in the USA

Free

EBook Hướng dẫn du học Mỹ

Bạn thấy bài viết vô cùng hữu ích? Bạn có thể tìm thấy các bài viết tương tự đã được HCVN dày công biên soạn trong cuốn ebook Hướng dẫn du học Mỹ trên nhé.

XEM NGAY

Không thể bỏ lỡ

article Img

Kinh nghiệm đạt GPA 4.0 suốt 4 năm liền du học Mỹ bậc cử nhân

Học hỏi kinh nghiệm học tập từ những người đi trước sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học nơi xứ người. Bài viết dưới đây là chia sẻ của bạn Nguyễn Việt Hà My, sinh viên từng đạt được GPA 4.0 trong 4 năm học liên tiếp ngành Tâm lý học, tại Liberty University . Hiện Hà My đang theo học thạc sĩ ngành Tâm lý học phát triển ứng dụng (Applied Developmental Psychology) tại George Mason University .   >> Tìm hiểu du học

2.3K
article Img

Tác giả Đỗ Liên Quang: “Tại Mỹ, mình có cơ hội để phát triển bản thân nhiều nhất”

Đỗ Liên Quang hiện đang là Product Manager tại Amazon Web Services. Anh lớn lên ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk và nhận được học bổng du học Hà lan của United World Colleges vào năm lớp 11, sau đó là học bổng cử nhân của Đại học Duke, Hoa Kỳ. Cùng Hotcourses Việt Nam trò chuyện với Quang về tinh thần vượt lên khó khăn, quá trình săn học bổng du học toàn phần, góc nhìn trong ngành Neuroscienece, và cuốn hồi ký du học giàu cảm hứng của anh: Trường

1.7K
article Img

Hành trình thích nghi văn hóa Mỹ: từ tưởng tượng đến thực tế

Trước khi qua Mỹ du học, mình từng có thời gian du học ở một nước tại Đông Nam Á và hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc, tính ra cũng khá “từng trải” và “già đời”. Thế nhưng, thực tế những ngày đầu du học Mỹ vẫn làm mình khá ngỡ ngàng. Đây là câu chuyện thật của mình sau một năm bôn ba trên đất Mỹ, và các lời khuyên đưa ra hoàn toàn dựa trên quan điểm cá nhân. Hi vọng những chia sẻ sau đây có thể giúp các bạn có được một góc nhìn thực tế, và xa hơn là giúp rút ngắn quá

1.4K
article Img

5 bí quyết chinh phục phương pháp giáo dục kiểu Mỹ

Phương pháp học tập mới mẻ - kích thích khả năng phản biện là một trong những lý do sinh viên quốc tế chọn Mỹ làm điểm đến du học, nhưng làm thế nào để thích nghi và đạt kết quả tốt nhất? Cùng Hotcourses Vietnam tìm kiếm câu trả lời trong loạt bí quyết của các bạn du học sinh Việt Nam tại Mỹ.   >> Hành trình thích nghi văn hóa Mỹ: từ tưởng tượng đến thực tế   Ứng dụng công nghệ trong việc học   Nếu “gà mờ”

1.3K