Có nhiều hơn một lựa chọn cho những ai muốn ở lại Vương quốc Anh làm việc sau khi tốt nghiệp.
>> Phỏng vấn bắt buộc khi xin Visa Anh
>> Thủ tục xin Visa du học và chi phí sinh hoạt tại Anh
>> Hướng dẫn bỏ túi làm visa du học Mỹ, Anh Úc
Bạn có cần thị thực?
UKBA là cơ quan chuyên quản lí các vấn đề về nhập cư và thị thực tại Vương quốc Anh. Bạn có thể tìm hiểu xem liệu mình có cần thị thực để được ở lại Anh làm việc hay không tại trang này.
Nếu bạn hiện đang là học tập tại Anh và muốn làm việc hay mở công ty tại đây sau khi tốt nghiệp, có rất nhiều phương án xin thị thực cho bạn lựa chọn.
Visa Tier 2 General – Employment (dành cho người đi làm)
Bậc 2 (Tier 2) dành cho những sinh viên tốt nghiệp gần đây, bậc Cử nhân hoặc sau Cử nhân, PGCE hoặc PGDE (Chứng chỉ/Bằng cấp bậc Sau Đại học trong giáo dục). Bạn có thể đăng ký Tier 2 mà không cần phải rời Anh quốc nếu được nhận vào làm tại một công ty được UKBA cấp giấy phép. Danh sách các công ty được cấp giấy phép bạn có thể tìm tại đây. Như vậy, nếu bạn thực sự muốn ở lại Anh làm việc trải nghiệm sau khi tốt nghiệp, không nên nộp đơn tùy tiện vào bất cứ công ty nào mà hãy chủ động tìm việc tại những công ty có khả năng bảo trợ gia hạn visa (sponsor) cho bạn.
Công việc cho phép bạn ở lại Anh làm việc thường phải đạt một mức lương tối thiểu theo tiêu chuẩn đặt ra và mức lương tối thiểu đó không đồng nhất giữa các lĩnh vực và ngành nghề. Tuy nhiên, không có con số giới hạn cụ thể cho số thị thực Tier 2 được cấp. Cơ bản là bạn phải đạt được những yêu cầu cụ thể. Với loại thị thực này, bạn có thể ở lại UK trong vòng tối đa 5 năm và 14 ngày hoặc khoảng thời gian được cấp phép theo thị thực cộng thêm 1 tháng, tuỳ thuộc thời gian nào ngắn hơn.
- Tin visa du học Anh
- Cẩm nang du học các trường tại Anh
- Thủ tục xin visa Schengen từ Vương quốc Anh cho du học sinh
Visa Tier 5 – Temporary Worker (Làm việc ngắn hạn)
Bậc 5 là Thị thực làm việc tạm thời. Sinh viên tốt nghiệp có thể đăng ký thị thực bậc 5 với điều kiện họ phải rời Vương quốc Anh và đăng ký từ nước ngoài. Tuy nhiên, có một ngoại lệ là những ai đăng ký chương trình thực tập Sau đại học hay thực tập việc làm sẽ được chuyển sang thị thực bậc 5 ngay tại Anh. Bạn cần phải có một việc làm do một công ty được cấp phép và phải trải qua một đợt đánh giá.
Nếu bạn đã tìm được việc làm tại một trong các lĩnh vực sau đây, từ một đơn vị bảo lãnh có giấy phép, thì bạn đã đạt yêu cầu của visa làm việc ngắn hạn Tier 5:
- Công nghiệp sáng tạo và thể thao
- Từ thiện (công việc tình nguyện không lương)
- Công việc về tôn giáo
- Trao đổi của chính phủ
- Các Hiệp định quốc tế
Visa Làm việc ngắn hạn Tier 5 cho phép bạn làm việc tại Vương quốc Anh trong khoảng thời gian tối đa 12 tháng hoặc 24 tháng (tùy theo hạng mục visa mà bạn nộp: một số lĩnh vực như nghiên cứu Khoa học và Y khoa có thể kéo dài tới 2 năm)
Visa Tier 1 – Graduate Entrepreneur (Khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp)
Bậc 1: Thị thực Graduate Entrepreneur cho những người mới khởi nghiệp dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp và mong muốn thành lập doanh nghiệp tại Anh.
Bạn cần phải được xác nhận bởi một cơ sở đào tạo bậc Đại học tại Anh để có thể đăng ký visa hợp lệ. Khi đó, bạn sẽ phải chứng thực mình đã hoàn thành chương trình học ngay tại trường. Có 1.000 vị trí dành cho chương trình này vào năm đầu tiên. 1.000 vị trí tiếp theo sẽ được dành cho sinh viên hoàn tất khóa học MBA kể từ tháng 4 năm 2013. Với hình thức này, bạn có thể ở lại Vương quốc Anh trong vòng một năm đầu nhưng sau đó sẽ được gia hạn thêm 12 tháng tiếp sau đó, nếu nhà trường đồng ý tiếp tục xác thực giúp bạn.
Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng có tham gia vào hình thức chứng nhận này tại đây. Từ tháng 4 năm 2013, nhiều cơ sở đào tạo khác sẽ tiếp tục được bổ sung vào danh sách này.
Theo đó, kể từ tháng 4 năm nay, tất cả sinh viên bậc Tiến sĩ đã hoàn tất chương trình học tại Vương quốc Anh sẽ được ở lại đây để tìm kiếm việc làm hoặc khởi nghiệp đến tận 12 tháng sau khi hoàn tất. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên PhD sẽ có thể tập trung hoàn thành việc học và có thời gian phát triển kỹ năng việc làm ở Anh quốc.
Nguồn: Gov.uk