Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

Học tại các trường non trẻ: Tại sao không?

1.7K
share image

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn địa điểm du học, hãy thử xem xét những lựa chọn khác, tuy lạ lẫm hơn nhưng vẫn rất hứa hẹn: những ngôi trường mới thành lập nhưng đạt nhiều thành tích trong đào tạo.

 

Tổng quan

 

Trên bảng xếp hạng World University Rankings của Times Higher Education, “tuổi thọ” trung bình của các trường đại học được vinh danh là 200 năm. Trong đó, Đại học Tokyo – ngôi trường đứng đầu khu vực châu Á, được thành lập vào năm 1877, trong khi Đại học Oxford ở châu Âu ra đời sớm hơn rất nhiều – năm 1096.

 

Điểm mạnh không thể không nhắc đến khi nói về những ngôi trường này trước hết là bề dày truyền thống. Họ đã có một khoảng thời gian rất dài để xây dựng nên tên tuổi và truyền thống giảng dạy của mình, có trường thậm chí còn góp phần làm nên danh tiếng cho lịch sử của một quốc gia hay thành phố nào đó, có đội ngũ cựu sinh viên nổi bật, tài năng và các chương trình học bổng hấp dẫn, thu hút du học sinh từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế, sẽ không quá ngạc nhiên khi mọi người nghĩ đến Harvard, Cambridge, Oxford… ngay lập tức khi họ được hỏi “Bạn muốn học ở trường nào nhất?”

 

Tuy nhiên, khi bảng xếp hạng 100 Under 50 của THE ra đời vào năm 2012, người ta bắt đầu có suy nghĩ khác về những ngôi trường trẻ tuổi (thành lập chưa quá 50 năm). Ngày càng có nhiều trường đại học mới được thành lập, và mặc dù "khiêm tốn" về "tuổi đời" nhưng một vài trong số đó vẫn khẳng định được vị thế của mình, đủ sức cạnh tranh với các tên tuổi giàu thành tích khác. Tại bảng xếp hạng mới nhất năm 2015 của Times Higher Education, chúng ta có thể tìm thấy những cái tên tuy còn trẻ nhưng rất quen thuộc như Nanyang Technological University, Đại học Maastrict hay Đại học Warwick.

 

Câu hỏi ở đây là: Lý do gì khiến sinh viên các nước quyết định chọn những ngôi trường này làm điểm đến du học? Hotcourses Vietnam sẽ cho bạn câu trả lời ngay sau đây.

 

Tính mới mẻ

 

Kinh phí cho việc thành lập một trường đại học mới là cực kì đắt, nếu chúng ta so sánh với chi phí để nâng cấp một trường đại học cũ. Lấy ví dụ, chi phí ban đầu bỏ ra để thành lập Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST) lên đến 10 tỉ USD, và kể cả khi có được nguồn vốn khổng lồ như vậy, họ vẫn cần những quỹ bổ sung khác. Do đó, để có thể thật sự thu hút học viên nhằm duy trì và phát triển hoạt động của mình, những ngôi trường này cần những cách tiếp cận, cách đào tạo mới và sáng tạo hơn, thay vì đi theo những đường lối cũ mà nhiều nơi đã áp dụng. Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST) đã ứng dụng cách làm này và đưa chương trình của Mĩ vào giảng dạy từ năm 2011, trở thành ngôi trường đầu tiên ở Hong Kong áp dụng các giáo trình nước ngoài vào nội dung đào tạo.

 

Không ít sinh viên coi đây là lợi thế để phát triển con đường học vấn của mình. Họ cho rằng bằng việc theo học ở đây, họ sẽ có cơ hội tiếp cận với những kiến thức mới, giáo trình mới mà rất ít nơi giảng dạy và đầu tư tại nơi mà họ sinh sống. Họ tin rằng bằng cách này, họ sẽ phát triển được năng lực và năng khiếu của mình, mở ra những cơ hội để khám phá bản thân và có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

 

Tính tự do

 

Ông Umran Inan, hiệu trưởng trường Đại học Koc, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một bí quyết giúp cho trường thu hút được 4.600 sinh viên đại học, 1.100 sinh viên sau đại học và 490 nhân viên chỉ sau hơn hai thập kỉ (trường thành lập năm 1993) là sự sáng tạo và tự do. Ông cho rằng sẽ tốt hơn nếu các trường chấp nhận những sáng kiến, những giải pháp sáng tạo, thậm chí “không bình thường” thay vì ban hành những chính sách, quy tắc cứng nhắc, vì như thế mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi không còn những hàng rào bao quanh họ. Ngay cả cấu trúc tổ chức các phòng ban của trường cũng có những nét mới, cho phép trường hoạt động một cách linh hoạt và gần gũi với sinh viên hơn.

 

Nếu bạn là một người không thích bị gò bó trong khuôn khổ và mong muốn được thể hiện suy nghĩ của bản thân một cách thoải mái nhất, đây sẽ là một môi trường tốt dành cho bạn. Những trường đại học trẻ tuổi vẫn cần rất nhiều thời gian để định hình và phát triển, và rất có thể chính bạn sẽ là một trong rất nhiều sinh viên và nhân viên của trường đặt nên những viên gạch đầu để xây dựng văn hoá, truyền thống và hình ảnh của trường, theo cách của riêng bạn.

 

Một vài lựa chọn cho bạn

 

Nếu như bạn đã bị thuyết phục bởi những ưu điểm của các ngôi trường non trẻ, hãy thử xem qua bảng xếp hạng 100 trường đại học trẻ tuổi của Times Higher Education, và tìm hiểu những cái tên xuất hiện trong danh sách này. Xét trên số lượng các trường có tên trong danh sách, Úc là quốc gia có nhiều trường trẻ tuổi nổi bật nhất với 16 trường, vượt qua Vương quốc Anh với 15 trường. Một số nơi khác như Mỹ, Đức, Ireland hay Thuỵ Điển cũng đang thể hiện nhiều điểm tích cực khi có nhiều gương mặt xuất hiện trong "bảng vàng".

 

Lời kết

 

Lời cuối cùng, bài viết này không nhằm mục đích "lôi kéo" bạn theo học tại những ngôi trường trẻ tuổi, bởi vì tất cả những ưu điểm kể trên sẽ không còn ý nghĩa nếu bạn không thể tận dụng được chúng. Điều quan trọng hơn cả trước khi quyết định điểm đến du học là bạn phải hiểu được bản thân mình, hiểu được những gì mình cần và mong muốn được tiếp cận để có thể phát triển đúng với định hướng mà mình đặt ra. Do vậy, miễn là bạn chọn đúng, dù đó là một ngôi trường trẻ tuổi hay một ngôi trường truyền thống đi chăng nữa, bạn cũng sẽ có được sự tự tin cần thiết để vững bước trong suốt một chặng đường dài. Chúc bạn may mắn!

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

30.8K
article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

27.4K
article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào!     > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

13.8K
article Img

Làm ngân hàng thì học ngành gì?

Có rất nhiều ngành học cho phép bạn làm việc trong ngành Tài chính ngân hàng mặc dù...không theo học ngành liên quan. Giống như mọi doanh nghiệp khác, các vị trí công việc trong ngân hàng rất đa dạng nên bạn có nhiều cách để đầu quân vào môi trường ngân hàng nếu thật sự yêu thích. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá một số lựa chọn ngành học phổ biến, giúp bạn làm việc tại ngân hàng.   > 7 nghề nghiệp làm việc với tiền dành cho bạn

13.7K