Trở thành Chủ biên là cả một quá trình
Chi phí biên tập đang bị rút kiệt, quảng cáo trượt dốc và nhiều đầu báo đang lần lượt phải bỏ cuộc chơi, vậy nghề báo có còn là một nghề thu hút? Maggie Samways, tổng biên báo Metro là người sẽ cho bạn câu trả lời, và cả cách làm thế nào để trở thành một nhà báo thành công.
Chỉ trong 10 năm, cô đã “nhảy cóc” từ vị trí người đọc bản in thử đến cái ghế quan trọng nhất của Metro World News ở London. Những cộng sự của cô hiện là những người đang vận hành cho hơn 72 đầu báo. Mỗi ngày, Metro được đọc bởi 18 triệu người trên tổng số 23 quốc gia mà Metro đang có mặt.
Theo quan điểm của Samways, những thế hệ nhà báo trước đây đã dành gần như cả cuộc đời họ chỉ để làm một công việc giống nhau, tuy nhiên giờ đây bạn phải linh động hơn, xông xáo hơn. Tự tạo cơ hội cho mình bằng cách viết blog, liên kết rộng rãi trên Twitter… vì đây chính là nhưng công cụ hiệu quả cho công việc viết lách.
Bản thân cô cũng đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau để đến được vị trí của hôm nay. Ban đầu, cô theo học trường báo bởi yêu thích lĩnh vực dữ liệu báo chí và bình luận, nhưng công việc đầu tiên sau khi ra trường của cô lại là “đọc bản thảo”. Sau khi “chạy việc” cho ba phiên bản Metro Hoa Kỳ, trở thành người soạn đề mục bản tin cho New York Daily News, cô đã chuyển sang làm việc cho Metro World News tại London. Samways nói, chủ biên không phải là thành quả ngày chỉ sau một, hai ngày mà có được.
>> Du học ngành báo: Học gì và Ra làm gì?
Cần gì ở một nhà báo thời nay?
Hai lời khuyên Samways muốn dành cho những ai muốn theo đuổi nghiệp báo: Trước hết bạn phải là một người viết dồi dào, có thể xây dựng các lập luận thuyết phục và thứ hai là bạn phải quản lý được những “dấu vết” của mình trên mạng Internet, cần phải tồn tại trong thế giới đó, nhưng đừng quá nhạt nhẽo, cũng tránh “huyênh hoang”.
Coi trọng vấn đề đào tạo, tuyển dụng nên Metro thường mang lại rất nhiều cơ hội cho người trẻ. Các tòa soạn luôn tổ chức các chương trình thực tập sinh ở mọi cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống giáo dục của từng quốc gia, cũng như trình độ của mỗi sinh viên. Chính những kỳ thực tập này sẽ giúp họ định hướng cho tương lai của mình.
Một kỳ thực tập sẽ chỉ ra cho bạn biết mình sẽ phải gắn bó với điều gì, và có hợp với điều đó không. Chẳng hạn nếu muốn làm nhà báo kinh tế nhưng lại quá ngao ngán việc đọc các bảng tính (spreadsheet) thì chính kinh nghiệm thực tế này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.
Khả năng viết lách dĩ nhiên là một điểm cộng rất lớn, nhưng nhà báo ở thời đại này cần phải có khả năng kể chuyện bằng cách vận dụng những công cụ đa phương tiện: ảnh minh họa, video và cả đồ họa. “Bạn nên làm quen với quá trình sản xuất hậu kỳ bởi vì nó sẽ giúp bài viết của bạn có giá trị hơn nhiều”. “Ai cũng có thể quay phim từ Iphone, kể cả bà ngoại của bạn. Nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách đặt chúng vào trong ngữ cảnh của câu chuyện, phải biến sửa sang lại bằng Final Cut Pro hay Avid. Chỉ cần tham gia một khóa học về iMovie ở Apple Store là bạn sẽ có được kỹ năng cần thiết rồi”.
Tuy nhiên, dù công nghệ có hoàn hảo đến mấy thì bạn vẫn cần biết cách kể chuyện, và kể thật hay, bởi vì công nghệ không thể thay thế tư duy của một phóng viên. “Để có thể kể chuyện, bạn cần hiểu chuyện trước đã”.
Nguồn: Studentworldonline
Đọc thêm
>> Học làm báo miễn phí với Học viện BBC
>> 5 điều nên chuẩn bị trước khi theo học ngành báo
>> 10 trường đào tạo ngành báo chí có tiếng ở Mỹ