Thông tin du học
Du học nước ngoài: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI

Một số bí kíp “sống chung” với sinh viên quốc tế

3.8K
share image

Chia nhà với người lạ không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là những người bạn không nói cùng ngôn ngữ mẹ đẻ và có phong cách sống khác biệt. Đừng lo, có một số cách để bạn tổ chức tốt hơn việc chia nhà ngay từ những ngày đầu tiên.

>> Chuẩn bị gì khi đi nhập học?

Sòng phẳng trong tiền bạc

Trong trường hợp bạn phải nộp tiền nhà cho cô bạn chia nhà (thường là người đứng ra kí hợp đồng với chủ nhà thuê), việc sòng phẳng trong tiền bạc là vô cùng quan trọng. Bạn nên thống nhất một ngày cụ thể để nộp tiền nhà để tránh nhầm lẫn, cũng là một cách để quản lí cách tiêu tiền của bản thân. Một số ngân hàng điện tử có dịch vụ chuyển khoản online, bạn có thể thử tìm hiểu và chọn cách chuyển tiền tự động này để không quên trước quên sau, đây cũng là cách an toàn để chứng minh bạn đã nộp tiền nhà bởi sẽ được lưu lại trong lịch sử giao dịch.

Việc sòng phẳng trong tiền bạc cũng nên được thể hiện qua việc phân công mua những sản phẩm gia dụng: nước rửa chén, xà phòng giặt đồ, giấy vệ sinh… Tất nhiên bạn có thể chọn cách mua về rồi “cưa đôi” hóa đơn hoặc mỗi người mua một số thứ nhất định.     

>> Các hình thức ở trọ của du học sinh                   

Nên có “gia quy”

Anh bạn tôi (du học sinh tại Thổ Nhĩ Kỳ) trong chương trình trao đổi tại Hà Lan đã được xếp ở cùng phòng với một anh chàng người Bồ Đào Nha. Ngay từ đầu, cả hai đã thống nhất sẽ cùng dọn dẹp nhà cửa vào sáng Chủ nhật và giao ước này đã được thực hiện ro ro đến cuối năm học.

Minh Trang, khi chia nhà chung với hai cô bạn Rumani và Mexico cũng đã cùng họ lên hẳn một bảng phân công công việc rạch ròi được dán lên tủ lạnh. Cứ chủ nhật này Trang dọn toilettes – nhà tắm thì Cathy sẽ đảm nhiệm khu vực bếp còn Raluca phải lo phòng khách, phòng riêng của mỗi người thì “sạch bẩn ráng chịu”!

Việc chia việc như vậy sẽ giúp bạn có áp lực phải bắt tay vào công việc nhà, đặc biệt là ở những khu vực sinh hoạt chung. Ngoài lợi ích được sống trong một căn hộ sạch sẽ, bạn còn có cơ hội kết thân với những cô bạn chia nhà trong khi làm việc cùng nhau và nhất là sẽ hạn chế tối đa việc bị trừ tiền đặt cọc trong trường hợp nhà cửa bị “bỏ lơ” không người chăm sóc.

Nói trước bạn là người như thế nào 

Đừng ngại thẳng thắn chia sẻ về tính cách cũng như một số thói quen của bản thân ngay từ khi mới bước vào căn nhà chung, đó là cách để người kia hiểu bạn rõ hơn và cuộc sống chung dễ dàng hơn. Nếu phải chia phòng tắm, bạn có thể cho người bạn đó biết lịch học để tiện bề chia khung thời gian sử dụng sao cho thật tiện lợi.

>> Những người không nên kết bạn khi đi du học

Việc nói cho nhau biết về chính mình sẽ giúp bạn tránh được những tình huống không mong đợi. Chẳng hạn nếu không nói mình là người ghét khói thuốc, có thể bạn sẽ phải sống trong bầu không khí khói thuốc vì người kia cứ đinh ninh bạn không thèm để ý tới điều đó. Hay nếu không nói rõ rằng mình khá nghiêm túc trong việc học và chỉ học được bài vào buổi tối, có thể người bạn chia nhà sẽ suốt ngày mời bạn bè về chè chén tiệc tùng. Nói thật với nhau một lần ngay từ khi mới bắt đầu sống chung sẽ giúp bạn dễ thở hơn rất nhiều, thật đấy.  

Nhiệt tình, cởi mở

Cuộc sống chia nhà, chia phòng sẽ dễ chịu hơn nhiều nếu bạn được chia sẻ với những người bạn mới. Mới đầu có thể bạn sẽ ngại ngùng vì nhiều thứ (phong tục, phong cách sống, ngôn ngữ) nhưng “cụm từ khóa” quan trọng nhất là vẫn phải cởi mở chia sẻ. Khi bạn mở cánh cửa trái tim, chẳng có lí do gì người ta lại không đó nhận. Bạn có thể bắt đầu thói quen này bằng cách gõ cửa phòng người bạn chia nhà ngay chiều nay để “Say Hi” hoặc rủ họ nấu một món ăn Việt Nam nào đó, cuốn nem chẳng hạn.

Và nhớ, nếu có bất kì trục trặc gì trong cuộc sống, hãy nghĩ đến sự giúp đỡ của những người bạn chia nhà đầu tiên vì họ chính là người sẽ ở bên bạn ít nhất là cho đến hết một học kỳ.

 

________________________                                             

Link hữu ích

>> So sánh chi phí du học

>> Bí quyết tiết kiệm tiền khi đi du học

>> Hướng dẫn sử dụng Hotcourses

>> Cẩm nang du học Úc

Không thể bỏ lỡ

article Img

19 điều sẽ giúp mối quan hệ “yêu xa” sống sót

Đi du học, nhiều khả năng bạn sẽ phải rơi vào hoàn cảnh của một người yêu xa. Vậy phải làm thế nào để “sống sót” khi lỡ để quên một nửa trái tim ở nhà?   >> Khi một nửa trái tim đi du học   1. Có đích đến cụ thể   Những câu hỏi đại loại “mục đích cuối ngày của bọn mình là gì?”, “Khi nào chúng mình sẽ hết phải rơi vào cảnh mỗi người một nơi?”, “Tương lai của bọn mình thế nào?”… cần phải được đưa ra và tìm

998.4K
article Img

10 khoảnh khắc khó khăn mà du học sinh (có thể) sẽ phải đối diện

Đi du học hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và đó sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn về nghị lực vươn tới thành công của chính mình. >>  Du học và những niềm vui nhỏ-mà-không-nhỏ >>  32 điều nên làm trước khi kết thúc đời sinh viên 1. Luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước mắt như chuyện xung

54K
article Img

Cách lập tài khoản ngân hàng khi đi du học

Quản lí tài chính là một kĩ năng quan trọng bạn cần biết khi đi du học. Để thực hiện các giao dịch và chi tiêu tại nước ngoài như chi trả tiền thuê nhà, đi lại, học tập và chi phí sinh hoạt hàng ngày, bạn nên mở một tài khoản ngân hàng tại quốc gia mà bạn sẽ sinh sống. Cùng Hotcourses khám phá các lợi ích của việc mở tài khoản ngân hàng với tư cách là sinh viên quốc tế, cách lập tài khoản ngân hàng khi là sinh viên du học,...   > 5 hành động

37.3K
article Img

7 bước đọc sách hiệu quả và nhớ lâu

Đọc sách là một thói quen rất tốt. Tuy nhiên, bạn có hay đọc xong một cuốn sách và sau đó chẳng nhớ gì? Thật là lãng phí khi chúng ta đã dành thời gian đọc nhưng lại không thu thập được kiến thức bền vững ứng dụng cho cuộc sống. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá 7 bí quyết khiến việc đọc sách đem đến nhiều kiến thức và giá trị lâu dài cho chính nhé  bạn.   1. Chọn lựa sách cẩn thận trước khi đọc Có vô vàn sách thuộc nhiều

34K