Bảng báo cáo về xu hướng dịch chuyển của sinh viên quốc tế được QS phát hành tháng 1 năm 2014 vừa công bố một số thay đổi về xu hướng chọn ngành học, điểm đến của cộng đồng du học sinh toàn cầu.
>> Điểm trừ của du học sinh Việt
>> Bạn biết gì về du học sinh Việt?
Bốn “ông bự” giảm phong độ, Đức lên ngôi
Trong khi bốn điểm du học nói tiếng Anh danh tiếng là Mỹ, Anh, Úc và Canada vẫn tiếp tục tiếm giữ những vị thế hàng đầu, vẫn có thể nhận thấy sự sụt giảm của họ trong khoảng thời gian giữa năm 2009 và 2013. Cụ thể, Mỹ giảm 6.6%, Anh giảm 8,1%, Canada giảm 5,8% và Úc giảm 6,3% so với năm 2009.
Trong khi đó, nước Đức lại vùng lên, từ vị trí phổ biến thứ 7, hiện quốc gia này đã nắm giữ vị trí thứ 4 của bảng xếp hạng trong năm 2013. Có thể xem đây là bước tăng trưởng rõ rệt nhất trong giai đoạn này (tăng 8.9%). Cùng với Đức, các quốc gia Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan và Thụy Điển cũng đã nhìn thấy sự tăng trưởng, tương ứng 5.8% dành cho Thụy Sĩ, 4.4% cho Hà Lan, 3.2% cho Thụy Điển và 2.2 cho Pháp.
Ngoài ra, sinh viên cũng đang quan tâm nhiều hơn đến việc du học ở các quốc gia lân cận, điều này được gọi tên là sự phân vùng trên lĩnh vực giáo dục đại học toàn cầu (regionalization).
>> Tìm hiểu về các điểm đến du học
>> Điểm danh các phương án du học phổ biến
Các ngành học phổ biến
Nhóm ngành lớn nhất trong số các nhóm ngành được đánh giá là FAME, gồm các ngành Tài chính, Kế toán, Kinh doanh, Quản lý, Kinh tế, Hành chính và các ngành liên quan. Theo khảo sát dựa trên câu trả lời của các sinh viên đăng ký học trong thời gian 2009 và 2013, con số phần trăm những người chọn học nhóm FAME đã giảm xuống dưới 43%, tức giảm 8.6% so với năm 2009.
Ngược lại, nhóm STEM gồm các môn Khoa học tự nhiên và đời sống, Công nghệ, Kỹ sư và Toán lại ngày càng tăng 4.1%. Điều này được lý giải nhờ vào những triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng tăng trưởng. Tương tự, các ngành còn lại cũng có sự quan tâm nhiều hơn là Quan hệ quốc tế (1.7%), Truyền thông và phương tiện điện tử (0.4%) và Luật (0.2%).
Xét về tiêu chí lựa chọn điểm đến, học bổng và hỗ trợ tài chính cũng như triển vọng được ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp cũng là động lực được nhiều người coi trọng hơn trong những năm gần đây.
>> Tìm học bổng du học hệ đại học
>> Tìm học bổng du học hệ cao học
Những động lực nào khiến sinh viên lên đường du học?
Dưới đây là những tiêu chí khiến sinh viên quyết định lên đường du học và tỉ lệ quan tâm của những người tham gia khảo sát so với năm 2009:
- Sự công nhận quốc tế: - 0.6%
- Ảnh hưởng văn hóa và phong cách sống: - 1.7%
- Học bổng và hỗ trợ tài chính: +1.6%
- Triển vọng làm việc sau khi tốt nghiệp: + 0.8%
- Địa điểm của ngôi trường đặt trong tầm ngắm: +1.3%
- Tăng cường khả năng ngôn ngữ: -0.7%
- Phát triển mạng lưới: -1.5%
- Vấn đề thị thực: +2.1%
- Gần với địa điểm hiện tại: +0.1%
- Liên hệ với gia đình: - 1.2%
>> Du học bốn phương qua Ebook cẩm nang du học
>> 6 khám phá thú vị về hành vi tìm kiếm thông tin du học của du học sinh Việt