Thông tin du học
Du học nước ngoài: LÊN KẾ HOẠCH DU HỌC

Tâm sự của một người thầy nhân ngày 20-11: Tôi chọn nghề giáo!

12.5K
share image

 

>> Các khóa học ngành Nghiên cứu giáo dục quốc tế

>> Thầy cô tớ COOL thế đấy: Các bài dự thi

Xin cám ơn thầy giáo Phạm Văn Ánh, phòng đào tạo trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị đã đồng ý để Hotcourses chia sẻ những suy nghĩ của thầy nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 2012.

Ngày 20/11 sắp đến, tôi vừa tròn 4 năm tuổi nghề....

Sau những tháng năm miệt mài đèn sách, là một học sinh chuyên từ cấp hai, không thuộc hàng xuất sắc, nhưng tôi vẫn tự tin là có thể chọn vào một trường Đại học mà mình thích. Không phải theo kiểu “chuột chạy cùng sào”, mà với niềm đam mê, với suy nghĩ của một con mọt sách, với lời động viên của gia đình, tôi chọn nghề giáo.

Nếu tính tuổi đời, tôi sắp tròn ba mươi, một cái tuổi không còn nhỏ. Cách đây tám năm, đã có trò gọi tôi là thầy, nhưng tính tuổi nghề chính thức, tôi chỉ mới có 4 tuổi! Chỉ là một đứa trẻ mầm non trong nghề, có lẽ chính vì thế mà trong tôi luôn đầy ắp những câu hỏi, tại sao, tại sao và làm thế nào?

Một điều dễ thấy là tấm lòng cao cả, đức hy sinh vì nghề của nhiều người thầy. Trên con đường học của tôi, tôi cũng gặp không ít người thầy tận tâm như thế. Ngày tôi mới vào học trường chuyên, là một trong những học sinh vùng nông thôn mới lên, nên có nhiều kiến thức chúng tôi thua thiệt so với bạn bè. Hình ảnh người thầy tận tụy, từng đêm gọi chúng tôi đến, hướng dẫn thêm cho chúng tôi từng bài toán, từng vấn đề một còn mãi in đậm trong tâm trí của tôi... Nhưng ngày nay, cũng không quá khó để nhìn thấy những bất cập và cả tiêu cực trong nghề giáo! Nếu không tin, bạn mở và gõ vào trang google dòng chử: “tiêu cực trong giáo dục”, chỉ trong vòng 0,1 giây, các bạn sẽ thu được con số hàng trăm ngàn kết quả liên quan!

Trong đất nước chúng ta, dù còn nhiều khó khăn và bất cập, nhưng với những nét văn hóa và truyền thống riêng, nghề giáo luôn được coi là nghề cao quý. Và trong xã hội này, giáo dục được xác định là“quốc sách hàng đầu”, tất nhiên, vai trò và vị trí của người thầy là không nhỏ! Nhưng nên chăng, khi xã hội phát triển, kinh tế thị trường mở cửa, thì cũng cần có những cái nhìn tỉnh táo, sòng phẳng hơn về người thầy, về giáo dục, thay vì cứ bám mãi vào những định kiến mặc định. Để mỗi một người thầy, mỗi một cơ sở giáo dục và lớn hơn là cả hệ thống giáo dục biết nhìn lại mình để thay đổi mình trong cái mối quan hệ đa phương chiều này.

Có thể tôi biết, có thể không, nhưng chắc chắn tôi không đủ tầm để thay đổi, thậm chí chỉ là nghĩ đến những điều vĩ mô. Tôi chỉ ngẫm để tìm được đúng hướng đi cho mình, cho cái nghề cao quý mà tôi đang mang, để không phải cúi mặt khi ai đó “Chào thầy”! Tôi vẫn nhớ, lời của một lãnh đạo khi tham gia một buổi sinh hoạt với Chi đoàn GV chúng tôi: “Là cán bộ, giảng viên trẻ các bạn phải biết nghĩ về tương lai, nghĩ những lý tưởng cao đẹp hơn chứ không phải khi nào cũng chỉ biết nghĩ đến cái lợi trước mắt, những bon chen tầm thường của cuộc sống. Có như thế thì các bạn mới đặt mình đúng tầm của mình, mới có thể vượt qua và phát triển!”.  

Vâng, đó cũng là những điều mà tôi đã từng nghĩ khi chọn nghề, càng vững tin hơn khi tôi may mắn được làm người thầy góp phần đào tạo nên những giáo viên cho tương lai. Nhưng rồi càng ngày, thú thực, tôi lại thấy quá khó. Làm sao để nghĩ đến lý tưởng, làm sao dành trọn tâm huyết với nghề, khi cuộc sống của chính mình còn chưa đủ, dù là ở mức trung bình? Đó là tôi còn may mắn khi có được nhiều sự trợ giúp. Nhìn những người đồng nghiệp, nhiều khi phải tất bật ngược xuôi, hợp đồng thêm ở trường này, dạy thêm ở nơi khác,... có nhiều khi còn bỏ cả công việc ở trường chính của mình! Chưa kể đến, những lần tôi được về với vùng sâu, vùng xa, nhìn cái cảnh sống của những giáo viên nơi đây, mới thấy hết cái khó khăn của một nghề được gọi là cao quý! Loại trừ đi những “con sâu làm rầu nồi canh”, còn lại nên trách họ thế nào đây khi tiêu cực, dạy thêm, soạn bài hời hợt, lên lớp thất thường... từ đó mà ra? Bởi họ là những “người thầy” chứ không phải khi nào cũng dùng được cộc lốc mỗi chử “thầy”!

Khi đứng trên bục giảng, muốn lắm chứ, muốn truyền đạt cho học sinh, sinh viên những kiến thức mà mình có, những phương thức để họ tiếp cận tri thức, cả lòng nhiệt thành với nghề mà họ chọn. Nhưng,...có lần tôi đang dạy, nhìn những vẻ mặt ngơ ngác, những tâm hồn như đang ở ngoài những chùm phượng đang chờ để cháy hết mình, tôi bực: “Các em học hành thế hả, học thế này thì rồi sau này ra trường, các em dạy học sinh thế nào đây?”. Một sinh viên đứng dậy: “thầy cho em nói thật được không ạ, biết có được đi dạy không mà lo thầy ơi! Thầy có khi nào bơi giữa biển khơi không? Nếu nhìn thấy một bến bờ nào đó, một hòn đảo thôi, dù là nhỏ, là xa thì em cam đoan với thầy là chắc chắn ai cũng gắng, cũng bơi. Nhưng bơi mà không biết mình phải bơi đi đâu, đến bến nào thì thầy nói em phải bơi như thế nào?”. Tôi im lặng. Không khó để tôi trả lời, nhưng giá như ai đó trả lời giúp tôi, một câu trả lời đúng với lương tâm, với thực tế đang có! Thì có lẽ tôi đã không phải nhìn lên trời khi trả lời câu đó!...Thực tế, hơn một năm sau, trong một lần tôi lên trung tâm Thương mại Lao Bảo, đang lang thang ngắm vài món hàng thì: “Em chào thầy, thầy lên khi mô rứa?”...“hihi, có mô thầy, em làm đây cũng lâu rồi, lớp em chỉ có hai bạn đi dạy thôi, còn lại là đi làm đủ thứ, có nhiều đứa còn đang ở nhà thầy ơi.”!...

“Lý luận phải gắn liền với thực tiễn sinh động”. Không cần phải bàn cãi câu đó. Nhưng có mấy khi chúng ta tự nghĩ lại xem có phải khi nào đứng trên bục giảng, chúng ta đều làm được như thế, hay hơn hết thảy học sinh, sinh viên, chúng ta biết mình không phải khi nào cũng vẽ được tranh theo trường phái ấn tượng mà đem ghép hai mảng màu đó lại với nhau! Sẽ là tốt hơn, dễ chịu hơn nếu gắn chử “nghề” với chử “nghiệp”!

Nhân ngày 20 tháng 11 sắp đến, xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc! Mãi tận tâm tận lực với sự nghiệp trồng người, để tự hào và hân hoan chào đón ngày 20/11 như là ngày tết của riêng mình!

(PHẠM VĂN ÁNH)

 

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

Có nên học thạc sĩ?

Đối với rất nhiều sinh viên, sau khi hoàn thành bằng cử nhân thì nghĩ ngay tới việc tiếp tục học lên cao và nhất là đi du học. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn sinh viên và du học sinh đặt ra những câu hỏi như “Học thạc sĩ để làm gì?”, “Bằng thạc sĩ có tác dụng gì?” hay thậm chí “Có nên học thạc sĩ?”. Để có những nhận định rõ ràng hơn về lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc học thạc sĩ đối với bản thân, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!  

39.3K
article Img

Chứng chỉ FCE là gì? Những điều bạn cần biết về bài thi FCE

FCE có thể xem như là một chiếc chìa khóa đánh dấu sự khởi đầu của hành trình nhiều cơ hội thú vị, đặc biệt là thực hiện giấc mơ du học. Trong bài viết này, Hotcourses Vietnam sẽ cùng bạn khám phá chứng chỉ FCE và những điều bạn cần biết về kỳ thi này nhé.    Chứng chỉ FCE là gì? Chứng chỉ FCE, " First Certificate in English " là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tổng quát được cấp bởi Cambridge Assessment English - đơn vị tổ

36K
article Img

Nên học MBA ở đâu: Top trường đại học có chương trình MBA tốt

Chương trình học MBA ra đời nhằm mục đích trang bị cho người học những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp kinh doanh và quản lý. Tuy nhiên, học MBA ở đâu tốt, chương trình MBA quốc tế liệu có phù hợp với bạn? Hotcourses Vietnam sẽ đưa ra những trường có khoá học MBA tốt tại Mỹ, Úc, Anh, New Zealand, Canada và Ireland, được xếp hạng trong QS Ranking năm 2023. Hy vọng bạn sẽ tự trả lời được cho bản thân câu hỏi “Nên học MBA ở đâu?”.   >

28.4K
article Img

Chương trình Pathway là gì? Mọi điều bạn cần biết

Được thiết kế đặc biệt để giúp nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và học thuật, các chương trình Pathway đem đến một bước tiến quan trọng để bạn sẵn sàng cho giáo dục đại học ở nước ngoài. Cùng theo chân Hotcourses Vietnam khám phá mọi điều bạn cần biết về chương trình Pathway và lợi ích mà nó mang đến nhé!   Chương trình Pathway là gì? Pathway nôm na có nghĩa là “ con đường nhỏ” hay “lộ trình học tập” và được dùng phổ biến cho các

25.7K