Thông tin du học
Du học nước ngoài: HƯỚNG NGHIỆP

Cách nhận biết và vượt qua giai đoạn “kiệt sức” trong công việc

4.3K
share image

“Kiệt sức” hoặc “burnout” là tình trạng phổ biến bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong quá trình làm việc. Thực tế, những người càng tận tụy cống hiến cho công việc và quyết tâm đạt được thành công lại thường có xu hướng dễ bị kiệt sức hơn cả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho mọi người những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang kiệt sức và một số cách thức để vượt qua giai đoạn không mấy dễ chịu này.

 

>> 5 công việc làm thêm “chất” nhất thời du học

>> 4 cách tìm việc làm hữu hiệu cho du học sinh về nước

 

 

CÁC DẤU HIỆU CHỨNG TỎ BẠN ĐANG BỊ “KIỆT SỨC”

 

1. Không muốn làm gì, kể cả việc… thức dậy

Nếu mỗi sáng thức dậy bạn cảm thấy rất khó khăn để bước ra khỏi giường mà chỉ muốn ngủ tiếp thì đích thị là bạn đang bị “kiệt sức”. Khi gặp tình trạng kiệt sức, bạn sẽ mất hết mọi hứng thú trong việc hoàn thành tất cả mọi chuyện cho dù việc đó là to hay nhỏ. Thậm chí ngay cả việc bạn làm tốt nhất mỗi ngày cũng khiến bạn cảm thấy chán nản.

 

 

2. Suy nghĩ tiêu cực

Nếu bạn nhìn nhận tất cả mọi thứ dưới góc nhìn tiêu cực thì nguy cơ lớn là bạn đang “kiệt sức”. Tình trạng kiệt sức sẽ phủ một lớp màn đen u ám lên tất cả mọi sự việc xung quanh bạn và khiến bạn cảm thấy bực dọc và khó chịu suốt ngày. Tình trạng này sẽ khiến những việc nhỏ nhặt thường ngày vốn sẽ chẳng hề hấn gì với bạn bỗng nhiên trở nên nghiêm trọng gấp nhiều lần.

 

 

3. Sức khỏe giảm sút đột ngột

Thường xuyên mất ngủ, hay bị cảm vặt, nhức đầu, chóng mặt,… là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị kiệt sức vì công việc.

 

 

4. Gặp vấn đề trong các mối quan hệ

Khi kiệt sức, bạn sẽ có nguy cơ dễ mất kiểm soát trong hành động và lời nói, từ đó khiến các mối quan hệ gia đình và công việc bị ảnh hưởng. Theo một chiều hướng khác, vì kiệt sức nên bạn còn có thể tự cô lập bản thân với tất cả mọi người vì quá lười… giao tiếp. Tóm lại, khi bạn đang mệt mỏi trong công việc thì sự giao tiếp giữa bạn và mọi người xung quanh sẽ không còn được như xưa.

 

 

5.  Không bao giờ cảm thấy đủ

Trong giai đoạn bị kiệt sức, bạn sẽ luôn cảm thấy thiếu cái gì đó vì không điều gì có thể khiến bạn cảm thấy thỏa mãn. Việc hoàn thành một công việc được giao lúc này sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi chứ không còn cho bạn sự tràn trề hứng khởi như xưa. Vì không thỏa mãn với công việc nên vô tình khiến bạn dốc công dốc sức nhiều hơn để hoàn thành nó, từ đó khiến tình trạng kiệt sức ngày một tệ hơn.

 

 

6. Sợ

Đột nhiên bạn sợ bị mọi người đánh giá, sợ bị trễ deadline, sợ sếp mắng, sợ thua kém bạn bè, sợ khiến người khác thất vọng,… thì rất có khả năng bạn đang bị kiệt sức. Những gì bạn làm trong giai đoạn kiệt sức đều xuất phát từ nỗi sợ chứ không phải vì bạn yêu thích công việc như bình thường nữa.

 

>> 9 công việc trả lương để bạn chu du thế giới

>> Gặp gỡ 2 cô gái có câu chuyện làm thêm thú vị thời du học

 

 

CÁC CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN “KIỆT SỨC”

 

1. Ngắt kết nối

Công việc là một trong những lý do chính khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nên việc hạn chế kiểm tra email hoặc trả lời điện thoại là điều bắt buộc phải làm nếu bạn muốn vượt qua giai đoạn kiệt sức. Thay vì liên tục kiểm tra hòm thư và liên lạc với đồng nghiệp 24/7 thì bạn nên phân chia lại thời gian biểu mỗi ngày để bạn luôn có một khoảng thời gian hoàn toàn không kết nối với bất kỳ điều gì liên quan đến công việc.

 

Chẳng hạn như bạn có thể lập ra một điều luật là không bao giờ check email trong giờ ăn sáng – trưa – tối, trong lúc tập thể dục, tắm rửa,… Vào những ngày cuối tuần, bạn sẽ chỉ kiểm tra điện thoại và trả lời email trong 1 tiếng đồng hồ. Những việc này sẽ giúp bạn luôn có một khoảng thời gian trống để thư giãn và nghỉ ngơi.

 

Ngoài công việc, bạn cũng nên hạn chế sử dụng mạng xã hội trong thời gian mình bị kiệt sức. Trong gian đoạn này, việc nhìn thấy cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ của bạn bè mình trên mạng sẽ chỉ khiến tâm trạng của bạn trở nên u ám hơn.

 

Trong khoảng thời gian ngắt kết nối với mọi thứ, bạn có thể làm những hoạt động tự chăm sóc cho bản thân như đắp mặt nạ, xem một bộ phim, đọc một quyển sách, nấu một món ăn hoặc thậm chí là không làm gì cả để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.

 

 

2. Sắp xếp lại công việc một cách khoa học

Tình trạng kiệt sức xảy ra đôi khi không phải vì bạn có quá nhiều việc mà là do bạn không biết cách sắp xếp đầu việc để hoàn thành một cách có hiệu quả. Nếu bạn rơi vào tình trạng kiệt sức thì nên dành một ngày để phân chia công việc lại một cách hợp lý. Khi đó bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng và áp lực nữa vì khối lượng công việc của mình đã được lên kế hoạch để hoàn tất một cách chi tiết.

 

 

3. Dành những khoảng nghỉ nhỏ trong giờ làm việc

Con người thường làm việc hiệu quả nhất trong khoảng một tiếng đến một tiếng rưỡi nên sau khi làm việc đủ thời gian trên, bạn nên nghỉ khoảng 15 phút trước khi làm tiếp. Bạn có thể dùng thời gian nghỉ đó để đi vệ sinh, uống nước, ăn nhẹ, làm một vài động tác vặn xương cốt,… Tóm lại, nếu bạn thấy mình đang làm việc thiếu hiệu quả thì hãy ngưng ngay và làm một hoạt động khác để thư giãn đầu óc rồi quay lại làm việc sau.

 

 

4. Hoãn mọi kế hoạch

Nếu bạn đang có những ý tưởng tuyệt vời trong đầu lúc đang kiệt sức, hãy ghi chú nó vào sổ tay thay vì bắt tay vào thực hiện ngay. Giai đoạn kiệt sức là lúc năng suất lao động của bạn đang ở mức thấp nhất nên việc bắt đầu những dự án mới vào lúc này không những khiến bạn căng thẳng hơn mà còn có nguy cơ làm cho dự án dễ đi đến thất bại.

 

 

5. Ngủ

Thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến kiệt sức nên việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể và trí óc của bạn được phục hồi nhanh chóng. Nếu công việc đã ngốn hết thời gian trong ngày của bạn thì bạn có thể từ chối không đi chơi với hội bạn một thời gian để ngủ đủ giấc nhằm lấy lại sức.

 

 

6. Nhờ sự trợ giúp từ đồng nghiệp/ sếp/ gia đình

Khi bị kiệt sức, năng suất lao động của bạn sẽ bị giảm sút nên ngay cả việc làm đơn giản nhất cũng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Chính vì vậy bạn nên trình báo việc này với đồng nghiệp thân thiết hoặc với sếp quản lý trực tiếp để họ giúp đỡ bạn. Đồng nghiệp có thể hỗ trợ một phần việc để giúp bạn bớt được gánh nặng trong khoảng thời gian khó khăn còn sếp có thể cho bạn nghỉ một vài ngày để tịnh dưỡng. Ngoài ra, báo cáo tình trạng của mình cho gia đình sẽ tạo điều kiện cho họ tìm cách giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Hãy nhớ rằng bạn không nên chịu đựng tình trạng kiệt sức một mình bằng bất cứ giá nào.

 

Nguồn: DanielleLaporte, Worktolive, Entrepreneur, MayoClinic

Không thể bỏ lỡ

article Img

Freelancer: Là gì? Làm gì? Các trang web uy tín cho freelancer?

Với sự phát triển của công nghệ, hình thức làm việc tự do (freelance) cho phép bạn có nguồn thu nhập mỗi tháng mà vẫn chủ động lựa chọn thời gian, địa điểm làm việc. Với các bạn du học sinh, freelance là hình thức làm việc lí tưởng bởi bạn có thể sắp xếp thời gian trong ngày để vừa học và vừa làm. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về freelancer, các công việc freelance phổ biến và một số trang web tìm kiếm công việc freelance uy tín!   Freelancer

194K
article Img

Dự đoán 10 nhóm ngành nghề siêu hot vào năm 2025

Làm sao để biết được nghề nghiệp có tiềm năng trong thế giới đang phát triển nhanh chóng này không phải là điều dễ dàng. Sự thật thì chỉ nghĩ thôi chưa đủ, quyết định ngành nghề đúng đắn cần dựa trên sở thích, thế mạnh của bạn và việc quan sát nghiên cứu thị trường việc làm. Bài viết của Hotcourses Vietnam sẽ điểm tên 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng nhất trong tương lai, dựa trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người trong xã hội hiện

140.9K
article Img

12 cách giúp bạn viết email chuyên nghiệp hơn

  Email sẽ là bạn đồng hành của bạn trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm và đặc biệt là phát triển sự nghiệp. “Giắt túi” những quy tắc dưới đây sẽ giúp bạn viết email thuần thục và chuyên nghiệp.   >>  10 lỗi thường gặp trong resume các nhà tuyển dụng ghét nhất   1. Đặt tiêu đề rõ ràng, dễ hiểu Tiêu đề có nhiệm vụ tóm tắt nội dung chính của email nên có vai trò quyết định việc mọi người có mở

109.8K
article Img

Ngành Phân tích dữ liệu: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

Ngành Phân tích dữ liệu (Data Analytics) là sự lựa chọn cho những ai đam mê thu thập, khai thác và xử lý các bộ dữ liệu để đưa ra quan sát, nhận định, báo cáo về một vấn đề cụ thể. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu các khóa học và cơ hội việc làm trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu qua bài viết sau!   Phân tích dữ liệu (Data Analytics) là gì? Phân tích dữ liệu là môn khoa học phân tích dữ liệu thô (raw data) để đưa ra được

103.1K