Những sinh viên năm cuối có lẽ đã hơn một lần lo nghĩ về hướng đi sau khi tốt nghiệp Đại học, hoặc tỏ ra mất kiên nhẫn vì vẫn chưa tìm được việc ưng ý. Nhưng yên tâm đi, bạn không hề đơn độc trên “mặt trận lo lắng” đó…
>> Hướng đi nào sau tốt nghiệp Đại học?
>> Xu hướng về nước khởi nghiệp sau du học
>> Cân nhắc về việc học Thạc sĩ ngay khi tốt nghiệp Cử nhân
1. Bạn còn trẻ
Nếu đi học Đại học từ ngay sau khi tốt nghiệp THPT thì hiện giờ bạn mới chỉ 21,22 tuổi, thế nên chẳng có gì phải vội vã. Đừng vơ vội bất cứ công việc gì mà bạn được đề xuất mà hãy “cân đo đong đếm” kĩ lưỡng.
Becky Dnistrianskyj, cô bạn mới tốt nghiệp từ Đại học Cardiff, người đã thay đổi nhiều công việc khác nhau để tiếp tục công việc làm thêm của mình, chia sẻ: “Mình thấy chẳng việc gì phải chấp nhận những công việc lương thấp mà thậm chí mình còn không biết có thích nó hay không. Mình định sẽ tiết kiệm tiền trước, cho đến khi đưa ra được quyết định về công việc chính thức thì mình sẽ theo đuổi nó sau.”
2. Đừng phí thời gian đem so chính mình với người khác
Việc bạn bè đã kiếm được việc làm không có nghĩa là bạn thất bại, đơn giản chỉ là bạn đang muốn có được một công việc chắc chắn và phù hợp với mình nhất thôi.
3. Hãy tự khám phá chính mình
Quãng đời đại học có thể đã thay đổi con người và cách nhìn nhận cuộc sống của bạn. Vậy thì thay vì nháo nhào đi xin việc làm, tại sao không dành một khoảng thời gian để “tìm lại chính mình”? Chris Jenkins từ Đại học Southampton đã có một chuyến du hý đến Đông Nam Á sau khi tốt nghiệp: “Mình luôn muốn du lịch và trải nghiệm những nền văn hoá khác nhau, và mình đã có dịp biến ước muốn đó thành sự thật vào mùa hè trước khi bắt đầu đi làm. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy bước ra thế giới và cảm nhận, cho đến khi kiếm được việc làm thì bạn có thể trở về cũng không muộn!”
>> 5 lí do bạn nên đi du lịch sau tốt nghiệp Đại học
4. Ai cũng nhảy việc!
Những thống kê gần đây từ New College of the Humanities cho hay, có tới 19 trên 20 sinh viên mới tốt nghiệp đã từng nhảy việc trong vòng 3 năm đầu. Thế nên, hãy tự tin thay đổi và theo đuổi công việc mơ ước của mình.
5. Bằng cấp của bạn chẳng hề phí đâu
Dù bạn quyết định từ bỏ công việc nhà tâm lý học thì tấm bằng Tâm lý không hẳn là thừa thãi đâu! Tất cả những kĩ năng, kiến thức và các trải nghiệm thu nhặt trong thời gian đi học sẽ giúp bạn tự tin đảm nhiệm bất cứ công việc nào. Đây là lí do tại sao rất nhiều doanh nghiệp khá “cởi mở” trong khau tuyển dụng mà không gò bó một chuyên ngành cụ thể nào. Ví dụ, khi tuyển dụng vị trí Nhân viên kinh doanh, họ có thể nhận cả hồ sơ các bạn học Xã hội, Nhân văn chứ không nhất thiết chỉ là sinh viên Kinh tế.
6. Bạn không đơn độc
Marcus Zientek, nhân viên tư vấn hướng nghiệp tại Đại học Sheffield cũngng khẳng định một thực tế rất nhiều sinh viên vướng phải – đó là họ không có sự chắc chắn sau khi ra trường: “Có thể đó là những người có một mối bận tâm quá rộng mà không thực sự biết mình muốn làm gì, hoặc là những người thiếu tự tin về khả năng của mình.” Thầy cũng nói thêm “Việc lo lắng chẳng giúp ích được gì cả. Hãy bình tĩnh và lên một kế hoạch để biết bước tiếp theo mình cần làm là gì”.
Nguồn: Theguardian