Thông tin du học
Du học nước ngoài: LÊN KẾ HOẠCH DU HỌC

Cách tự viết thư giới thiệu (Letter of Recommendation)

203.3K
share image

Thư giới thiệu là một thành phần của bộ hồ sơ du học. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được một người biết Tiếng Anh hoặc thực sự hiểu những nỗ lực và thành tựu của mình để nhờ họ viết thư giới thiệu. Nếu bạn đang không biết tự viết thư “tâng bốc” bản thân như thế nào thì Hotcourses sẽ chỉ bạn ngay trong bài viết này nhé!

 

>> Hồ sơ du học Mỹ

Thư giới thiệu là gì?

Thư giới thiệu là một bức thư chính thức xác nhận khả năng hoặc kết quả học tập của một học sinh, thường được viết bởi giáo viên, hoặc quản lý nơi bạn làm việc. Mục đích của thư giới thiệu là để chứng thực những gì thầy cô biết về học sinh, cung cấp thêm các chi tiết tích cực về khả năng của học sinh để giúp Ban tuyển sinh hiểu rõ hơn về bạn.

 

Vậy tại sao bạn nên tự viết thư giới thiệu?

  • Lí do đầu tiên là không ai hiểu bạn hơn chính bạn. Những nỗ lực, những cống hiến trong vài năm qua không phải ai cũng trực tiếp chứng kiến. Vậy nên, khi được tự mình viết, bạn sẽ không bị bỏ lỡ những điểm quan trọng trong quá trình học tập và làm việc của mình.
  • Lí do thứ hai là vì các thầy cô giáo của chúng ta rất bận rộn nên để viết một bức thư hay sẽ mất nhiều thời gian của họ. Thay vào đó, bạn có thể viết và đưa giáo viên đọc, sửa và góp ý để bài viết vừa mang tính khách quan mà vẫn thể hiện được điểm mạnh của bạn.
  • Lí do cuối cùng là thư giới thiệu cần phải viết bằng tiếng Anh. Nếu thầy cô của bạn không biết ngôn ngữ này thì sẽ rất khó để viết hoàn chỉnh hay thể hiện được quan điểm một cách rõ ràng, mạch lạc. Bạn nên viết hoặc dịch bức thư sang tiếng Việt để gửi cho thầy cô đọc nhé!

 

Các lưu ý khi viết thư giới thiệu

Đặc điểm của một bức thư giới thiệu tốt

  • Kể những câu chuyện cụ thể và sử dụng các chi tiết cụ thể không được đề cập trong phần còn lại của bộ hồ sơ
  • So sánh người nộp đơn với các ứng viên khác mà người viết thư có thể đã biết.
  • Tập trung vào khả năng của ứng viên để thành công trong trường với tư cách là một sinh viên triển vọng

 

Đặc điểm của một bức thư giới thiệu chưa tốt

  • Sử dụng nhiều tính từ “đao to búa lớn” mà không liên kết chúng với các ví dụ cụ thể.
  • Đánh giá người nộp đơn dựa trên thành tích của họ mà không so sánh người đó với các sinh viên khác.
  • Tập trung vào những phẩm chất cá nhân chung mà không đặt chúng trong bối cảnh về cách những phẩm chất này có thể tỏa sáng trong môi trường học đường ở bậc Đại học.

 

 

Bố cục bức thư giới thiệu

Hãy nhớ là bạn đang viết thư trên tư cách là thầy cô hoặc quản lý trong công ty bạn làm việc nhé!

Đầu tiên là phải định dạng bức thư gọn gàng, phù hợp để tạo ấn tượng đầu tiên đối với người đọc. Hãy nhất quán trong các lựa chọn định dạng cỡ chữ, phông chữ, căn lề phải/trái và giữ cho thông tin được sắp xếp hợp lý. Sử dụng cỡ chữ 11 hoặc 12 trong một số kiểu chữ phổ biến như Arial hoặc Times New Roman. Lề có thể được giảm xuống 1 hoặc 0,75 inch để giúp văn bản của bạn phù hợp với giới hạn một trang lý tưởng.

Đảm bảo bao gồm thông tin liên hệ của người giới thiệu và người được giới thiệu ở phía trên bên phải (email và số điện thoại là đủ). Nếu có thêm logo của trường hoặc công ty bạn làm việc nữa thì càng tốt!

 

 

Phần mở đầu

Giới thiệu người viết thư cho bạn và chức vụ của họ. Cho biết người giới thiệu đã biết bạn trong bao lâu và với khả năng như thế nào, tất cả các chức danh và trách nhiệm của cả hai bên trong mối quan hệ. Kết thúc bằng câu nêu bật 2-3 đặc điểm cá nhân thể hiện khả năng ứng cử xuất sắc của bạn vào trường.

 

Mẹo cho đoạn mở đầu:

  • Tránh những câu mở đầu sáo rỗng như “It is with great pleasure...” hay “It is an honor to recommend...”
  • Tránh những mô tả phổ biến như thông minh, chăm chỉ và nhân ái.
  • Duy trì một giọng điệu thẳng thắn, bán trang trọng.
  • Nếu có thể, hãy giới hạn đoạn văn này tối đa là 4-5 dòng.

 

Phần thân bài

Thể hiện sự ủng hộ học sinh bằng cách cung cấp cả bằng chứng định lượng và định tính về các đặc điểm cá nhân được nêu bật trong câu cuối phần mở đầu của bức thư. Mỗi đoạn nên tập trung vào một đặc điểm tại một thời điểm.

 

Mẹo cho các đoạn thân bài:

  • Show, don’t tell: Các mẩu chuyện, sự kiện có thật, có thể mang tính cá nhân và ví dụ cụ thể sẽ được đánh giá cao.
  • Sự chuyển tiếp giữa các đoạn văn nên ngắn gọn, dễ hiểu. Có thể viết theo thứ tự thời gian để thể hiện sự phát triển cá nhân của học sinh.
  • Ghép nối thành tích cá nhân với các vai trò và nỗ lực có giá trị trong học tập hay công việc.
  • Thêm các số liệu để làm rõ khả năng của học sinh.

 

Phần kết luận

Hãy nhanh chóng nhắc lại những đặc điểm làm bạn nổi bật với tư cách là một ứng viên. Thể hiện rõ lý do tại sao bạn khác biệt hoặc phi thường.

Lời khuyên cho phần kết luận:

  • Ngắn gọn (3-4 dòng)
  • Nên thêm ghi chú vào phần kết luận, thể hiện sự sẵn sàng của người giới thiệu để làm chứng thêm cho bạn, ví dụ như

“Please feel free to contact me at should you like to discuss [Your name]’s qualifications and experience further. I’d be happy to expand on my recommendation.”

 

 

Sau khi viết xong bản nháp thì làm gì?

Tự viết thư giới thiệu khiến bạn có thể chán ngấy việc viết về bản thân ở ngôi thứ ba và bỗng có cảm giác lo lắng về việc mình “tâng bốc” bản thân quá đà, nghe có vẻ kiêu ngạo, không chân thực hoặc ngô nghê. Nhưng vấn đề ở đây là: nếu bạn đọc lại bức thư và nói, “Tôi sẽ không bao giờ mô tả bản thân mình theo cách này”, thì về cơ bản bạn đã thành công trong một trong những mục tiêu chính của mình. Cái nhân vật trong bức thư kia có vẻ không giống bạn, bởi vì nó không phải do bạn viết.

 

Khi thầy cô đã cho bạn quyền tự do để đưa lời nói của họ vào thư, bạn không nên ngần ngại khen ngợi những nỗ lực và tiềm năng của chính mình. Sau khi hoàn thành bức thư, hãy gửi bản “vietsub” cho thầy cô để nếu thực sự có vấn đề với bức thư, họ sẽ tự thay đổi hoặc đề xuất chỉnh sửa. Khi bạn chuyển bản nháp cho thầy cô, hãy thể hiện lòng biết ơn và giữ thái độ khiêm tốn; nói với họ rằng đó là một quá trình viết phức tạp và bạn sẵn sàng cho bất kỳ thay đổi nào.

 

Template mẫu từ Đại học Arizona State

--

[Your Name]

[Street Address]

[City, State Zip]

 

[Today’s Date]

 

Admission Office 

[University Name]

[University Street Address]

[City, State Zip]

 

Dear Admission Committee,

 

Introduction paragraph. Include a brief statement about who you are and the purpose of the letter.

 

Provide details and facts about your relationship to the student being recommended, as well as facts about the individual — including achievements, involvement, employment and responsibilities.

 

Provide a statement about why the student is qualified or recommended by you with examples that support your recommendation.

 

Closing paragraph. Summarize your recommendation and state whether you would be willing to further discuss anything mentioned in the letter.

 

Sincerely,

 

Signature

[Name]

[Title]

--

Nếu bạn đang không biết viết một bức thư như thế nào thì hãy tham khảo SwiftStudent – trang web này cung cấp một format mẫu các dạng thư phổ biến như thư xin học bổng, thư bày tỏ nguyện vọng, v.v mà bạn có thể sử dụng trong bất kỳ tình huống nào.

 

Tìm khóa học

Theo quốc gia
Hướng nghiệp/dạy nghề

Không thể bỏ lỡ

article Img

Các chiêu trò tư vấn du học lừa đảo làm bạn mất tiền oan

Để chọn trường, chọn ngành và chuẩn bị hồ sơ để đi du học một cách suôn sẻ, việc lựa chọn một trung tâm tư vấn du học đáng tin cậy là rất quan trọng. Tuy nhiên, không ít học sinh và gia đình bị dụ dỗ bởi các công ty tư vấn du học lừa đảo với những chiêu trò ngày càng tinh vi. Qua bài viết sau, Hotcourses Vietnam sẽ giúp bạn định vị các chiêu thức lừa đảo mới đồng thời gợi ý trung tâm tư vấn du học uy tín và miễn phí. Bắt đầu thôi!   Chiêu trò

107.7K
article Img

Có nên học thạc sĩ?

Đối với rất nhiều sinh viên, sau khi hoàn thành bằng cử nhân thì nghĩ ngay tới việc tiếp tục học lên cao và nhất là đi du học. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn sinh viên và du học sinh đặt ra những câu hỏi như “Học thạc sĩ để làm gì?”, “Bằng thạc sĩ có tác dụng gì?” hay thậm chí “Có nên học thạc sĩ?”. Để có những nhận định rõ ràng hơn về lợi ích cũng như tầm quan trọng của việc học thạc sĩ đối với bản thân, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!  

36.9K
article Img

Nên học MBA ở đâu: Top trường đại học có chương trình MBA tốt

Chương trình học MBA ra đời nhằm mục đích trang bị cho người học những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp kinh doanh và quản lý. Tuy nhiên, học MBA ở đâu tốt, chương trình MBA quốc tế liệu có phù hợp với bạn? Hotcourses Vietnam sẽ đưa ra những trường có khoá học MBA tốt tại Mỹ, Úc, Anh, New Zealand, Canada và Ireland, được xếp hạng trong QS Ranking năm 2023. Hy vọng bạn sẽ tự trả lời được cho bản thân câu hỏi “Nên học MBA ở đâu?”.   >

26.9K
article Img

10 câu hỏi quan trọng khi chọn trường du học

Khi đã thích ứng với xã hội bình thường mới sau đại dịch,  nhiều sinh viên bắt đầu “rục rịch” chuẩn bị cho giấc mơ du học và cân nhắc lựa chọn các điểm đến có nền giáo dục tốt nhất. Cùng lúc đó các trường đại học cũng tự đổi mới mình để đem đến các khóa học toàn diện và tốt nhất. Dưới đây là 10 câu hỏi mà bạn có thể đặt ra cho đại diện trường mà bạn đang cân nhắc du học.   1. “Tôi sẽ sống ở đâu?” - ‘Where can I live?’ Đâu là các

19.5K