Ngành nghiên cứu sức khỏe chung liên quan đến vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Những người theo đuổi ngành học này sẽ tập trung vào việc bảo vệ, phát triển sức khỏe cho cá nhân hay cộng đồng nói chung. Hiện tại, những người này đa số đang làm công việc như giúp giảm thiểu nạn béo phì hay tình trạng hút thuốc trong Xã hội.
Nếu bạn mong muốn làm việc trong lĩnh vực sức khỏe và thích làm việc với côn người thì đây là ngành học phù hợp với bạn. Sinh viên của ngành này thường có thành tích học tập nổi trội trong những môn Khoa học, đặc biệt là Hóa học và Sinh học.
Ngoài ra, họ cũng có hiểu biết nhất định về nhiều vấn đề Y tá chung chung, trước hết là liên quan trực tiếp đến sức khỏe của cá nhân họ. Thông thường, sinh viên ngành Nghiên cứu sức khỏe có tính tổ chức cao trong học tập và biết sử dụng thời gian hiệu quả. Điều này cũng dễ hiểu vì họ luôn phải hoàn thành các bài tập, bài luận đúng thời hạn cho việc học của mình.
Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp ngành này đều làm việc với các tổ chức Y tế của nhà nước hay cho các tổ chức Xã hội. Họ có thể nắm giữ những vị trí như cán bộ phòng chống ma túy, cán bộ Kế hoạch hóa gia đình hay cán bộ dinh dưỡng.Tất nhiên, nếu không muốn làm cho nhà nước, họ vẫn có thể tìm đến các công ty tư nhân hoạt động cũng trong lĩnh vực vì sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, có rất nhiều lựa chọn cho việc học lên bậc Sau Cử Nhân để đạt thêm bằng Y tá hay Tư vấn viên, những người này sau đó có thể nghĩ tới việc sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để làm những công việc ưa thích, chẳng hạn như nhà báo Y tế.
Có rất nhiều khóa học ngành Nghiên cứu sức khỏe ở cả hai bậc Cử nhân và Sau Cử nhân, điều này tương đương với việc bạn có rất nhiều lựa chọn theo học. Hầu hết các khóa Cử nhân thường kéo dài 3 năm, ứng viên tiềm năng cần đạt ít nhất 3 môn liên quan ở bậc dự bị A-level.
Những khóa Sau Cử nhân kéo dài ít nhất một năm và yêu cầu ứng viên đạt bằng Đại học loại 2:1 trở lên, có thể so sánh như bằng khá ở Việt Nam, và đa số đều đòi hỏi bạn phải từng đi thực tập trong lĩnh vực Y tế. Cũng như sinh viên quốc tế, sinh viên Việt Nam cũng phải đạt tiêu chí tiếng Anh từ 6.0 đến 6.5 IELTS nếu muốn được xét duyệt vào khóa học.
Để tìm được trường học phù hợp, tất nhiên yếu tố yêu cầu tuyển sinh vô cùng quan trọng. Bạn không nên với tới những trường quá cao vì sẽ phải “chọi” với rất nhiều ứng viên có thành tích học tập “khủng”. Tốt nhất là chọn những trường vừa tầm và biết rằng mình có khả năng được nhận khi đăng ký. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu về nội dung các khóa học để xem liệu có hấp dẫn và phù hợp với mục đích kiếm tìm việc làm sau này không.
Mỗi trường thật ra sẽ có những điểm mạnh khác nhau, có trường yêu cầu sinh viên phải tham gia nhiều chuyến thực tập, trong khi có trường lại quan hệ rất tốt với các tổ chức sức khỏe của địa phương – tạo điều kiện cho sinh viên trong việc xin thực tập và việc làm. Và dĩ nhiên cuối cùng bạn cũng nên xem xét liệu địa điểm học tập có thú vị hay không. Đây là nơi bạn sẽ trải qua trong thời gian ít nhất là một năm và sẽ phải “đầu tư” rất nhiều chi phí cho việc học và cả chi phí sống nên hãy sáng suốt lựa chọn.