Thông tin du học Mỹ
Mỹ: HƯỚNG DẪN THỊ THỰC/VISA

Kinh nghiệm xin visa định cư Mỹ diện EB2: Hãy biết đầu tư cho bản thân!

visa định cư Mỹ EB2

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch phát triển bản thân sau khi hết dịch, bạn có thể tận dụng quãng thời gian giãn cách xã hội để tìm hiểu các loại thị thực du học Mỹ. Trong bài phỏng vấn sau đây, Hotcourses Vietnam sẽ mang đến bạn câu chuyện của anh Hòa Đinh, giáo sư Toán tại Đại học Troy về hành trình xin visa định cư Mỹ theo diện trí thức – thường được biết đến với tên gọi visa NIW-EB2.

 

>> Dịch Corona (Covid-19) có ảnh hưởng tới việc xin visa du học Mỹ hiện tại không?

 

Xin chào anh Hòa, anh có thể vui lòng chia sẻ về bản thân và hành trình đến với nước Mỹ?

 

Mình là Hòa Đinh, giáo sư toán ở Troy University, có kinh nghiệm sống và làm việc 5 năm tại Mỹ. Sau 3 năm thỉnh giảng tại trường đại học Mỹ, mình đã nhận thẻ xanh dạng NIW – EB2. Trong thời gian rảnh, mình cũng chia sẻ kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, cũng như các buổi phỏng vấn người Việt thành công qua kênh Youtube Hòa Trojan.

 

Khi còn ở Việt Nam, trong lúc mình theo học kỳ đầu tiên tại khoa Toán, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thì mình nhận được học bổng sang Nga. Mình ở Nga 9 năm với 1 năm học tiếng Nga, 5 năm học đại học (tương đương trình độ thạc sĩ) và 3 năm học tiến sĩ. Sau đó, mình đã về Việt Nam dạy học 5 năm. Khoảng thời gian ở Việt Nam, kĩ năng tiếng Anh của mình vẫn còn rất hạn chế và mình cảm thấy nền tảng tiến sĩ của mình không có nhiều hướng phát triển ở môi trường trong nước. Cuối năm 2012, mình tự đầu tư 50% số tiền cho chuyến hội thảo ở Nhật tại Đại học Kyoto và đây là một dấu mốc đối với mình. Nhờ trải nghiệm này, mình đã được chứng kiến cách làm việc chuyên nghiệp của người Nhật, cũng như có nhiều cơ hội hợp tác viết các bài báo quốc tế. Mình qua Mỹ năm 2015 dưới diện thỉnh giảng và hợp tác nghiên cứu (visiting scholar). Sau 3 năm mình xin được job giáo sư, bậc assistant professor, và nhận được thẻ xanh diện NIW-EB2 ngay trong năm đó.

 

Quả thật, mình chưa bao giờ nghĩ sẽ có được vị trí này tại Mỹ vì 12 năm học phổ thông chưa bao giờ đạt học sinh giỏi, giải toán cao nhất trong cuộc đời đi học chỉ là giải khuyến khích cấp huyện. Bởi vậy, mình cảm thấy điều quan trọng là biết đầu tư cho bản thân và chớp lấy các cơ hội phù hợp với mình, cố gắng tốt nhất trong mỗi thời điểm thì sẽ tiến xa hơn.

 

Anh có thể giải thích rõ hơn về visa định cư - thẻ xanh NIW-EB2 của Mỹ?

 

NIW-EB2 (National Interest Waiver – Exceptional Ability) là dạng visa định cư trí thức cho các cá nhân có thành tích nổi trội trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh, thể thao, … Hiện nay, chính phủ Mỹ mở rộng con đường xin thẻ xanh dạng khoa học (EB1, EB2) cho những nhà nghiên cứu mang tới sự phát triển cho nước Mỹ. Hồ sơ EB1 thường dành cho những cá nhân xuất sắc không chỉ về mảng học thuật mà còn văn hóa, thể thao/có năng lực đặc biệt, ví dụ như đoạt huy chương vàng Olympic. Với NIW-EB2, yêu cầu thường thấp hơn so với hồ sơ EB1. Người được cấp NIW-EB2/EB1 có thể cư trú ở bất kỳ đâu trên đất Mỹ, có thể tự do xin việc, kinh doanh, học tập tại Mỹ; vợ/chồng và con dưới 21 tuổi của họ cũng sẽ được cấp Thẻ xanh và được quyền tự do học tập, làm việc, kinh doanh tại Mỹ.

 

Đối với những bạn được nhận công việc trong trường đại học, các trường đại học sẽ đảm bảo thẻ xanh cho bạn sau một thời gian làm việc tuỳ theo chính sách mỗi trường. Ngoài ra, các công ty lớn như Facebook, Google cũng hỗ trợ thẻ xanh trong 1-2 năm đầu.

 

>> VNPN, kênh hỗ trợ tìm việc, tư vấn nghề từ các chuyên gia người Việt tại Mỹ

 

Quy trình xin thẻ xanh của anh đã diễn ra như thế nào?

 

Các bước để có thẻ xanh bao gồm giai đoạn 1 là xin giấy phép làm thẻ xanh (nộp I140) và giai đoạn 2 là xin thẻ xanh (nộp I485). Giai đoạn 1 là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn 2 chỉ là thủ tục và điền các form. Đa số người ta thuê luật sư để hỗ trợ giai đoạn 1, nhưng giai đoạn này nhiều người giỏi tiếng Anh có thể tự làm được. Bạn có thể đánh giá chất lượng văn phòng luật thông qua tỉ lệ thành công các công ty công bố trên trang chủ. Các bên luật sư tại Mỹ sẽ không thể nói dối thành tích bởi điều đó sẽ công ty họ bị đánh sập. Vì vậy, tỉ lệ được công bố là đáng tin cậy.

 

Về bộ hồ sơ, bạn cần chuẩn bị CV, thư bày tỏ nguyện vọng nghiên cứu (research statement), thư giới thiệu (recommendation letter) và các tài liệu nghiên cứu, sở hữu trí tuệ khác. Quan trọng nhất là research statement bởi bạn cần nói kĩ về các bài nghiên cứu của mình, những bên nào đã trích dẫn mình, người ta trích dẫn/ý tưởng trong bài báo/nghiên cứu của mình như thế nào và sau đó chỉ ra tính ứng dụng của bài nghiên cứu mang lại lợi ích cho nước Mỹ như thế nào. Nếu bạn thuê luật sư, họ sẽ giúp chuẩn bị các tài liệu đầy đủ.

 

Điều cần nhấn mạnh cho bộ hồ sơ đó là năng lực của bạn có lợi với nước Mỹ ra sao. Cụ thể, bạn có thể đưa ra những bằng chứng như hồ sơ xin việc tốt, nhận được đề nghị hợp tác từ các giáo sư trong trường đại học và có nhiều người biết tới bạn. Nếu bài báo nghiên cứu của bạn được trích dẫn cao, đặc biệt được trích dẫn từ các phòng nghiên cứu ở Mỹ, thì bộ hồ sơ của bạn sẽ rất mạnh và hãy thể hiện những chi tiết đó trong bộ hồ sơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động xây dựng một website riêng cho mình để chứng minh năng lực của bản thân bằng sản phẩm cụ thể, đăng các hoạt động/thành tựu của mình lên và nhiều người sẽ biết tới bạn. Bạn cũng nên liên hệ với các giáo sư để hỏi về các vị trí thỉnh giảng, cơ hội nghiên cứu sau tiến sĩ. Trong số hàng trăm người liên hệ sẽ có người phản hồi lại, nên bạn đừng nản nhé! Hãy chọn lọc các giáo sư liên quan tới công việc, hướng nghiên cứu của bạn. Đây là bước đi quan trọng vì việc thể hiện có giáo sư ở Mỹ quan tâm tới công việc hiện tại của mình là điểm cộng rất lớn cho bộ hồ sơ của bạn.

 

Sau khi bạn hoàn thiện I140 và được cấp phép xin thẻ xanh là bước tới I485 – xin thẻ xanh. Họ sẽ đặt lịch phỏng vấn, thẻ xanh của bạn được thông qua và bạn nhận thẻ xanh. Tổng chi phí cho 2 quy trình sẽ rơi vào khoảng $3.000-$10.000 tùy từng dịch vụ của công ty luật. Khi đã nhận thẻ xanh, mình nhận ra những bài báo nghiên cứu của mình có giá trị vô cùng vì những trường hợp tự đầu tư sẽ mất tầm $500.000. Vì vậy, nếu hiện tại bạn đang có tầm 10 bài báo khoa học với 50 trích dẫn, hãy mạnh dạn liên hệ với một công ty luật ở Mỹ để được đánh giá miễn phí và ra quyết định cho mình.

 

Cuối cùng, anh có gặp khó khăn gì trong quá trình xin thẻ xanh không?

 

Bản thân mình thấy việc làm visa-thẻ xanh khá đơn giản vì bạn chỉ cần liên hệ luật sư và chuẩn bị tài liệu theo yêu cầu. Cái khó khăn lớn nhất không nằm ở visa mà ở tư duy và khả năng hiểu bản thân bạn. Nếu bạn hiểu thế mạnh của mình và tự tin thế mạnh đó xứng đáng đi xa hơn thì hãy mạnh dạn tiến bước. Hơn nữa, mình học và phát triển rất nhiều từ việc có tư duy cởi mở cho bản thân và trong mối quan hệ. Điều này phát triển tính cách liều lĩnh và khả năng nắm lấy cơ hội từ mọi người. Tính cách này giúp cho công việc và cuộc sống ở Mỹ của bạn phát triển hơn, không chỉ gói gọn trong vấn đề visa.

 

Hotcourses xin chân thành cảm ơn anh Hòa vì những chia sẻ bổ ích. Xin chúc anh gặt hái thêm nhiều thành tựu trên con đường sắp tới!

Study in the USA

Free

EBook Hướng dẫn du học Mỹ

Bạn thấy bài viết vô cùng hữu ích? Bạn có thể tìm thấy các bài viết tương tự đã được HCVN dày công biên soạn trong cuốn ebook Hướng dẫn du học Mỹ trên nhé.

XEM NGAY

Không thể bỏ lỡ

article Img

Thị thực làm việc sau tốt nghiệp cho du học sinh Mỹ

Tùy thuộc vào các loại visa Mỹ mà thời gian các bạn sinh viên được phép ở lại sau khi hoàn thành khóa học sẽ khác nhau. Đối với sinh viên F-1 sẽ có thời gian lưu trú là 60 ngày, trong khi visa M-1 và J-1 chỉ có 30 ngày. Trước khi hết hạn visa ở Mỹ, bạn cần phải xin chuyển sang visa lao động hoặc ghi danh vào một cơ sở đào tạo, nếu không sẽ bị buộc phải rời nước Mỹ và xin lại visa ở Việt Nam. Tham khảo ngay bài viết dưới đây từ Hotcourses Vietnam để nắm rõ các chính

22.7K
article Img

Phí SEVIS là gì? Đóng phí SEVIS bao nhiêu khi đi du học Mỹ

Nếu có kế hoạch đi du học Mỹ, sinh viên thường bắt gặp thuật ngữ phí SEVIS. Trong thực tế, đóng phí SEVIS là bước đầu tiên để xin visa du học Mỹ. Không phải ai cũng hiểu về phí SEVIS và lý do đóng phí này. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu tất tần tật về phí SEVIS qua bài viết sau đây nhé.   Phí SEVIS là gì? SEVIS ( Student and Exchange Visitor Information System) là hệ thống quản lý thông tin được xây dựng bởi Bộ An ninh nội địa Mỹ

10.8K
article Img

Tất tần tật về du học định cư Mỹ 2024

Trong hành trình du học Mỹ, không ít sinh viên Việt Nam đặt mục tiêu cao hơn là có cơ hội định cư tại quốc gia này. Từ sự phát triển đa chiều của nền giáo dục đến các lợi ích về cuộc sống và kinh tế, Mỹ vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du học sinh, mở ra cánh cửa cho ước mơ định cư hợp pháp tại đất nước Mỹ. Mặc dù theo nguyên tắc, việc này không phải là dễ dàng, nhưng với sự chuẩn bị và nỗ lực, cơ hội vẫn tồn tại. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá những cơ

2.1K