Thông tin du học Mỹ
Mỹ: TÀI CHÍNH & HỌC BỔNG

Tự nấu ăn, tìm nhà ở miễn phí và chơi chứng khoán: 3 “chiêu” tiết kiệm mùa dịch của du học sinh Mỹ

bí quyết tiết kiệm mùa Covid19

Ở Mỹ - nơi mình đang làm việc, tổng số ca nhiễm Covid-19 đã gần 2 triệu người và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nạn dịch đã gây ra nhiều tổn thất cả về con người lẫn kinh tế: các dịch vụ hầu như đóng cửa hoặc bị hạn chế, trường học đóng cửa khiến nhiều bạn du học sinh trong đó có chính mình bị buộc phải rời khỏi trường - nhưng cũng không thể về Việt Nam do lệnh cấm bay. Với trải nghiệm của một sinh viên năm cuối vừa tốt nghiệp hồi tháng 5, đồng thời sắp sửa đi làm trong giai đoạn dịch bệnh vẫn còn hoành hành tại Mỹ, qua bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ một số bí quyết tiết kiệm chi phí sinh hoạt mà các bạn có thể tận dụng trong thời buổi kinh tế khó khăn.

 

>> 6 mẹo quản lý tài chính mùa Covid-19 cho du học sinh

 

Hạn chế gọi đồ ăn ở nhà hàng bằng cách tự nấu 

 

Trước mùa dịch, cứ cuối tuần là mình lại tự thưởng cho bản thân món thịt dê nấu cari Ấn Độ từ một nhà hàng yêu thích ở gần trường. Thỉnh thoảng trong tuần bạn bè cũng rủ nhau gọi món từ các nhà hàng để tiết kiệm thời gian nấu ăn, có nhiều thời gian để học. Tuy nhiên, mức phí của việc gọi đồ ăn ở nhà hàng tốn khá nhiều tiền vì khi gọi món, mình không chỉ trả tiền đồ ăn mà còn trả tiền thuế, tiền giao hàng hay tiền boa cho người phục vụ. Mình đã không để ý đến những chi tiết như vậy cho đến khi đại dịch xảy ra và mình thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” bằng cách tự đi mua đồ và tự nấu ăn.

 

>> Công thức nấu ăn cho du học sinh Việt

 

Kết quả là chi phí ăn uống của mình đã giảm đến 2/3 so với lúc bình thường - mà bụng vẫn no, đồ ăn vẫn rất tốt! Khi đi siêu thị, mình ưu tiên mua gạo vì gạo giúp mình “chắc bụng”, với giá thành cũng không quá đắt đỏ.

 

Ngoài ra, mình mua nhiều trứng vì nó cũng rất rẻ và chế biến được nhiều món khác nhau. Mình không mua nhiều thịt bò mà thay vào đó mua thịt lợn và thịt gà. Những loại này ở chỗ mình siêu rẻ. Về rau củ, mình chủ yếu mua vài loại rau gia vị tươi, riêng súp lơ và đậu hà lan, mình sẽ chọn loại đông đá cho tiết kiệm, và đây cũng là các loại rau chính cho bữa ăn của mình. Theo các nhà khoa họ, những loại rau đông đá (frozen) này rẻ hơn nhiều so với rau tươi, và quan trọng là vẫn giữ được các dưỡng chất gần như nguyên vẹn.

 

Vậy là bữa ăn của mình không còn thịt dê hay bít-tết nhưng vẫn đủ rau, cơm, thịt theo chuẩn Việt Nam. Mình đã thử cách này và hết sức thành công, hi vọng các bạn cũng sẽ có thể tiết kiệm được như mình!

 

>> Bí quyết giảm thiểu chi phí khi du học Mỹ

 

Thỏa thuận giá nhà và tìm nhà ở miễn phí

 

Với những ai đã thuê nhà ở bên ngoài từ trước khi xảy ra dịch bệnh thì bạn có thể giảm chi phí nhà ở bằng cách viết thư xin chủ nhà cho giảm bớt tiền thuê vì dịch bệnh khiến bạn không thể đi làm thêm. Trong lúc khủng hoảng như thế này, nhiều chủ nhà có thể sẽ rất cảm thông với bạn và cho bạn giảm tiền thuê trọ. Bạn của mình đã dùng cách này và đã thành công. Tuy nhiên, mình hiểu rằng không phải ai cũng may mắn như bạn ấy. Trong trường hợp đó, bạn có thể đăng quảng cáo chia sẻ phòng hoặc chia sẻ nhà (nếu nhà bạn còn chỗ trống) để giảm nửa tiền thuê. Có nhiều sinh viên không thể ở lại kí túc xá, và họ chắc chắn cũng đang tìm kiếm một nơi ở tạm thời với giá cả sinh viên.

Còn với những bạn đang ở kí túc xá nhưng vì dịch bệnh nên phải rời khỏi trường và không biết phải thuê nhà như thế nào, thì hãy mạnh dạn hỏi những người xung quanh bạn, dặc biệt là giáo sư và bạn bè, xem liệu có ai có thể cho bạn ở nhờ một thời gian. Các bạn đừng ngại vì hầu hết mọi người hiểu và thông cảm.

 

Khi trường mình có lệnh sinh viên phải rời trường chỉ trong vài ngày ra thông báo, một người bạn học đã gửi tin nhắn hỏi mình có cần một nơi để ở không, và bạn ấy sẵn sàng cho mình ở phòng ngủ dành riêng cho khách ở nhà bạn ấy. Vậy là mình đã có một tháng ở miễn phí, tiết kiệm được rất nhiều tiền. Trong dịch bệnh và lúc khó khăn, bạn càng phải linh động và mạnh dạn hơn bao giờ hết.

 

Đầu tư chứng khoán!

 

Đúng vậy, bạn không đọc sai đâu! Cách mình tiết kiệm tiền là bằng đầu tư, đặc biệt là đầu tư chứng khoán trong bối cảnh thị trường chạm đáy và cổ phiếu các công ty lớn đều hạ. Phương châm của mình về tiết kiệm là không chỉ tiết kiệm ngay tại thời điểm này mà còn cần tính chuyện lâu dài. Việc đầu tư là một cách tiết kiệm tiền bạc cho các chi phí phát sinh trong tương lai. Bạn không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn để “tiền đẻ ra tiền” hàng ngày nhờ vào chiến lược này.

 

Khi dịch bệnh lan rộng, bạn không thể tới trường, không thể đi làm, chưa kể xem nhiều phim quá cũng chán, vậy tại sao không tìm hiểu ngay cách đầu tư chứng khoán để tranh thủ cơ hội lúc giá cổ phiếu còn thấp. “Liều ăn nhiều” là câu mà dân tài chính chắc ai cũng biết, nhưng với một người không thích mạo hiểm và kinh nghiệm đầu tư chưa có nhiều, mình chọn các công ty công nghệ và ngân hàng để mua. Lí do là dù dịch bệnh khắp nơi nhưng con người lại cần dùng các sản phẩm công nghệ hơn bao giờ hết, vậy nên các công ty công nghệ có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt nhất trong số các lĩnh vực nói chung. Bên cạnh đó, mình cũng mua cổ phiếu của các ngân hàng vì trong thời điểm khủng hoảng, giá cổ phiếu các công ty này giảm rất sâu, tuy nhiên, kinh tế là một chu kì, có khủng hoảng thì chắc chắn có ngày phục hồi, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Đến khi nền kinh tế phục hồi, các cổ phiếu của nhóm ngân hàng sẽ là những cổ phiếu đầu tiên tăng điểm.

 

>> 8 lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bạn nên cân nhắc theo đuổi

 

Có rất nhiều chiến lược đầu tư, trên kia chỉ là một gợi ý nhỏ mà cá nhân mình đang áp dụng và rất mãn nguyện. Ngoài đầu tư chứng khoán, nếu bạn xác định sẽ ở lại Mỹ lâu dài, bạn cũng có thể tìm hiểu các loại hình đầu tư sinh lợi nhuận khác như đầu tư trái phiếu, đầu tư nhà đất…

 

Tóm lại, không ai mong muốn dịch bệnh xảy ra, nhưng nếu nhìn theo một khía cạnh tích cực, thì đây là cơ hội cho các bạn nhìn vấn đề theo một cách mới, học các kỹ năng mới như nấu nướng, tài chính, thỏa thuận… và những khó khăn ở thì hiện tại cũng là cơ hội để bạn rèn giũa và trưởng thành hơn rất nhiều.

 

Study in the USA

Free

EBook Hướng dẫn du học Mỹ

Bạn thấy bài viết vô cùng hữu ích? Bạn có thể tìm thấy các bài viết tương tự đã được HCVN dày công biên soạn trong cuốn ebook Hướng dẫn du học Mỹ trên nhé.

XEM NGAY

Không thể bỏ lỡ

article Img

Du học Mỹ năm 2025 tốn chừng này tiền...

Mỹ vừa là điểm đến phổ biến nhất trên thế giới dành cho sinh viên quốc tế vừa là một trong những nền giáo dục có chi phí học tập đắt đỏ hàng đầu. Các bạn có thể tham khảo bài viết này từ Hotcourses để có cái nhìn tổng quan về chi phí du học Mỹ trong năm 2025.   >  Du học Mỹ dễ và khó ở chỗ nào?   Khoản chi 1: Học phí Theo College Board, học phí du học bậc đại học ở Mỹ rơi vào khoảng 30,780 USD/năm (~780

201.5K
article Img

Các Nguồn Hỗ Trợ Tài Chính Tại Mỹ

Xin hỗ trợ tài chính cũng như học bổng tại Mỹ là cách duy nhất để nhiều học sinh thực hiện hóa "Giấc mơ Mỹ". Tuy nhiên, xin học bổng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với các du học sinh quốc tế. Chất lượng học tập cao tại Mỹ cũng đi kèm với mức chi phí du học đắt đỏ trong đó học phí và chi phí sinh hoạt dao động từ $20.000 đến hơn $80.000 mỗi năm. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức về các dạng hỗ trợ tài chính của Đại học Mỹ.  

21.7K
article Img

9 học bổng du học Mỹ bậc đại học

Mỹ là một trong những điểm đến du học thu hút nhiều sinh viên quốc tế nhất thế giới nhờ nguồn học bổng đa dạng từ chính phủ hay từ chính các trường đại học. Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu về các học bổng du học đại học Mỹ có giá trị lớn cùng cách săn học bổng du học Mỹ trong bài viết này. Những học bổng này thường mang tính cạnh tranh cao nên bạn hãy tham khảo thật kỹ các tiêu chí và chuẩn bị hồ sơ thật tốt nhé!     > Du học Mỹ

18.2K
article Img

Tìm hiểu về làm thêm ở Mỹ cho du học sinh

Không có gì ngạc nhiên khi Hoa Kỳ luôn nằm trong top các quốc gia có mức học phí đắt đỏ nhất thế giới nhờ chất lượng giáo dục tốt và cơ sở vật chất hiện đại. Học phí và chi phí sinh hoạt tại các trường đại học hàng đầu có thể lên tới khoảng 60.000 đô la Mỹ mỗi năm. Chính vì vậy, nhiều bạn du học sinh tìm đến các công việc làm thêm để trang trải chi tiêu hàng ngày và cũng là cách để gặp gỡ những người bạn mới và làm quen với văn hóa mới. Vậy đi làm thêm ở Mỹ cần phải

6.6K