Thông tin du học Mỹ
Mỹ: HƯỚNG NGHIỆP - Không thể bỏ lỡ

Trượt thị thực H-1B thì nên làm gì?

3.4K
truot thi thuc h1b thi nen lam gi

Được tiếp tục ở lại Hoa Kỳ làm việc sau khi hết hạn OPT (Optical Practical Training) là mong muốn của mọi du học sinh Mỹ nhưng cơ hội này không dành cho tất cả mọi người. Trong đợt nộp hồ sơ vào tháng 4 năm 2018 vừa qua, có đến 190,098 người đăng ký xét duyệt thị thực H-1B để làm việc ở Mỹ nhưng Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) chỉ cấp thị thực cho vỏn vẹn… 85,000 hồ sơ. Với tỉ lệ cạnh tranh khốc liệt như vậy thì khả năng bị từ chối thị thực H-1B cũng tăng cao. Trong trường hợp du học sinh Mỹ không may mắn được cấp thị thực H-1B thì có thể cân nhắc các hướng đi do HCVN gợi ý dưới đây để tiếp tục tiến bước.

 

Hướng đi 1: Chuyển chỗ làm sang chi nhánh công ty đặt ngoài nước Mỹ

Nếu công ty Mỹ bạn đang làm việc có hệ thống các trụ sở chi nhánh đặt tại nước ngoài thì bạn có thể thử tìm cách chuyển công tác sang những nơi này. Dù các trụ sở đó không đặt ở Mỹ nhưng dù sao cũng là một đất nước xa lạ có nhiều điều thú vị để bạn học hỏi và trải nghiệm trong con đường phát triển sự nghiệp.

 

Trước tiên bạn có thể hỏi đồng nghiệp hoặc cấp trên trong quá khứ công ty đã từng giải quyết trường hợp chuyển công tác nào tương tự chưa. Nếu có thì bạn chỉ cần tuân thủ theo quy trình bắt buộc còn nếu không thì bạn hãy chia sẻ hướng đi này với sếp hoặc giám đốc nhân sự. Không có gì chắc chắn bạn sẽ được thuyên chuyển công tác sang cơ sở chi nhánh nhưng hướng đi này vẫn ít nhiều có cơ hội thành công. Nếu sếp ở Mỹ thật sự trọng dụng bạn và có tiếng nói trong doanh nghiệp thì bạn vẫn có khả năng nhận được một cuộc hẹn phỏng vấn với đội ngũ quản lý địa phương tại cơ sở chi nhánh đặt bên ngoài nước Mỹ.

 

Trong trường hợp bạn may mắn được chuyển công tác sang nước khác thì đừng quên tiếp tục giữ liên lạc với đội ngũ quản lý cũ tại Mỹ vì trong tương lai họ có thể sẽ là những người giúp bạn quay lại Hoa Kỳ thông qua diện thị thực L1 dành cho nhân viên nội bộ công ty đi công tác ngắn hạn ở Mỹ.

 

 

Hướng đi 2: Tìm một công việc ở nước khác ngoài Mỹ

Nếu công ty của bạn không có chi nhánh ở nước ngoài và bạn chưa muốn quay về Việt Nam thì tìm công việc ở nước khác ngoài Mỹ là lựa chọn phù hợp. Hành trình tìm việc tại nước ngoài chưa bao giờ dễ dàng nhưng không có nghĩa là không thực hiện được. Với bằng cấp do các trường đại học Mỹ trao, bạn có thể tự tin nộp hồ sơ cho các công việc đòi hỏi chuyên môn cao ở các quốc gia khác. Nếu bạn thật sự có năng lực thì đừng sợ không tìm được việc tại nước ngoài.

 

Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các chương trình tuyển dụng với những từ khóa như “international leadership/ management trainee/ graduate programs”. Bạn nên định hướng tìm cơ hội tại các công ty đa quốc gia vì họ thường sẽ cởi mở đón nhận các ứng viên đến từ quốc gia khác hơn.

 

 

Hướng đi 3: Trở về Việt Nam tìm cơ hội

Trở về Việt Nam không có nghĩa là bạn thất bại mà có khi còn đem đến cho bạn nhiều cơ hội hấp dẫn hơn. Tại Việt Nam bạn hoàn toàn có thể tìm được công việc nhận được mức lương tính bằng đơn vị USD tương tự như ở Mỹ chỉ khác là mức sống của người Việt lại có phần dễ chịu hơn. Các công ty đa quốc gia hoặc những tập đoàn nước ngoài đóng đô tại Việt Nam cũng rất đa dạng và luôn tìm kiếm nhân tài để bạn thử sức.

 

Sau nhiều năm học tập tại Mỹ với các trải nghiệm quốc tế, bạn chắc chắn sẽ có đủ khả năng để cạnh tranh trong môi trường làm việc cũng khốc liệt không kém ở Việt Nam. Chưa kể việc thay đổi môi trường từ Mỹ sang Việt Nam còn giúp bạn lĩnh hội được nhiều bài học và kỹ năng bạn chưa từng biết.

 

 

Hướng đi 4: Tiếp tục học cao lên

Nếu bạn thật sự muốn tiếp tục ở lại Mỹ bằng bất cứ giá nào thì có lẽ con đường học cao lên là lựa chọn phù hợp nhất. Việc học cao lên bậc Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ có thể sẽ không cho bạn điều kiện làm việc ở Mỹ ngay tại thời điểm đó nhưng về lâu về dài sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội quý báu khác để có thể ở lại Mỹ phát triển sự nghiệp.

 

Ví dụ như bạn học Thạc sĩ một năm tại Mỹ thì sau khi hết năm đó bạn lại có dịp nộp hồ sơ xét duyệt thị thực H1B lần nữa và biết đâu lần này bạn sẽ được chọn. Ngay cả khi bạn tiếp tục bị từ chối thì với tấm bằng cao học đó bạn chắc chắn sẽ đạt đủ điều kiện để tiếp cận nhiều cơ hội hấp dẫn khác trong tương lai.

 

Nguồn tham khảo: How I got my job in the U.S.

Study in the USA

Free

EBook Hướng dẫn du học Mỹ

Bạn thấy bài viết vô cùng hữu ích? Bạn có thể tìm thấy các bài viết tương tự đã được HCVN dày công biên soạn trong cuốn ebook Hướng dẫn du học Mỹ trên nhé.

XEM NGAY

Không thể bỏ lỡ

article Img

Nước Mỹ qua lời kể của một du học sinh Trung Quốc

Dưới đây là câu chuyện về một du học sinh Trung Quốc sau khi sang Mỹ du học, sự thật về nước Mỹ làm cậu bàng hoàng..   Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.   Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật, đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng

193.1K
article Img

Điểm danh 7 công việc tiềm năng nhất nước Mỹ năm 2017

  Cùng đón đầu xu hướng những nghề nghiệp tiềm năng trong năm 2017 do Hotcourses Vietnam tổng hợp từ kênh Cheatsheet và thống kê của Cục Lao Động Hoa Kỳ.     >>  9 công việc hay ho cho người rành nhiều ngoại ngữ   >>  12 thành phố tốt nhất để phát triển sự nghiệp trên thế giới     1. Nhà thống kê     Bạn có tố chất phân tích và lý luận?

4.1K
article Img

Trải nghiệm “săn” thực tập tại Mỹ: 8 tháng tăng tốc và 7 lần thất bại!

Tháng vừa rồi mình đã nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ bạn bè khi biết mình nhận được một cuộc thực tập hè rất tốt. Để có được thành công đó, mình đã thất bại hàng trăm lần và phải cố gắng không ngừng nghỉ suốt ba năm qua tại Mỹ. Đặc biệt trong vòng 8 tháng trở lại đây, mình đã không biết bao nhiêu lần cố gắng giữ ngọn lửa đi tiếp trên con đường đầy khó khăn này với lời nhắn nhủ dành cho chính mình: “Don’t be afraid to fail. Be afraid not to try!”  

2.2K