Nền giáo dục New Zealand được đánh giá nằm trong top 3% trên thế giới, với những tên tuổi liên tục xuất hiện trong bảng Xếp hạng Các trường Đại học tốt nhất Thế giới của QS. Do đó, việc sở hữu một tấm bằng Tiến sĩ của một trường Đại học New Zealand sẽ là nấc thang quan trọng của quá trình làm việc sau này.
>> New Zealand mở rộng cửa cho nghiên cứu sinh quốc tế
#1. Tại sao nên đến New Zealand làm PhD?
Cả 8 trường đại học ở New Zealand đều là các trường đại học công lập, được công nhận toàn cầu nhờ chất lượng học thuật và uy tín trong nghiên cứu.
Bằng cấp PhD của New Zealand có lợi thế được công nhận rộng rãi trên thế giới, và phần nào khẳng định chuyên môn của bạn trong lĩnh vực nghiên cứu. Tấm bằng này cũng thể hiện được những kỹ năng cần thiết cho quá trình thực hiện luận văn, như kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc độc lập.
Bằng cấp của nền giáo dục New Zealand được công nhận rộng rãi trên toàn cầu
Sự đa dạng về lĩnh vực nghiên cứu cũng là thế mạnh học thuật của quốc gia này, theo đó, bạn có thể chọn xứ sở Kiwi để thực hiện đề tài nghiên cứu bậc Tiến sĩ tại trên nhiều lĩnh vực như Nhân văn, Kinh doanh, Khoa học Đời sống, Công nghệ, Nhân văn… cùng những ngành học có tính chuyên môn cao.
>> Các trường Đại học tại New Zealand
#2. Nghiên cứu ở New Zealand cần kỹ năng gì, chi phí bao nhiêu?
Thông thường, để đảm bảo điều kiện nhập học, bạn cần chứng minh bản thân có đủ năng lực học thuật ở lĩnh vực muốn làm nghiên cứu. Mỗi cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng, chẳng hạn có trường sẽ yêu cầu bằng Thạc sĩ hạng giỏi, khá hoặc tương đương. Đồng thời, bạn cũng phải chứng tỏ mình đủ kỹ năng thực hiện công việc nghiên cứu độc lập.
Về mặt tài chính, chi phí của một chương trình cấp bằng Tiến sĩ tại New Zealand không có sự khác biệt giữa sinh viên quốc tế và sinh viên bản địa. Mức học phí cho bậc Tiến sĩ ở New Zealand dao động trong khoảng từ 6500 đến 9000 đô la New Zealand mỗi năm với hầu hết các ngành học.
>> Tóm lại là du học Auckland (New Zealand) tốn chừng này tiền
#3. Có thể đưa gia đình sang New Zealand thời gian du học?
Việc có thể đưa cả gia đình sang đất nước du học trong quá trình làm PhD là đặc biệt quan trọng với một số du học sinh, và đây cũng là một trong những lợi thế của New Zealand khi cho phép sinh viên mang gia đình theo trong quá trình thực hiện luận văn Tiến sĩ.
Bên cạnh đó, vợ/chồng của nghiên cứu sinh cũng được phép làm việc toàn thời gian trong suốt thời gian chồng/vợ của người đó tham gia khóa học. Hơn nữa, những nghiên cứu sinh có con nhỏ (5-18 tuổi) sẽ được đăng ký theo học tại các trường công lập ở New Zealand và được hưởng các phúc lợi học đường tương tự như học sinh bản xứ.
#4. Cần làm gì để Lên kế hoạch săn học bổng PhD tại New Zealand?
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tìm kiếm cơ hội học bổng PhD ngay từ bây giờ với một số lưu ý để quy trình săn học bổng PhD diễn ra suôn sẻ.
Trước hết, bạn cần lên kế hoạch nghiên cứu từ trước. Hoạch định kế hoạch nghiên cứu rõ ràng sẽ giúp bạn hoàn thành luận văn trong khoảng thời gian 3 năm, cũng như giúp bạn tránh khỏi những áp lực và căng thẳng vào giai đoạn cuối của kỳ luận văn.
#5. Có được ở lại New Zealand làm việc sau tốt nghiệp?
PhD được xét ở bậc đào tạo cao nhất (cấp độ 10) tại New Zealand, vì thế tỉ lệ cạnh tranh của những sinh viên sở hữu bằng Tiến sĩ ở New Zealand trên thị trường lao động không hẳn là quá khốc liệt.
Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp PhD ở New Zealand có thể đăng ký xin visa sau tốt nghiệp để tìm việc trong thời hạn một năm. Và nếu tìm được việc làm trong cùng lĩnh vực chuyên môn, bạn có thể tiếp tục xin visa làm việc sau tốt nghiệp (post-study work visa) kéo dài thêm 2 năm nữa.
New Zealand là một trong những quốc gia rộng cửa cấp visa sau tốt nghiệp cho SV quốc tế
Và đề “rải hoa hồng” cho quá trình này, bạn nên gầy dựng các mối quan hệ hữu ích ngay từ khi còn đang thực hiện nghiên cứu luận văn tại trường.
>> Xin visa du học New Zealand
Góc nhìn người trong cuộc
Chia sẻ từ cô Hồ Tú Linh, giảng viên khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế Huế: “Hiện mình đang là sinh viên chương trình đào tạo Tiến sĩ trường Đại học Lincoln, đề tài nghiên cứu liên quan đến Đầu tư thương mại quốc tế mà cụ thể là Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Foreign Direct Invesment).
Lợi thế nghiên cứu ở New Zealand là hệ thống cơ sở dữ liệu đồ sộ
Theo mình đánh giá, lợi thế của giáo dục New Zealand đó là các cơ sở được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và được đầu tư lớn về hệ thống đăng tải dữ liệu, bài báo, giúp sinh viên truy cập thông tin dễ dàng. Điều này hỗ trợ tối đa cho việc nghiên cứu, học tập của sinh viên từ cấp đại học đến sau đại học, đặc biệt là với nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ. Bên cạnh đó, các giáo sư hướng dẫn, giảng viên và nhân viên của trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ việc học tập lẫn đời sống của sinh viên. Đặc biệt, nguồn thông tin hỗ trợ chính cho việc nghiên cứu là cơ sở dữ liệu do thư viện trường cung cấp, cho phép sinh viên truy cập những dữ liệu này với tài khoản riêng. Nguồn tài nguyên giáo dục này được nhà trường đầu tư, mua từ hầu hết các tổ chức và tạp chí uy tín (chẳng hạn như Bloomberg).”