Sau khi Mỹ và Úc thông báo lệnh hạn chế nhập cư, vừa qua New Zealand cũng đã tuyên bố sẽ thắt chặt việc tiếp cận thị thực lao động ngoại quốc.
>> Du học sinh Úc và những hướng đi sau quyết định hủy bỏ visa 457
>> Úc bắt đầu cấp visa “Work and Holiday” cho người Việt từ 2017
Phân loại lao động theo mức thu nhập
Tình trạng nhập cư theo diện visa việc làm tại New Zealand là đề tài gây tranh cãi ở New Zealand. Các đảng đối lập cho rằng số lượng lớn dân nhập cư mới đến là lý do chính của sự thiếu hụt nhà ở tại Auckland nói riêng cũng như “tước đoạt” cơ hội việc làm của lao động địa phương tại xứ sở Kiwi nói chung.
Do đó, Bộ trưởng Bộ Nhập cư Michael Woodhouse đã thông báo rằng chính phủ đã đưa ra mức lương mới, được áp dụng cho cả những người nhập cư vĩnh viễn và tạm thời.
Theo đó, mức thu nhập trung bình mới của New Zealand sẽ là 48,859 đô la New Zealand (33,513 đô la Mỹ). Bất cứ ai kiếm được ít hơn số tiền trên sẽ không được coi là lao động có tay nghề cao. Như vậy, những người cư trú dài hạn sẽ không được ưu tiên khi ứng tuyển vào những công việc được coi là lành nghề nhưng được trả dưới mức thu nhập trung bình. Ông Woodhouse cũng cho biết những người không thuộc nhóm lao động có tay nghề (Skilled Migrant) nhưng lại sở hữu visa dành cho lao động tay nghề thấp (lower-skilled work) thì vẫn có thể tiếp tục làm việc ở New Zealand trong vòng 3 năm trước thời hạn gia han lại visa này.
Bên cạnh đó, mức thu nhập thứ hai sẽ được thiết lập ở mức 73,299 đô la New Zealand (50,270 đô la Mỹ) – gấp 1,5 lần mức thu nhập trung bình. Bất cứ ai kiếm được nhiều hơn số tiền đó sẽ tự động được phân loại là lao động tay nghề cao. Những người cư trú dài hạn sẽ được ưu tiên khi ứng tuyển vào những công việc được coi là lành nghề nhưng được trả dưới mức thu nhập thứ hai. Người có thị thực làm việc tạm thời có mức thu nhập cao hơn mức trên sẽ được tự động phân loại là có tay nghề cao hơn. Điều này có nghĩa là họ sẽ không được coi là “gánh nặng của quốc gia” như những người được coi là có tay nghề thấp.
Ông Woodhouse cho biết các yêu cầu mới sẽ chỉ áp dụng cho các đơn xin thị thực được thực hiện sau khi chính sách này được đưa ra. Theo đó, ông cũng muốn nói rõ rằng các nhà tuyển dụng sẽ có thể tiếp tục sử dụng lao động là người nhập cư khi chứng minh được sự thiếu hụt lao động thực sự hoặc thiếu kỹ năng và không thể tìm được người New Zealand đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, điều này cũng mang đến một thách thức đặt ra cho các nhà tuyển dụng là tiếp nhận thêm nhiều lao động New Zealand và đầu tư vào đào tạo các kỹ năng cần thiết để nâng cao tay nghề của họ. Trên thực tế, nhiều lĩnh vực tại New Zealand, như xây dựng và công nghệ, hiện đang thiếu rất nhiều nhân lực, khiến các công ty trong những lĩnh vực này phải tuyển lao động từ nước ngoài. Dự kiến, thay đổi về chính sách nhập cư này sẽ được áp dụng vào ngà7 14/08/2017.
>> Lựa chọn học nghề tại New Zealand
Hướng đi dành cho sinh viên quốc tế
Một nghiên cứu gần đây của Bộ Giáo dục New Zealand cho biết, có khoảng 7 trên 10 sinh viên quốc tế tốt nghiệp ở New Zealand tìm kiếm việc làm hoặc dự định học lên cao sau khi tốt nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy, 5 năm sau khi tốt nghiệp, khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp nước ngoài vẫn đang làm việc tại New Zealand. Vì thế, nhiều chuyên gia lo ngại rằng những quy định về thị thực mới sẽ phần nào ảnh hưởng đến việc tuyển dụng sinh viên quốc tế có ý định tìm việc ở New Zealand sau tốt nghiệp.
>> Lựa chọn trường Đại học tại New Zealand
Tuy nhiên, nếu dựa theo những tiêu chí sửa đổi và đánh giá của chính sách mới, sinh viên quốc tế vẫn có thể khôn ngoan hơn trong việc lựa chọn ngành nghề và nổ lực để đạt trình độ học vấn cao. Những cơ hội nhận được visa theo diện lao động tay nghề cao và các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp là điều hoàn toàn có thể.
Bạn nên lưu ý rằng, theo hệ thống tính điểm sửa đổi dành cho người xin cấp thị thực loại Skilled Migrant, mức độ ưu tiên sẽ dành cho những ai có kinh nghiệm làm việc, có trình độ học vấn cao cấp, và nằm trong độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm kiếm cơ hội cho mình bằng việc cân nhắc chọn những ngành ưu tiên, gồm có:
>> Danh sách các ngành nghề ưu tiên cho diện visa Skilled Migrant
Ngoài ra, một hướng đi khác dành cho sinh viên quốc tế muốn đến xứ sở Kiwi làm việc và trải nghiệm môi trường mới đó là tham gia chương trình Working Holliday. Đây là chương trình cho phép bạn trẻ có độ tuổi từ 18 đến 30 du lịch khám phá New Zealand kết hợp làm việc hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn trong thời gian một năm. Chính phủ New Zealand và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về chương trình Working Holiday và chương trình được khởi động từ năm 2012. Lưu ý, Working Holiday Scheme (WHS) không phải là một chương trình lao động hay việc làm, cũng không phải là chương trình du học. Thông qua WHS, những người tham gia vừa được khám phá thế giới, cải thiện trình độ ngoại ngữ và vốn kiến thức về văn hóa nước ngoài cũng như thu được các kinh nghiệm sống quý báu với chi phí bỏ ra hợp lý. Mỗi năm có tối đa 100 bạn trẻ Việt Nam được lên đường sang New Zealand theo diện WHS.