Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

Ngành Kinh tế Quốc tế: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

6.9K
kinh tế quốc tế

Ngành kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn đối với nhiều sinh viên vì những cơ hội nghề nghiệp rộng mở và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Bài viết của Hotcourses Vietnam sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành kinh tế quốc tế, bao gồm những kiến thức và kỹ năng cần học, các điểm đến du học uy tín đào tạo ngành này, cùng với những triển vọng nghề nghiệp mà bạn có thể đạt được sau khi tốt nghiệp.

 

Ngành kinh tế quốc tế là gì?

Ngành kinh tế quốc tế (International Economics) là ngành nghiên cứu thuộc về kinh tế học, tập trung vào các hoạt động kinh tế vượt qua biên giới quốc gia. Ngành này bao gồm việc nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư quốc tế, và chính sách kinh tế. Thấy rõ sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa các quốc gia, chuyên gia từ đó đưa ra những chiến lược ngắn hạn, dài hạn nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức kinh tế. 

 

5 đặc thù của ngành kinh tế quốc tế là:

  • Tính toàn cầu: Ngành kinh tế quốc tế đặc trưng bởi tính toàn cầu, vì liên quan đến các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu, không chỉ ở một quốc gia hay khu vực cụ thể. 

  • Tính đa dạng: Ngành kinh tế quốc tế liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm thương mại, đầu tư, tài chính, chính sách tiền tệ, văn hóa và chính trị. Do đó, nó có tính đa dạng và phức tạp. 

  • Tính năng động: Kinh tế quốc tế thường thay đổi liên tục do yếu tố bên ngoài như biến động giá cả, tình hình chính trị, thay đổi chính sách của các quốc gia và cường quốc kinh tế. Do đó, ngành đòi hỏi các chuyên gia kinh tế quốc tế phải có khả năng tư duy linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng. 

  • Tính phụ thuộc: Kinh tế quốc tế phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác, tương tác giữa các quốc gia và khu vực. Những thay đổi ở một nơi có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác, do đó việc hợp tác quốc tế rất quan trọng trong ngành kinh tế quốc tế. 

  • Tính đối đầu: Ngành kinh tế quốc tế cũng có tính đối đầu khi các quốc gia thường có chiến lược để đạt được lợi thế cạnh tranh trong thương mại và đầu tư. Điều này đòi hỏi các chuyên gia kinh tế quốc tế phải có khả năng phân tích và đưa ra chiến lược cạnh tranh để giúp doanh nghiệp hay quốc gia đó thành công trong môi trường kinh tế quốc tế. 

 

>> Ngành ngôn ngữ học: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

>> Những học bổng ngành kinh tế từ các quốc gia hàng đầu


 

Học gì trong ngành Kinh tế Quốc tế?

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế thường bao gồm các chủ đề sau:

 

  • Nguyên tắc cơ bản của kinh tế: Thông qua các khái niệm cơ bản về cung và cầu, giá cả, lợi nhuận và đầu tư… sinh viên có thể hiểu được quy luật kinh tế cơ bản và áp dụng trong môi trường toàn cầu. 

  • Thương mại quốc tế: Bao gồm lý thuyết thương mại, chính sách thương mại, và các hiệp định thương mại quốc tế.

  • Tài chính quốc tế: Tìm hiểu về các hệ thống tài chính toàn cầu, tỷ giá hối đoái, và các vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế.

  • Kinh tế vĩ mô quốc tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu như lạm phát, thất nghiệp, và tăng trưởng kinh tế.

  • Chính sách kinh tế quốc tế: Xem xét cách các chính phủ và tổ chức quốc tế thiết lập và điều chỉnh các chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định toàn cầu.

  • Quản trị kinh doanh quốc tế: Nghiên cứu về cách các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

  • Kinh tế số: Bao gồm các chủ đề như phát triển ứng dụng công nghệ trong kinh doanh quốc tế, quản lý dữ liệu và phân tích dữ liệu trong môi trường kinh doanh quốc tế. 

 

Sinh viên sẽ được chọn đi sâu vào một chuyên ngành được thiết kế cụ thể, gồm các lựa chọn như: Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu - hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội định hướng và phát triển nghề nghiệp dành cho sinh viên. 

 

Mục tiêu của việc giảng dạy những kiến thức này là để sinh viên sau khi ra trường có được những kiến thức cần thiết, ứng dụng được chúng vào việc thúc đẩy nền kinh tế quốc tế cũng như nâng cao vị thế quốc gia trong buôn bán, sản xuất và xuất nhập khẩu.

 

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, một sinh viên theo học ngành Kinh tế quốc tế cũng cần được trang bị cách kỹ năng quan trọng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán quốc tế, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tin học cơ bản, phân tích thị trường. Đặc biệt, kỹ năng sử dụng tiếng Anh và giao tiếp bằng tiếng Anh thương mại là vô cùng quan trọng đối với các sinh viên khi lựa chọn ngành này.

 

hotcourses.vn

 

Kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế khác nhau thế nào?

Kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế là hai khối ngành thường bị nhầm lẫn với nhau. Nhìn chung, hai ngành có sự khác nhau về chuyên môn đặc thù. Cụ thể, kinh doanh quốc tế có hơi hướng vi mô, còn kinh tế quốc tế lại có thiên hướng về vĩ mô. 

 

Kinh doanh quốc tế tưởng chừng như thuộc khối ngành kinh tế nhưng lại thuộc khối ngành quản lý. Người học ngành này sẽ được đào tạo về các chuyên ngành mang tính quản trị và có kiến thức chung thuộc lĩnh vực kinh tế quốc tế.

 

Ngược lại, sinh viên ngành kinh tế quốc tế sẽ được đào tạo sâu hơn về mặt lý thuyết và được tiếp cận với các khái niệm về thương mại và đầu tư quốc tế. Bạn sẽ có được khả năng phân tích và lý luận về quan hệ kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, sinh viên ngành này còn đi sâu về nghiên cứu luật kinh tế giữa các quốc gia. Những kiến thức này có vai trò cốt lõi trong việc định hình tư duy về ngoại giao và thương mại quốc tế.

 

>> Ngành kinh doanh quốc tế: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp


 

Học ngành Kinh tế Quốc tế ở đâu?

Ở Việt Nam, bạn có thể theo học các trường đại học hàng đầu trong việc đào tạo ngành kinh tế quốc tế như: Đại học Kinh tế Quốc dân (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Ngoại thương (Đại học Quốc gia Hà Nội).

 

Bạn còn có thể đi ra thế giới rộng lớn để biết các nước làm kinh tế như thế nào bằng cách du học đến các quốc gia hàng đầu. Sau đây là một số điểm đến uy tín từ Hotcourses Vietnam:

 

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Kinh tế quốc tế" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Kinh tế quốc tế, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.


 

Tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế ra làm gì?

Có thể nói đây là một ngành rộng và có nhiều cơ hội việc làm trên nhiều lĩnh vực. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại:

  • Bộ Công thương, bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại và các bộ, ngành có liên quan

  • Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội

  • Các trường đại học, các viện nghiên cứu kinh tế

  • Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải và giao nhận quốc tế, các công ty logistics

  • Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…

 

Mức lương của ngành kinh tế quốc tế sau khi ra trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó là vị trí cùng tính chất công việc. Sinh viên mới tốt nghiệp sẽ có mức lương trung bình dao động từ 8.000.000 – 12.000.000 triệu đồng/tháng ở các thành phố lớn ở Việt Nam. Với kinh nghiệm và kỹ năng dày dặn, mức lương của các chuyên gia kinh tế quốc tế có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng.

 

Một số vị trí công việc phổ biến cùng với mức thu nhập hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

  • Chuyên viên Xuất nhập khẩu: 10.000.000 – 15.000.000 triệu VNĐ/tháng

  • Chuyên viên Tư vấn đầu tư: 15.000.000 – 20.000.000 triệu VNĐ/tháng

  • Chuyên viên Tài chính quốc tế: 20.000.000 – 25.000.000 triệu VNĐ/tháng

  • Giảng viên Kinh Tế Quốc Tế: 20.000.000 – 25.000.000 triệu VNĐ/tháng

  • Nhà nghiên cứu Kinh Tế Quốc Tế: 25.000.000 – 30.000.000 triệu VNĐ/tháng

 

>> Học bổng cho người đi làm: Mọi điều bạn cần biết

>> Nên chọn chương trình học song ngành hay bằng kép?

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

30.8K
article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

27.4K
article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào!     > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

13.8K
article Img

Làm ngân hàng thì học ngành gì?

Có rất nhiều ngành học cho phép bạn làm việc trong ngành Tài chính ngân hàng mặc dù...không theo học ngành liên quan. Giống như mọi doanh nghiệp khác, các vị trí công việc trong ngân hàng rất đa dạng nên bạn có nhiều cách để đầu quân vào môi trường ngân hàng nếu thật sự yêu thích. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá một số lựa chọn ngành học phổ biến, giúp bạn làm việc tại ngân hàng.   > 7 nghề nghiệp làm việc với tiền dành cho bạn

13.7K