Không phải ai khi đi du học cũng có cơ hội vừa học vừa làm thêm. Mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về lương bổng mà bạn phải hết sức thận trọng. Bài viết của tác giả Mahesh Ramani trong mục Tài chính sinh viên (trang Uniguru) sẽ giúp bạn hiểu hơn thêm về quy định việc làm thêm của sinh viên trên toàn thế giới.
>> Những công việc làm thêm nói tiếng Việt ở nước ngoài
Úc
Hầu hết các thị thực sinh viên đều cho phép bạn làm việc đến 40 tiếng mỗi hai tuần trong thời gian diễn ra niên học (và số giờ không giới hạn vào các kỳ nghỉ). Tuy nhiên, trước khi đảm nhận một công việc có trả lương nào đó, bạn vẫn cần kiểm chứng để chắc chắn rằng thị thực của mình cho phép làm việc.
>> Những điều cần lưu ý khi làm thêm tại Úc
Mỹ
Nước Mỹ có những quy định rất gắt gao về việc làm thêm và thông thường thì sinh viên ở bậc Cử nhân không được phép làm việc bán thời gian. Những sinh viên đi học bằng visa loại F-1 chỉ có thể làm những công việc trên khu học xá (on-campus) vào năm học đầu tiên. Sở Di trú và nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) có thể sẽ cho phép sinh viên thị thực F-1 làm thêm ngoài khu học xá vào năm học thứ 2. Để có thể làm việc ngoài khu học xá, sinh viên cũng cần phải có được sự cho phép của nhân viên bổ nhiệm của nhà trường (Designated School Official (DSO). Tuy vậy, những ai sở hữu thị thực loại M-1 lại không thể đảm nhận công việc nào khác, ngoài các khóa đào tạo nghề.
Quy định làm việc thường được giới hạn giữa 12 và 16 tiếng hàng tuần. Để hiểu hơn về các quy định và chi tiết đích xác, bạn có thể tìm tới văn phòng hỗ trợ việc làm của trường Đại học.
>> Đại sứ trường học cũng là một công việc làm thêm
Vương quốc Anh
Sinh viên đến từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (thường là sinh viên đi học với thị thực Tier-4) được làm việc trung bình 10 tiếng mỗi tuần trong quá trình diễn ra niên học và trung bình 20 tiếng mỗi tuần trong các kỳ nghỉ. Số giờ tối đa mà bạn có thể làm việc thường được in trong nhãn thị thực (visa sitcker) hay Biometrics Residence Permit (thẻ sinh trắc học).
>> Bộ sưu tập Ebook cẩm nang du học Anh
Singapore
Singapore cũng là quốc gia có quy định gắt gao về việc làm thêm của sinh viên quốc tế. Theo đó, chỉ có những sinh viên theo học tại các trường Đại học và Bách khoa của chính phủ là được phép làm việc 16 tiếng mỗi tuần.
Malaysia
Sinh viên nước ngoài được phép làm thêm tối đa 20 tiếng/tuần trong các kỳ nghỉ giữa kỳ hay kỳ nghỉ kéo dài hơn 7 ngày trong thời gian học tập (toàn thời gian) tại Malaysia.
>> 7 Ebooks cẩm nang du học Malaysia
Những công việc làm thêm phổ biến
Dù có ở bất kì đâu trên thế giới thì sinh viên đều có chung một số công việc làm thêm như phục vụ tại các nhà hàng, nhân viên chăm sóc, giao bánh pizza, làm việc trong các quán bar, bans vé, trợ lí chỗ đỗ xe trong các nhà hát, công viên hay tham gia đội tư vấn hỗ trợ tại các tổng đài.
Thù lao
Mức tiền công thường được tính theo công việc và số giờ làm. Những công việc ở nhà hàng hay giao bánh pizza cũng thường mang đến cho bạn một khoản tiền boa nho nhỏ cho bạn. Mức thù lao trung bình thường rơi vào khoảng 6,5 đô la/giờ, nhưng con số này sẽ có sự chênh lệch với từng công việc và địa điểm làm việc. Mức tiền công tối đa có thể lên tới 10 đô la/giờ.
Các bước kiếm được việc làm thêm
Trên Internet có đầy rẫy nhũng trang web cho phép bạn tìm được việc làm thêm ở địa phương. Bạn cũng có thể tìm việc dễ dàng qua các blog, trung tâm hỗ trợ việc làm của trường Đại học…
>> Các bước bỏ túi một công việc làm thêm ở khu học xá
Tái bút
Một công việc làm thêm là cách tốt nhất để tăng thu nhập trong quá trình học tập, cho phép sinh viên hiểu biết hơn về văn hóa địa phương, gặp gỡ những người bạn mới cũng như hiểu biết thêm về các cách thức làm việc khác nhau. Tưởng tượng nếu bạn muốn khởi nghiệp sau này, những trải nghiệm làm thêm ở nhà hàng, siêu thị cùng các vấn đề thực tế mà bạn đang gặp phải chắc chắn sẽ là những kinh nghiệm quý giá. Tuy nhiên, nhớ đừng để việc làm thêm gây thêm áp lực cho việc học của bạn nhé!
Nguồn: Uniguru
>> Việc làm và công việc tình nguyện tại New Zealand
>> 10 khoảnh khắc khó khăn mà du học sinh có thể phải đối diện