Thông tin du học
Du học nước ngoài: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI

Tớ đã từng nghèo! Ai chẳng từng nghèo?

3.1K
share image

Đi du học, mình phát hiện ra đã là sinh viên thì ai cũng nghèo, dẫu cho quốc tịch và hoàn cảnh gia đình của họ như thế nào. Có lẽ cũng "nhờ" đã từng nghèo nên mới lắm chuyện để kể và nhiều điều để nhớ, khi đã qua thời du học.

 

>> Những bí kíp tiết kiệm tiền cho du học sinh

>> 3 trang web sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn khi đi du học

>> Chi phí du học: Bí quyết tiết kiệm tiền khi đi du học (Infographic)

 

Hồi đó đi học thêm lớp thầy Bình theo các anh chị lớp Pháp trường Ngoại ngữ ở CLB tiếng Pháp, có lần mình nghe thầy nói là sau này sẽ không cho con du học sau khi vừa tốt nghiệp cấp III. "Mới 18 tuổi đầu mà phải lo cơm áo gạo tiền mỗi sáng mở mắt ra, tội lắm", thầy nói vậy.

 

Thật ra mình nghĩ sớm hay muộn rồi cũng phải đến thời điểm bản thân phải tự xài tiền, có được ở nhà với bố mẹ thêm một vài năm cũng chẳng khác đi được. Vẫn sẽ phải có tiêu hoang, vẫn sẽ phải có bất cần, vẫn sẽ phải có khổ sở, và cuối cùng mới đến hồi biết nhìn trước ngó sau khi quẹt thẻ.

 

Khoan nói về các vấn đề ăn & sống, cuộc sống tự lập thường có những khoản "nợ đời" từ trên trời rơi xuống không lường trước được đâu!

 

Năm ngoái, một buổi tối nọ trở về nhà, mình phát hiện cửa nhà mở toang, quần áo giăng tứ chiến và cánh cửa đã bị phá khóa. Tại sao chúng nó không lấy tivi? Tại sao chúng nó không lấy tập séc của mình?... Mình có hàng tá thắc mắc, nhưng không một hồi đáp. Kết cục duy nhất hiển hiện ra trước mắt là bọn mình phải thay cửa. Trị giá 1.000 euros, tức là khoảng 30 triệu.

 

 

Hay mới đây, mình nhận được giấy báo nộp tiền thuế. Lẽ ra là sinh viên thì bọn mình sẽ xin miễn giảm được, nhưng vì anh chàng chia nhà chung có người bố quá giàu nên rút cuộc cả ba đứa cũng phải cưa ra, mỗi người 10 triệu. Cũng tức, nhưng nghe anh bạn chia nhà nói "lẽ ra các cậu không nên chia nhà với tớ" mà mình mềm nhũn. Chẳng phải lỗi của anh chàng khi sinh ra trong một gia đình quá giàu. Vả lại, hồi sống chung, mình vẫn thấy anh chàng ăn mì spaghetti "chay" cuối tháng đó thôi.

 

Đi du học rồi, mình phát hiện sinh viên đa phần là nghèo, bất kể quốc tịch, màu da, hoàn cảnh gia đình.

 

Năm đầu tiên du học, mình một lần tiêu âm tài khoản. Âm 2 euros. Vì khi đó tài khoản ngân hàng của mình vẫn chưa sử dụng gói âm thẻ nên sợ lắm. Cả một cuối tuần hốt hoảng gọi điện cho anh bạn dưới tận Marseilles để nhờ anh ấy gửi séc trị giá... 2 euros mà đi nộp vào. Thật tình là rất sợ bị…tống vô tù!

 

 

Có nhiều đêm lên một trang web bán hàng giảm giá, muốn một đôi bốt tử tế để đi truyết. Lúc đó tiền trong tài khoản còn đủ để mua, nhưng không đủ để trả phí gửi hàng. Mình tủi thân phát khóc. Buồn cười nhỉ. Khóc chỉ vì một đôi giày! Sau này, có lúc mình có khi khóc vì một hộp tôm đông lạnh, khóc vì cái laptop lăn đùng ra hỏng, khóc vì một kì nghỉ lễ ai cũng lên lịch đi đây đó, còn mình thì không. Những khoảnh khắc đó không nhiều và thường kết thúc bằng việc mình cười toe toét khi nghĩ lại.

 

Có nhiều hơn một buổi hai đứa xách giỏ đi siêu thị, trên đường đi cứ lẩm nhẩm coi tổng cộng có thể mua những thứ gì. Đến quầy thu ngân, tim óc thay nhau hoạt động, sẵn sàng nhảy xổ vào bỏ lại một món hàng nào đó nếu quá số tiền mình có. Bạn ấy luôn chứng tỏ được khả năng tính nhẩm vượt bậc, cứ đi chợ có bạn ấy thì sẽ không sợ bị lố tiền. Trừ những khi trả bằng thẻ, vì bạn ấy không biết quản lí tiền trong thẻ của mình.

 


 

Khi đi siêu thị với bạn ấy, mình luôn thích vào ngân hàng rút tiền mặt để đảm bảo sẽ không bị thiếu tiền khi thẻ có vấn đề. Thẻ mà trả không được thì xấu hổ lắm. Đã có lần bọn mình không trả thẻ được, bạn ấy phải ra ngoài gọi điện cho sếp xin ứng lương. Sếp phải ngồi vào bàn làm việc thao tác chuyển khoản. Mình cứ vậy chóc ngóc đứng nhìn theo trong siêu thị, nước mắt chực tràn ra vì tức cái mình...

 

 

Cũng có những lúc nước mắt chẳng thể giải quyết được "nỗi buồn thời cuộc" trong tích tắc. Chẳng hạn như ngày bạn ấy đi phụ bếp ở nhà hàng, không kịp chuẩn bị thực phẩm đã bị ông chủ la "Vì Việt Nam có những người như cậu, mà nền kinh tế đất nước mãi không khá lên được".  

 

Có lẽ vì sống qua nhiều khoảnh khắc bị đồng tiền dí theo như vậy, mình bị ám ảnh bởi tiền. Viết một bài nào đó, mình đều cẩn thận viết vào excel, chờ đợi mòn mỏi từng ngày.   

 

Giờ thì mình đã sắp kết thúc quãng đời du học. Nghĩ về những kí ức du học sinh nghèo, mình thấy bản thân thật may mắn vì có được những trải nghiệm rất thật. Nhưng thú thật là mình cũng nghĩ về việc trở thành một người kiếm ra tiền với một sự mất kiên nhẫn nhất định.

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

19 điều sẽ giúp mối quan hệ “yêu xa” sống sót

Đi du học, nhiều khả năng bạn sẽ phải rơi vào hoàn cảnh của một người yêu xa. Vậy phải làm thế nào để “sống sót” khi lỡ để quên một nửa trái tim ở nhà?   >> Khi một nửa trái tim đi du học   1. Có đích đến cụ thể   Những câu hỏi đại loại “mục đích cuối ngày của bọn mình là gì?”, “Khi nào chúng mình sẽ hết phải rơi vào cảnh mỗi người một nơi?”, “Tương lai của bọn mình thế nào?”… cần phải được đưa ra và tìm

998.3K
article Img

10 khoảnh khắc khó khăn mà du học sinh (có thể) sẽ phải đối diện

Đi du học hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và đó sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn về nghị lực vươn tới thành công của chính mình. >>  Du học và những niềm vui nhỏ-mà-không-nhỏ >>  32 điều nên làm trước khi kết thúc đời sinh viên 1. Luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước mắt như chuyện xung

54K
article Img

Cách lập tài khoản ngân hàng khi đi du học

Quản lí tài chính là một kĩ năng quan trọng bạn cần biết khi đi du học. Để thực hiện các giao dịch và chi tiêu tại nước ngoài như chi trả tiền thuê nhà, đi lại, học tập và chi phí sinh hoạt hàng ngày, bạn nên mở một tài khoản ngân hàng tại quốc gia mà bạn sẽ sinh sống. Cùng Hotcourses khám phá các lợi ích của việc mở tài khoản ngân hàng với tư cách là sinh viên quốc tế, cách lập tài khoản ngân hàng khi là sinh viên du học,...   > 5 hành động

37.3K
article Img

7 bước đọc sách hiệu quả và nhớ lâu

Đọc sách là một thói quen rất tốt. Tuy nhiên, bạn có hay đọc xong một cuốn sách và sau đó chẳng nhớ gì? Thật là lãng phí khi chúng ta đã dành thời gian đọc nhưng lại không thu thập được kiến thức bền vững ứng dụng cho cuộc sống. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá 7 bí quyết khiến việc đọc sách đem đến nhiều kiến thức và giá trị lâu dài cho chính nhé  bạn.   1. Chọn lựa sách cẩn thận trước khi đọc Có vô vàn sách thuộc nhiều

34K