Thông tin du học
Du học nước ngoài: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI

Tàu điện ngầm London đã bước sang tuổi 150

7.5K
share image

 

>> Đi lại ở Ireland (Ailen)

>> Có một thế giới trong lòng đất

>> Đi lại ở London

Một trăm năm mươi năm trước, hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên của thế giới đã được khai sinh ở London. Tuyến hành trình đầu tiên đó kéo dài 6km từ Paddington đến Farringdon. Với những bước tiến vững chãi và mạnh bạo, tàu điện ngầm ngày nay đã được mở rộng ra 408 km nối 11 tuyến chạy qua 270 trạm. Và đây cũng là số km tàu điện ngầm dài thứ 2 thế giới (sau Thượng Hải).

Hình ảnh “vòng tròn với vạch kẻ ngang” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1908 và bản đồ tàu điện ngầm của London (London Underground map, được thiết kế năm 1931 bởi Harry Beck) đều là những biểu tượng xuất hiện đầy rẫy trên áo thun du lịch và đồ lưu niệm trong thành phố.

Vì gắn bó thường nhật nên những bất kì người dân London nào cũng rất hồ hởi chào đón sinh nhật lần thứ 150 của hệ thống tàu điện ngầm này.

Cùng ôn lại một số mốc đáng nhớ về “cuộc đời chuyên chở” của London Underground vào dịp sinh nhật đặc biệt này nhé!

Những sự kiện đặc biệt “trong lòng đất”

1863 - Ngày 9 tháng 1 năm 1863, ngày đầu tiên London Underground đi vào hoạt động. 50,000 người đã ngay ngắn xếp hàng để mua vé nhưng chỉ có một nửa trong số họ được phép lên tàu. Trong sáu tháng đầu tiên sau đó, chỉ có 26.000 người được sử dụng phương tiện “oách” nhất thời đại đó.

1897 - Diễn viên William Terris bị ám sát ở gần bến Covent Garden. Linh hồn của ông được cho là vẫn luẩn quẩn quanh đây cho tới ngày nay.

1924 - Đứa bé đầu tiên được sinh ra trong “thế giới trong lòng đất” ở London là tại bến Elephant & Castle. Giới báo chí đã khuyên bà mẹ đặt cô bé đó tên Thelma Ursula Beatrice Eleanor (để khi viết tắt các chữ cái đầu tiên sẽ thành TUBE – Tàu điện ngầm) tuy nhiên “yêu sách” này đã không được bố mẹ cô bé thông qua. Cuối cùng,cô bé được đặt tên là Marie Cordery.

1933 - Bến Down Street, trên tuyến Piccadilly giữa Hyde Park Corner và Green Park đã bị đóng vì lí do nó quá gần với các bến lân cận. Bến này sau đó đã được sử dụng làm nơi Churchill họp nội các chính phủ trong Thế chiến thứ 2.

1941 - 56 người đã chết tại bến Bank khi một quả bom được ném xuống phòng vé và lăn xuống sân ga.

2007 - Lần đầu tiên trong lịch sử, Tube đã chở 1 tỷ người trong vòng một năm.

2012 – Vào ngày 3 tháng 8, trong kỳ Thế vận hội Olympic, London Underground đã chở 4,4 triệu hành khách, mang lại kỉ lục “ngày làm việc năng suất” nhất cho hệ thống đồ sộ này.

Do và Don’t khi sử dụng tàu điện ngầm

Đối với người nước ngoài, rất khó để nhận biết “mật mã” của dân London khi đi trong tàu điện ngầm. Nếu làm theo những lưu ý nhỏ dưới đây, có lẽ bạn cũng sẽ “được” nhầm hiểu là một Londonian đích thực ^___^

Nên

  • Những hành trình của bạn sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều với chiếc thẻ Oyster
  • Đứng bên tay phải khi sử dụng cầu thang máy nhưng nhớ khi bước đi thì phải sử dụng hướng bên trái (lúc đầu có thể sẽ hơi ngượng ngạo, nhưng nếu không làm theo, bạn có thể sẽ được dân London nhắc chừng).
  • Để hành khách xuống tàu rồi mới bước lên
  • Nhường chỗ ngồi nếu có ai đó cần ghế hơn bạn (phụ nữ mang thai, người già, trẻ em…)
  • Coi chừng bị hụt chân khi bước lên tàu
  • Sử dụng tuyến Central và Piccadilly bất cứ khi nào có thể

Không nên

  • Đứng chặn cửa. Bạn nên bước vào bên sâu khoang tàu để không ảnh hưởng tới những người lên sau.
  • Nói chuyện với những người bạn không quen biết. Tốt nhất là bạn nên ra hiệu bằng tay hoặc đầu thay vì trò chuyện với người lạ.
  • Chọn tuyến Hammersmith & City hay Circle (đây là những tuyến “nổi tiếng” với việc bị trễ giờ và trục trặc)
  • Đặt quá nhiều hi vọng vào hệ thống điều hòa, đặc biệt là vào mùa hè.

Nguồn: Lược dịch từ Lonelyplanet

 

____________________________

Đọc thêm

>> Học bổng du học Anh

>> Thông tin du học Anh

>> Ai đánh cắp cuộc sống của tôi

 

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

19 điều sẽ giúp mối quan hệ “yêu xa” sống sót

Đi du học, nhiều khả năng bạn sẽ phải rơi vào hoàn cảnh của một người yêu xa. Vậy phải làm thế nào để “sống sót” khi lỡ để quên một nửa trái tim ở nhà?   >> Khi một nửa trái tim đi du học   1. Có đích đến cụ thể   Những câu hỏi đại loại “mục đích cuối ngày của bọn mình là gì?”, “Khi nào chúng mình sẽ hết phải rơi vào cảnh mỗi người một nơi?”, “Tương lai của bọn mình thế nào?”… cần phải được đưa ra và tìm

984.6K
article Img

10 khoảnh khắc khó khăn mà du học sinh (có thể) sẽ phải đối diện

Đi du học hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và đó sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn về nghị lực vươn tới thành công của chính mình. >>  Du học và những niềm vui nhỏ-mà-không-nhỏ >>  32 điều nên làm trước khi kết thúc đời sinh viên 1. Luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước mắt như chuyện xung

53.8K
article Img

Cách lập tài khoản ngân hàng khi đi du học

Quản lí tài chính là một kĩ năng quan trọng bạn cần biết khi đi du học. Để thực hiện các giao dịch và chi tiêu tại nước ngoài như chi trả tiền thuê nhà, đi lại, học tập và chi phí sinh hoạt hàng ngày, bạn nên mở một tài khoản ngân hàng tại quốc gia mà bạn sẽ sinh sống. Cùng Hotcourses khám phá các lợi ích của việc mở tài khoản ngân hàng với tư cách là sinh viên quốc tế, cách lập tài khoản ngân hàng khi là sinh viên du học,...   > 5 hành động

36.1K
article Img

7 bước đọc sách hiệu quả và nhớ lâu

Đọc sách là một thói quen rất tốt. Tuy nhiên, bạn có hay đọc xong một cuốn sách và sau đó chẳng nhớ gì? Thật là lãng phí khi chúng ta đã dành thời gian đọc nhưng lại không thu thập được kiến thức bền vững ứng dụng cho cuộc sống. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá 7 bí quyết khiến việc đọc sách đem đến nhiều kiến thức và giá trị lâu dài cho chính nhé  bạn.   1. Chọn lựa sách cẩn thận trước khi đọc Có vô vàn sách thuộc nhiều

27.4K