Thông tin du học
Du học nước ngoài: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI

Nhật kí làm thêm ở phòng khám nha khoa

3.2K
share image

Chia sẻ của Thủy Nguyễn (du học sinh ngành Tâm lý học) về những ngày đầu làm trợ lí phòng khám nha khoa ở Toronto.

>> Các khóa học cử nhân ngành Nha khoa

>> Các khóa học Thạc sĩ ngành Nha khoa

Mình làm thư kí những ngày cuối tuần cho một phòng nha khoa ở Toronto. Làm thư kí đồng nghĩa với việc được gặp và trò chuyện với nhiều người. Cũng qua đó mà mình đã có dịp tiếp những bệnh nhân thương lắm, họ không có bảo hiểm, cũng không có tiền mà chi phí điều trị lớn - tốn cả mấy trăm mấy ngàn dollars vì răng hư quá rồi.

Hôm qua có một cặp đôi người Hungary dắt nhau sang đây học tiếng Anh (Hungary cũng là một nước nghèo ở châu Âu), họ bị đau răng quá chịu không nổi nhưng nha sĩ cũng chỉ giúp trám răng tạm thời chứ không thể chữa tận gốc.

Rồi hôm bữa có một bác lớn tuổi tới đặt hẹn, bác khẩn khoản nói là cô ơi, tui mang tiền mặt tới nhổ cái răng đau này trước, bảo hiểm của tui phải coi lại rồi báo cô để bữa sau chữa tiếp, chứ tui không quỵt đâu. Mình nghe mà thương quá chừng, nghĩ tới nghĩ lui cũng chỉ biết sẽ ráng phần mình để giúp được người khác tới đâu hay tới đó.

Ở đây thì công việc chính của mình là thư kí, nhưng lúc nào đỡ bận bên ngoài, mình cũng được vào trong học những nhiệm vụ nhỏ nhỏ để phụ nha sĩ và các trợ lí. Hôm nọ, sau khi được quan sát mấy trường hợp trám răng, làm sạch răng bình thường, mình được coi nha sĩ làm một phần của trồng răng (một trong những điều trị nha khoa phức tạp nhất). Đó là lần đầu tiên mình được thấy nha sĩ cắt hẳn lợi của bệnh nhân ra, chỉnh xương bên trong rồi khâu lợi lại. Nghe sợ ha, lúc mới nhìn nha sĩ ở khâu cắt rồi máu me lênh láng thật cũng hơi giật mình, nhưng ngay khi đó tự nhiên lại muốn mình phải cố gắng, phải coi cho bằng được. Mình cứ thể quan sát cho đến cuối ca tiểu phẫu, đến khi nha sĩ làm xong thì mình cũng quen thuộc luôn với mùi máu và vết khâu trước mắt. Lúc đó cảm giác thích cực kì vì mình đã vượt qua nỗi sợ và học được thêm điều mới (dù đó thật là một việc nhỏ xíu với các bạn học bác sĩ giải phẫu).

Tính mình vậy, lúc nào cũng muốn trải nghiệm thiệt nhiều thiệt nhiều, thích đẩy bản thân tiến lên để biết mình xử lý thế nào, tốt xấu, mạnh mẽ hay yếu mềm tới đâu.

Giờ ghi ra đây để nhớ rằng sau này tới khi già đi vẫn mong bản thân sẽ luôn mê học hỏi và can đảm thử điều mới lạ, bởi vì mình còn rất muốn hiểu thêm về bản thân và về cuộc đời, bởi vì mình tin “on the other side of fear lies freedom”. Giờ mình còn muốn tập nhảy dù, muốn tập bắn súng, muốn kiên trì chạy bộ trong mùa đông -20 độ, muốn đi du lịch khắp thế giới, muốn đi tới tận cùng cực khổ và tận cùng niềm vui, muốn yêu thêm những người tốt bụng và nồng nhiệt… Và muốn hiểu ra thiệt nhiều điều trước khi chết.

KATHY NGUYỄN

 

Bài liên quan

>> Nhật ký làm thêm của một du học sinh Việt

>> Thực tập ở nhà hàng chính là đi thể dục thẩm mỹ

Không thể bỏ lỡ

article Img

19 điều sẽ giúp mối quan hệ “yêu xa” sống sót

Đi du học, nhiều khả năng bạn sẽ phải rơi vào hoàn cảnh của một người yêu xa. Vậy phải làm thế nào để “sống sót” khi lỡ để quên một nửa trái tim ở nhà?   >> Khi một nửa trái tim đi du học   1. Có đích đến cụ thể   Những câu hỏi đại loại “mục đích cuối ngày của bọn mình là gì?”, “Khi nào chúng mình sẽ hết phải rơi vào cảnh mỗi người một nơi?”, “Tương lai của bọn mình thế nào?”… cần phải được đưa ra và tìm

984.6K
article Img

10 khoảnh khắc khó khăn mà du học sinh (có thể) sẽ phải đối diện

Đi du học hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và đó sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn về nghị lực vươn tới thành công của chính mình. >>  Du học và những niềm vui nhỏ-mà-không-nhỏ >>  32 điều nên làm trước khi kết thúc đời sinh viên 1. Luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước mắt như chuyện xung

53.8K
article Img

Cách lập tài khoản ngân hàng khi đi du học

Quản lí tài chính là một kĩ năng quan trọng bạn cần biết khi đi du học. Để thực hiện các giao dịch và chi tiêu tại nước ngoài như chi trả tiền thuê nhà, đi lại, học tập và chi phí sinh hoạt hàng ngày, bạn nên mở một tài khoản ngân hàng tại quốc gia mà bạn sẽ sinh sống. Cùng Hotcourses khám phá các lợi ích của việc mở tài khoản ngân hàng với tư cách là sinh viên quốc tế, cách lập tài khoản ngân hàng khi là sinh viên du học,...   > 5 hành động

36.1K
article Img

7 bước đọc sách hiệu quả và nhớ lâu

Đọc sách là một thói quen rất tốt. Tuy nhiên, bạn có hay đọc xong một cuốn sách và sau đó chẳng nhớ gì? Thật là lãng phí khi chúng ta đã dành thời gian đọc nhưng lại không thu thập được kiến thức bền vững ứng dụng cho cuộc sống. Cùng Hotcourses Vietnam khám phá 7 bí quyết khiến việc đọc sách đem đến nhiều kiến thức và giá trị lâu dài cho chính nhé  bạn.   1. Chọn lựa sách cẩn thận trước khi đọc Có vô vàn sách thuộc nhiều

27.4K