Thông tin về Cookies

Cookies giúp bạn dùng website hiệu quả hơn và nhận thông tin phù hợp. Khi cho phép tất cả, bạn đồng ý với cách dùng Cookies được nêu trong trang Thông tin về Cookies. Bạn có thể thay đổi lựa chọn này bất kỳ lúc nào.
Thông tin du học
Du học nước ngoài: ĐẾN CHÂN TRỜI MỚI

Du học Pháp trong mắt (kính) tôi là

2 Tháng Tám 2012
10.3K
share image

 

 

Bên cạnh những ngành học đã trở thành thương hiệu như Thời trang, Y khoa, Báo chí hay Truyền thông, Pháp còn là điểm đến mơ ước của những sinh viên ở bất kì lĩnh vực nào có mong muốn được học tập trong một môi trường đỉnh cao của tinh hoa văn hóa. Các chương trình học bằng tiếng Anh những năm gần đây càng khiến điểm đến Pháp trở nên thu hút.  

  • Hôn má. Tôi quá quen thuộc với những buổi sáng đến lớp được hôn lần lượt nhóm bạn thân vào hai má để thể hiện sự thân thiết. Người Pháp thường hôn chào khi cả hai đã thân thiết, quen biết nhau và những nụ hôn má cũng là cách mà họ chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Hôn má cũng là một nét văn hóa hay ho, khi mỗi người bạn đến từ các vùng miền khác nhau sẽ có số lần hôn khác nhau. Lưu ý là đối với thầy cô thì dù quá thân cũng chẳng học sinh Pháp nào chọn cách hôn chào đâu nhé!
  • Thuyết trình. Ở các trường Đại học, đặc biệt là Các IUT (Viện Đại học Công Nghệ), thuyết trình là một trong những kĩ năng cực kì quan trọng. Bên cạnh các kì thi, đây là thước đo năng lực học tập và kĩ năng trình bày kiến thức của bạn trước lớp. Chính vì thế, môn học nào thầy cô cũng có thể yêu cầu bạn làm thuyết trình theo nhóm từ 2 đến 5 người: Diễn đạt, Xã hội học, Marketing…
  • Những bữa ăn Crous. Ăn ở nhà ăn sinh viên là cách dễ nhất giúp bạn làm thân với bạn bè quốc tế với mức giá ưu đãi (bởi một phần lớn được chi trả bởi Crous, Trung tâm phụng sự Đại học). Vào những dịp Noel, Tết… bạn còn được thưởng thức những món ăn truyền thống đặc biệt. Một trong những lý do khiến tôi thích ăn ở Resto U (Restaurant universitaire) là vì giờ học sít sao vào những ngày chỉ có một tiếng nghỉ trưa.
  • Đình công. Tôi vẫn thường nói đùa với bạn bè mình ở Việt Nam là nước Pháp vô địch thế giới về đình công. Mỗi năm, bạn sẽ được bắt bạn với rất nhiều những cuộc đình công quy mô lớn nhỏ trên toàn nước Pháp. Ảnh hưởng trực tiếp tới teen Việt là những cuộc đình công của Công ty đường sắt quốc gia SNCF hay ở các phương tiện giao thông công cộng tại địa phương. Cách duy nhất để vượt qua những ngày này là thường xuyên cập nhật thông tin trên các trang web giao thông và chuẩn bị phương tiện đi lại cá nhân như nhờ bạn bè chở bằng xe con, đi bộ, xe đạp...
  • Thẻ giảm giá. Điều nên làm đầu tiên khi đặt chân đến Pháp là tìm hiểu và tậu cho mình những chiếc thẻ giảm giác tùy theo mục đích sử dụng cá nhân. Chẳng hạn, nếu xác định sẽ di chuyển nhiều bằng tàu cao tốc (TGV), bạn hãy tậu cho mình chiếc thẻ giảm giá 12-25 dành cho khách hàng nằm trong độ tuổi này, có giá trị một năm, để nhận được những giá vé ưu đãi. Hay, sinh viên ở vùng Franche-Comté đều biết đến chiếc thẻ Avantages-Jeunes với hàng trăm ưu đãi: miễn phí đi bảo tàng, giảm giá ở các khu trò chơi, giảm giá vé xem phim…
  • Đi thực tập. Hầu như ở các trường Đại học, IUT, chương trình Thạc sĩ… nào ở Pháp cũng đều yêu cầu sinh viên phải đi thực tập. Chẳng hạn, chương trình DUT Thông tin-Truyền thông của Viện Đại học Công nghệ Thành phố Besancon, sinh viên sẽ phải tham gia hai đợt thực tập vào năm 1 (2 tuần) và năm 2 (10 tuần). Những trải nghiệm thực tập sẽ giúp bạn có kinh nghiệm tìm kiếm nhà tuyển dụng, phỏng vấn, tiếp xúc với môi trường làm việc bản xứ… và Bản báo cáo thực tập cùng buổi Bảo vệ luận văn cuối khóa quyết định phần lớn đến thành tích học tập của bạn.
  • Bạn bè đa văn hóa. Học ở Pháp, bạn sẽ được làm quen với bạn bè quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh những bạn bè đến từ các nước từng là thuộc địa của Pháp, sinh viên các nước châu Âu cũng có xu hướng sang đây học trao đổi theo chương trình Erasmus (từ 3 đến 12 tháng). Nếu bạn mong muốn học Đại học ở môi trường hầu như 100% là sinh viên bản xứ thì hãy đăng kí theo học tại các IUT ở thành phố nhỏ: Besancon, Périgueux…
  • Cộng đồng người Việt lớn mạnh. Ở các thành phố Đại học lớn như Paris, Toulouse, Bordeaux, Lyon, Marseille luôn có các chương trình giao lưu của Hội Sinh Viên Việt Nam vào những dịp lễ tết. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp đồng hương nói tiếng Việt ở các khu phố châu Á (Quận 13 ở Paris), tại các nhà hàng Việt hay các khu chợ châu Á. Nhờ tinh thần hòa nhập văn hóa của người Việt cũng giúp để lại ấn tượng Việt Nam tích cực trong mắt dân Pháp.

 

___________________________

Đọc thêm

>> Có nên du học Pháp?

>> Du học Pháp: 6 công việc làm thêm tôi đã từng làm

>> Ở ngôi làng thế giới - Trang Ami

Không thể bỏ lỡ

article Img

19 điều sẽ giúp mối quan hệ “yêu xa” sống sót

Đi du học, nhiều khả năng bạn sẽ phải rơi vào hoàn cảnh của một người yêu xa. Vậy phải làm thế nào để “sống sót” khi lỡ để quên một nửa trái tim ở nhà?   >> Khi một nửa trái tim đi du học   1. Có đích đến cụ thể   Những câu hỏi đại loại “mục đích cuối ngày của bọn mình là gì?”, “Khi nào chúng mình sẽ hết phải rơi vào cảnh mỗi người một nơi?”, “Tương lai của bọn mình thế nào?”… cần phải được đưa ra và tìm

952.8K
article Img

10 khoảnh khắc khó khăn mà du học sinh (có thể) sẽ phải đối diện

Đi du học hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và đó sẽ là cơ hội để bạn hiểu hơn về nghị lực vươn tới thành công của chính mình. >>  Du học và những niềm vui nhỏ-mà-không-nhỏ >>  32 điều nên làm trước khi kết thúc đời sinh viên 1. Luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước mắt như chuyện xung

53.2K