Đến hẹn lại lên, tháng 3/2106, Times Higher Education chính thức công bố danh sách những trường Đại học hàng đầu châu Âu năm 2016, dựa trên các tiêu chí môi trường giảng dạy, môi trường nghiên cứu, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, thu nhập và triển vọng quốc tế.
>> Top 20 trường Đại học danh giá nhất châu Âu theo xếp hạng QS 2015
>> Bảng xếp hạng các trường Đại học theo các nhà tuyển dụng toàn cầu
Anh, Đức, Ý đầu bảng về số trường góp mặt
Trong số những quốc gia có chất lượng đào tạo tốt nhất châu Âu, Vương quốc Anh là quốc gia đầu bảng với tổng cộng 46 vị trí lọt vào top 200. Những tên tuổi Oxford, Cambridge và Imperial College London cũng chính là những trường Đại học có điểm xếp hạng cao nhất. Hai trường còn lại góp mặt trong top 5 là ETH Zurich – Swiss Federal Institute of Technology Zurich và University College London (UCL).
Về nhì trong số những quốc gia châu Âu có số lượng trường Đại học lọt vào top 200 là Đức với 36 trường, trong đó có đến 1/3 (11 trường) thuộc top 50. Đại diện có thành tích cao nhất đến từ Đức là LMU Munich, xếp ở vị trí thứ 10.
Với 19 đại diện, Ý là quốc gia xếp hạng 3 châu Âu về tổng số trường lọt vào top 200, tuy nhiên đại diện có thành tích cao nhất “đất nước hình chiếc ủng” - Scuola Normale Supriore di Pisa chỉ vừa lọt top 50 – một kết quả khá khiêm tốn so với hai quốc gia đứng đầu, Anh – Đức.
Bắc Âu nổi trội
Bên cạnh các cường quốc giáo dục nằm chủ yếu ở phía Tây, châu Âu còn có nhóm các nước thuộc vùng Scandinavia, như Thụy Điển và Phần Lan, tuy có quy mô dân số thấp nhưng cả hai nước đều đã thể hiện được chất lượng giáo dục, với lần lượt là 11 và 6 trường. Trường đại học hàng đầu của Thụy Điển là Học viện Karolinska xếp vị trí thứ 9 trong khi trường đại học Helsinki của Phần Lan đứng thứ 28.
Trong nhóm các nước ít dân nhưng sở hữu nền giáo dục chất lượng toàn cầu còn có Đan Mạch (6 trường, dẫn đầu bởi Đại học Copanhagen xếp thứ 33), Cộng hòa Ireland (6 trường, với Trinity College Dublin ở vị trí 78) và Thụy Sĩ (9 trường).
Còn lại, ở khu vực Đông Âu và Nam Âu có rất ít trường được lọt vào danh sách. Nga chỉ có 5 trường lọt Top 200 và 1 trường lọt Top 100 (Đại học Bang Lomonosov Moscow ở vị trí 79). Đồng thời, Nga trở thành nước xếp hạng thấp nhất so với dân số và GDP cả nước, mặc dù đây là quốc gia có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng GDP trên đầu người. Trong khi đó, Tây Ban Nha chỉ có 5 trường lọt top, dẫn đầu bởi Đại học Autonomous Barcelona ở vị trí 70.
Nhìn chung có 22 nước có đại diện lọt vào Top 200 này, được rút ra từ dữ liệu 800 trường đại học trên 70 quốc gia trong bảng xếp hạng THE Xếp hạng Các trường Đại học trên Thế giới.