Thông tin du học
Du học nước ngoài: CHUẨN BỊ LÊN ĐƯỜNG

Những điều tôi yêu từ các giáo viên nước ngoài

4.1K
Những điều tôi yêu từ các giáo viên nước ngoài

Họ vẫn giữ đúng vai trò của một người thầy, nhưng là những người thầy không khiến sinh viên e ngại khi lại gần.

 

>> Các hình thức giảng bài phổ biến ở nước ngoài

>> Làm quen với các phương pháp học tập khi đi du học   

>> Nghiên cứu Linkedin: Kỹ sư và giáo viên là hai công việc được săn đón tại Singapore

 

Quan tâm đến chuyện đọc của sinh viên

 

Vì là sinh viên ngành Truyền thông (thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội) nên các thầy cô của tôi rất coi trọng việc đọc sách tham khảo. Đầu năm học, bọn tôi luôn được giới thiệu một loạt sách cần đọc cho học kì đó. Hỏi bạn bè học các ngành Kinh tế, Khoa học, câu trả lời cũng y hệt. Xét cho cùng, môn học nào sinh viên cũng được khuyến khích đọc thêm, thêm nữa vì những bài giảng ở lớp là chưa thấm vào đâu so với yêu cầu của giáo viên (mà chính xác là yêu cầu của các bài thi).

 

Đúng vậy, học ở nước ngoài, đôi khi bạn còn không được giới hạn các chương cần đọc trong một quyển sách. Thành ra, đã được giới thiệu quyển nào thì tốt nhất là đọc cho hết quyển ấy đề còn làm bài thi cho tốt.

 

Tôi ấn tượng nhất là thầy Luật. Chữ đọc đối với thầy là không có phạm vi nhà trường hay xã hội, cần cho bài thi hay cho chính bản thân sinh viên. Bao giờ thầy cũng hỏi “các em đã đọc báo sáng nay chưa”, dù tiết học của thầy là tiết đầu tiên trong ngày và sinh viên bên dưới đa số còn đang ngái ngủ. Lúc nào thầy cũng “lượm” ra được những thông tin thời sự sốt dẻo nhất, có liên quan nhất để đưa vào bài giảng, làm cho các tiết học thu hút đến nỗi thầy không thèm điểm danh vắng mặt mà bao giờ lớp cũng đông đủ!

 

Chưa hết, thầy còn kêu gọi sinh viên đăng ký nhận newsletter của các chuyên trang về Luật, cho phép tụi tôi cập nhật những vụ kiện có dính dáng tới chuyên ngành. Những quyển sách đang “hot” trên thị trường tất nhiên cũng là đề tài được thầy đem ra bàn luận sôi nổi vào cuối các tiết học.

 

Lí giải cho thói quen nghiện đọc này, thầy bảo, điều làm nên sự khác biệt giữa con người với nhau nằm ở lượng kiến thức thường thức. Theo thầy: “chỉ cần các em dành 5 phút mỗi ngày để đọc các tít chính trên các trang mạng online, phông văn hóa xã hội của các em sẽ được nhân lên, và đây cũng chính là yếu tố mà nhiều nhà tuyển dụng quan tâm trong thời đại này”.

 

>> Du học Hà Lan: mỗi một môn học, đọc một cuốn sách

>> 5 thói quen WH về thói quen đọc sách của sinh viên nước ngoài

 

 

Không tiếc lời khen

 

Học ở môi trường nước ngoài, tôi chưa bao giờ phải xấu hổ khi bị đánh giá thấp quan điểm của mình. Thầy cô và bạn bè luôn luôn lắng nghe ý kiến của tôi. Cái hay nhất mà tôi trân trọng ở các thầy cô nữa là họ đã luôn quan tâm đến tôi, khi đó là sinh viên nước ngoài duy nhất của cả lớp và là một trong số ít những sinh viên nước quốc tế ở trường. Hầu hết các thầy cô đều hào phóng lời động viên dành cho tôi.

 

Trở về sau những tháng ngày du học, bên cạnh những tấm bằng, tôi còn giữ lại cả những bài kiểm tra còn lưu giữ lời khen ngợi của giáo viên, chẳng hạn như “tiếng Pháp của em đã tốt lên”, “cố gắng lên Trang”…

 

Học kì I năm đầu tiên du học, tôi không qua. Cùng với một vài sinh viên bản địa rơi vào thế trượt, tôi đã rất lo lắng khi bị triệu tập lên phòng của thầy trưởng khoa. Thực tế, thầy đã không hề mắng mỏ mà còn… khen ngợi những môn tôi đạt điểm tốt! Thầy nói: “Em thấy chưa Trang, em phải tự hào là điểm các môn Ngôn ngữ và Diễn đạt của em rất tốt. Chỉ cần ráng một xíu nữa thôi, chỉ cần sang học kì II em học tốt những môn kia như những môn sở trường thì thầy tin chắc là em sẽ qua!”

 

Hôm đó, trên đường trở về nhà, chưa bao giờ quyết tâm học tập của tôi lại ngùn ngụt như thế. Một cảm giác chưa từng trải qua trong suốt 12 năm học trước đó!

 

 

Luôn sẵn sàng chia sẻ “chuyện đời tôi”

 

Sự gần gũi của giáo viên nước ngoài với sinh viên là điều có thật. Họ có thể bận rộn đến mức không có thời gian trò chuyện với bạn quá lâu sau giờ học hoặc “giữ kẽ” đến mức không bao giờ cho bạn biết số điện thoại di động, nhưng họ lại chẳng ngại chia sẻ những câu “chuyện đời tôi” có ích (hoặc không) cho bài học. Từ người vợ của thầy là người Nhật, đến con chó của thầy tên là gì, nền tảng học vấn như thế nào, đến chuyện họ cũng vất vả ra sao trong quá trình xin việc làm… cũng có thể là những thông tin sẽ xuất hiện trong bài giảng.

 

Đôi khi trong không khí nghiêm túc của một tiết học mà chỉ cần một lời nhận xét hóm hỉnh thôi cũng đủ để cả lớp thả lỏng hơn nhiều. Giáo viên môn Kinh tế học đã khiến bao nhiêu “ác cảm” của chúng tôi bay biến khi tiết lộ rằng: “Bài kiểm tra của mấy em cũng di du lịch cùng tôi trong kì nghỉ vừa rồi đấy! Tôi đã chấm bài trên chuyến bay về Nga thăm mẹ già của tôi, vì tôi chẳng muốn bà ấy ăn Giáng sinh một mình, và cũng chẳng muốn bị các em tru tréo đòi bài khi đi dạy lại”.

 

Thế đấy, thầy cô nước ngoài vẫn làm đúng trách nhiệm của một người truyền dạy kiến thức nhưng cái cách thực hiện công việc ấy thật dễ đi vào lòng sinh viên, khiến bọn tôi muốn học hơn nhiều!

 

>> Những thói quen nước ngoài có thể khiến bạn phát sốc

>> Những người không nên kết bạn khi đi du học

>> Tạo dựng quan hệ với người bản xứ trước khi đi du học

Không thể bỏ lỡ

article Img

7 bài học cuộc sống xa nhà sẽ dạy bạn

Rời khỏi ngôi nhà thân yêu để sống một mình ở một vùng đất xa xôi là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, những bài học từ cuộc sống xa nhà sẽ giúp bạn trưởng thành hơn mỗi ngày.    Bạn nhận ra rằng mình quan tâm đến gia đình nhiều hơn mình nghĩ     Đi du học, bạn hẳn đã có những lúc tiếc nuối vì trước đây dành ít thời gian hơn cho gia đình. Bạn tự nhiên nhớ những món ăn mẹ nấu. Những lúc chùn chân mỏi gối,

100.9K
article Img

Chuẩn bị vali đi du học: Bạn nên và không nên mang gì?

Đi du học cần mang theo những gì là câu hỏi mà bất cứ ai cũng băn khoăn trước khi lên đường. Bài viết này sẽ chỉ rõ những vật dụng cần thiết mà bạn nên mang theo cũng như những thứ không nên chiếm quá nhiều không gian trong hành lý du học của bạn. Hãy cùng Hotcourses Vietnam soạn ra 1 (hoặc 2) chiếc vali vừa tối giản vừa hữu dụng cho chuyến hành trình đặc biệt này nhé!   Những món nên mang khi đi du học Thực ra món bạn cần mang theo

31.3K
article Img

12 ứng dụng hữu ích cho du học sinh

Quản lý chi tiêu? Ghi chép? Học bài? Viết luận? 12 ứng dụng này sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn!   1. Microsoft Office Lens  CH Play - App Store Ứng dụng của Microsoft, Office Lens, giúp bạn quét và chụp các tài liệu, bảng đen, tạp chí, hoặc biên lai, sau đó chuyển đổi chúng thành văn bản có thể chỉnh sửa và chia sẻ dưới định dạng pdf, word, hoặc hình ảnh.  Khi quét ảnh hoặc tài liệu, Office Lens cung cấp

9.3K
article Img

Những điều cần chuẩn bị trước khi đi du học

Sau hàng tháng trời chuẩn bị hồ sơ du học, trao đổi thư từ để cuối cùng nhận được lời mời từ ngôi trường mơ ước, bạn cảm thấy nhẹ nhõm và chỉ còn đợi ngày lên đường. Nhưng đợi đã, sinh sống và học tập ở một đất nước xa lạ không phải điều đơn giản. Vậy đi du học cần chuẩn bị những gì? Hãy xem qua hướng dẫn dưới đây và đảm bảo bạn đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi lên đường nhé!   1. Giấy tờ quan trọng Thứ quan trọng nhất bạn cần chuẩn

9.2K