Thông tin du học
Du học nước ngoài: CHUẨN BỊ LÊN ĐƯỜNG

Kí túc xá vui vẻ

2.5K
share image

 

>> Một lần trải nghiệm Work & Travel

>> Các hình thức ở trọ trần gian của du học sinh

>> Alô, mình là du học sinh tại Thổ

"Hai năm sống ở kí túc xá là chặng đường đáng nhớ nhất của cuộc đời du học của tôi ở Besancon (thủ phủ vùng Franche-Comté, Pháp)

 Trang Ami

Kí túc xá vui vẻ

Mỗi lần nghĩ về quãng thời gian sống trong kí túc xá Fourier của khu học xá La Bouloie (Besancon, miền Đông nước Pháp), tôi thường tiếc hùi hụi cho một thời vui vẻ đã lui về đâu đó bên kia dấu chấm. Mặc dù những căn hộ to lớn của thì hiện tại cho tôi cảm giác tiện nghi và độc lập, nhưng cuộc sống ở kí túc xá hai năm đầu du học đã để lại những kí ức vui nhộn trong trí nhớ tôi.

Sinh viên nước ngoài rất lịch sự. Chào hỏi lẫn nhau, kể cả những người lạ, dường như đã là thói quen cố hữu của họ. Bất kể lúc nào và gặp bất kì ai, tôi cũng sẽ nhận được lời chào hỏi của những người bạn cùng tòa nhà. Những hôm cuống cuồng trễ tiết, tôi còn được đính kèm thêm lời cổ động của mấy ông bạn cùng tầng nghịch ngợm, đại loại “Cố lên”, “Chạy nhanh lên”. Có lần trên đường về nhà, tôi còn gặp ba cậu bạn lạ hoắc lạ huơ đang lái xe mà cũng ráng thả vô-lăng để… chắp tay lạy tôi. Có lẽ họ nghĩ tôi là con gái Thái!

Đầu năm học, bao giờ các khu kí túc xá cũng có trò tập dợt báo cháy. Những sinh viên năm đầu thường không tránh khỏi chuyện hớt hải lao xuống tầng dưới với bộ dạng ngơ ngác, mỗi chân một tất, thậm chí có nàng còn đang bận nguyên bộ pyjama (quần áo ngủ) với đầu tóc rối xù. Những ngày sau đó, những nhân vật khốn khổ này sẽ phải “chết” luôn với các biệt danh như “con bé pyjama”, “thằng lộn vớ”, “cái đứa với trái chuối cắn dở”…

Lúc ở nhà, suy nghĩ trong tôi hoàn toàn khác với những mối quan hệ trong khu kí túc xá. Đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn, ở dài lâu rồi mới biết sinh viên quốc tế cũng mượn mắm mượn muối như ở trong nước. Còn nhớ  anh bạn “tóc cột đuôi ngựa” học trường ENSMM đã hơn một lần gõ cửa xin tôi ít đường đề nấu ăn. Sau này, tôi biết được bí kíp làm thân, kết bạn với những người hàng xóm cùng tầng đó là cho họ thử qua các món ăn Việt Nam khi đi nấu ăn ở bếp chung. Qua căn bếp, những người hàng xóm của tôi vô tình trở thành đại sứ bếp núc của Đất nước họ. Khi đó, những anh bạn Trung Đông sẽ luyên thuyên kể lể công thức làm món cá rán, nhiệt tình đáp lại lời khen Trông chúng thật hấp dẫn của bạn.

Những buổi tối thứ ba và thứ năm (tiệc tùng cho sinh viên), tòa nhà của tôi bao giờ cũng vang vang tiếng gọi nhau đi tiệc. Đêm Halloween, bao giờ thức dậy sáng hôm sau tôi cũng sẽ bắt gặp những đoạn giấy vệ sinh lấm chấm đỏ (của bút bi hay nước sốt cà chua). Lí do vì đêm hôm trước chắc chắn lại có anh chàng nào hóa trang thành xác ướp Ai cập. Chính anh bạn tóc đuôi gà cũng là người sẽ lộc cộc gõ từng phòng một vào những đêm tiệc như thế, nhằm kéo cho bằng hết đám hàng xóm cùng tầng đi tiệc cho xôm.

Và… suýt nữa thì mất vui

Vì mỗi căn phòng kí túc chỉ vỏn vẹn 9m2 nên bạn cũng sẽ thường xuyên trải qua những buổi tối hành lang vang vang tiếng tiệc tùng. Khi đó, hành lang được tận dụng làm nơi bày biện đồ ăn thức uống, người ngợm cũng ngồi bệt luôn xuống sàn. Sẽ không có gì là to tát nếu những buổi tụ họp như thế này không được tổ chức quá thường xuyên, vì nếu không chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc học của những sinh viên hàng xóm khác. Cách tốt nhất là bạn nên gõ cửa từng phòng từ trước để “thông cáo” trước.

Ngoài tiếng ồn, ở tập thể cũng không ít phiền toái về vấn đề giữ vệ sinh chung. Chị Hạnh bạn tôi ở khu nhà Colette kể, vì tầng Hạnh ở có rất nhiều sinh viên châu Phi và châu Á (Trung Quốc, Việt Nam…) nên thường có rất nhiều người nấu cơm. Khi họ đem chén bát bẩn ra rửa, cơm thừa thường vung vãi cả chậu rửa bát. Sau nhiều lần “họp tổ dân phố” không thông, ban quản lí kí túc xá quyết định đóng cửa phòng nấu ăn của tầng đó, khiến sinh viên của tầng phải chạy lên hoặc xuống các tầng còn lại để nấu ăn. Trong khi ở các tầng đã có một “lực lượng” chờ đến phiên nấu ăn đủ đông đúc khác rồi. Thời gian đáng ra dành để học tập thành ra lại phải dành cho việc xếp hàng nấu cơm.

Dù thế nào đi nữa, với công thức vui vẻ, hòa đồng và thẳng thắn chia sẻ lẫn nhau - tin tôi đi - là bạn chắc chắn sẽ trải qua quãng đời kí túc xá tuyệt vời nhất.  

Không thể bỏ lỡ

article Img

7 bài học cuộc sống xa nhà sẽ dạy bạn

Rời khỏi ngôi nhà thân yêu để sống một mình ở một vùng đất xa xôi là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, những bài học từ cuộc sống xa nhà sẽ giúp bạn trưởng thành hơn mỗi ngày.    Bạn nhận ra rằng mình quan tâm đến gia đình nhiều hơn mình nghĩ     Đi du học, bạn hẳn đã có những lúc tiếc nuối vì trước đây dành ít thời gian hơn cho gia đình. Bạn tự nhiên nhớ những món ăn mẹ nấu. Những lúc chùn chân mỏi gối,

97.7K
article Img

Chuẩn bị vali đi du học: Bạn nên và không nên mang gì?

Đi du học cần mang theo những gì là câu hỏi mà bất cứ ai cũng băn khoăn trước khi lên đường. Bài viết này sẽ chỉ rõ những vật dụng cần thiết mà bạn nên mang theo cũng như những thứ không nên chiếm quá nhiều không gian trong hành lý du học của bạn. Hãy cùng Hotcourses Vietnam soạn ra 1 (hoặc 2) chiếc vali vừa tối giản vừa hữu dụng cho chuyến hành trình đặc biệt này nhé!   Những món nên mang khi đi du học Thực ra món bạn cần mang theo

24.6K
article Img

12 ứng dụng hữu ích cho du học sinh

Quản lý chi tiêu? Ghi chép? Học bài? Viết luận? 12 ứng dụng này sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn!   1. Microsoft Office Lens  CH Play - App Store Ứng dụng của Microsoft, Office Lens, giúp bạn quét và chụp các tài liệu, bảng đen, tạp chí, hoặc biên lai, sau đó chuyển đổi chúng thành văn bản có thể chỉnh sửa và chia sẻ dưới định dạng pdf, word, hoặc hình ảnh.  Khi quét ảnh hoặc tài liệu, Office Lens cung cấp

8.8K
article Img

Những điều cần chuẩn bị trước khi đi du học

Sau hàng tháng trời chuẩn bị hồ sơ du học, trao đổi thư từ để cuối cùng nhận được lời mời từ ngôi trường mơ ước, bạn cảm thấy nhẹ nhõm và chỉ còn đợi ngày lên đường. Nhưng đợi đã, sinh sống và học tập ở một đất nước xa lạ không phải điều đơn giản. Vậy đi du học cần chuẩn bị những gì? Hãy xem qua hướng dẫn dưới đây và đảm bảo bạn đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi lên đường nhé!   1. Giấy tờ quan trọng Thứ quan trọng nhất bạn cần chuẩn

6.5K