Ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ sư xây dựng) là ngành công nghiệp được phát triển nhằm hỗ trợ công việc thiết kế, xây dựng và duy trì các công trình cho cả hai lĩnh vực công và tư. Một kỹ sư xây dựng tốt nghiệp có thể lựa chọn nhiều chuyên ngành khác nhau từ Kỹ thuật cấu trúc, Kỹ thuật môi trường cho đến Công nghệ nano. Sự đa này càng khiến sinh viên theo học ngành này đảm bảo có được việc làm sau khi tốt nghiệp, trong đó trở thành Kỹ sư xây dựng là sự lựa chọn phổ biến của các sinh viên. Mọi người thường nghĩ Kỹ sư xây dựng là phải đi cùng với công nghệ sản xuất hiện đại, nhưng ngành công nghiệp này đã có từ năm 4000 TCN khi người ta phải vận chuyển vật liệu để xây dựng các công trình như Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn Lý Trường Thành – Trung Quốc. Thuật ngữ “Kỹ thuật xây dựng” được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1800 để phân biệt với các ngành Kỹ thuật quân sự hay Kỹ thuật phi quân sự.
Đặc thù của ngành học là có phạm vi chuyên ngành rất rộng, cho phép lựa chọn việc làm liên quan với chương trình mà bạn đã học ở trường đại học. Tuy nhiên có thể kể ra các lĩnh vực như Xây dựng, Chế tạo và Kỹ thuật kết cấu hoặc làm việc cho các dự án bảo tồn các công trình kiến trúc...
Ngoài ra, việc vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng ở trong nước cũng hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao, với cơ hội đi du lịch khi làm việc cho các công ty quy mô quốc tế. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể lựa chọn học tiếp chương trình sau đại học các ngành như kinh doanh, luật, báo chí, thậm chí là giảng dạy bộ môn chuyên ngành này.
Đây là một trong những ngành học top, vì thế các trường cũng đòi hỏi điểm số đầu vào rất cao, đặc biệt ở môn toán và khoa học. Sở hữu một bảng điểm đẹp sẽ giúp ích cho bạn khi đăng ký. Trong quá trình học, sinh viên được đánh giá dựa trên các dự án cá nhân cũng như tham gia vào những công việc thực tế, thông qua mối liên kết của trường Đại học với những công ty xây dựng. Phần lớn các khóa học Cử nhân sẽ kéo dài 3 hoặc 4 năm. Khả năng ngoại ngữ cũng quan trọng không kém, yêu cầu trung bình là 6.5 IELTS trở lên dành cho sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, mỗi trường sẽ có một yêu cầu về khả năng tiếng khác nhau, tùy thuộc vào cấp độ và cấu trúc chương trình.
Điều quan trọng nhất bạn nên xem xét khi lựa chọn một trường nào đó là chương trình học và chất lượng đào tạo. Mỗi trường sẽ có một vài học phần tự chọn khác nhau, mặc dù bộ khung chương trình có thể tương tự. Bạn nên định hướng trước chuyên ngành mà mình yêu thích rồi chọn những trường có chương trình học phù hợp để phát triển chuyên ngành đó.
Việc tìm hiểu văn hóa cũng như cuộc sống của người dân bản địa ở nơi mà bạn có ý định học cũng rất cần thiết. Nên nhớ khóa học của bạn sẽ kéo dài trên 3 năm, vì vậy hãy chọn một môi trường tốt để phát triển về mặt xã hội cũng như học tập của bạn.
Cuối cùng là vấn đề chi phí và yêu cầu đầu vào của từng trường đại học. Lựa chọn những trường vừa sức, cũng như cân nhắc khả năng tài chính trước khi quyết định. Đừng quên những nguồn trợ cấp giúp giảm chi phí học tập như các gói học bổng.