Qua bài viết “Donald Trump trở thành Tổng thống không ảnh hưởng tới việc sinh viên Việt Nam chọn học ở Mỹ” của Tiến sĩ Mark A. Ashwill, giám đốc điều hành Capstone Việt Nam (University World News ngày 7/7/2017), có thể nói sự thu hút của điểm đến du học Mỹ vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm sút trong mắt các bạn trẻ Việt Nam.
>> Thư gửi phụ huynh, sinh viên Việt Nam có nguyện vọng du học Mỹ
Nhiều trường cao đẳng, đại học, các trường nội trú và ngoại trú của Mỹ vẫn đang coi Việt Nam là đất nước tiềm năng cho việc tuyển sinh quốc tế. Ngay khi kinh tế quốc gia bình ổn sau những cơn bão toàn cầu trong những năm gần đây, một lượng lớn sinh viên Việt Nam vẫn tiếp tục chọn Mỹ là điểm đến du học. Brexit (việc Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu), bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, và nhiều sự kiện chính trị - xã hội quan trọng khác không gây cản trở tới con đường du học Mỹ của những người Việt trẻ.
Trên thực tế, Mỹ là quốc gia được nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn nhất, chỉ sau Nhật Bản. Theo Báo cáo số liệu mới nhất (tháng 6 năm 2017) của SEVIS (Chương trình Thông tin Sinh viên và Khách trao đổi được xây dựng dựa trên hệ thống Internet bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) và Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS), 30.000 sinh viên Việt Nam đã và đang theo học ở nhiều cấp độ khác nhau, chủ yếu là bậc đại học và sau đại học tại Mỹ. Tuy vậy, so sánh giữa Nhật Bản và Mỹ là khập khiễng vì Nhật Bản chủ yếu cung cấp các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn.
Tháng 3 năm 2017, Việt Nam đã vượt mặt Canada để trở thành nước có số lượng du học sinh lớn thứ 5 tại Mỹ. Vị trí này được giữ vững trong những lần cập nhật mới đây.
Những xu hướng thay đổi gần đây
Dựa trên đặc tính dễ thay đổi của tình hình chính trị tại một số quốc gia có đông đảo sinh viên quốc tế, lãnh đạo trong ngành giáo dục bậc cao cần được tiếp cận với những thông tin xác thực nhất để ra quyết định về cách vận dụng các nguồn lực quý giá trong việc tuyển sinh quốc tế.
Một số bài báo và blog dưới đây cung cấp thông tin chính xác, cập nhật về xu hướng giáo dục gần đây ở Việt Nam.
- Bài báo Người Việt vẫn có thiện cảm với Mỹ, nhưng với tổng thống Trump lại là chuyện khác (27/6/2017, VnExpress International)
- Bài báo dựa trên khảo sát gần đây của Pew Research Center điều tra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hình ảnh nước Mỹ mà Tổng thống Donald Trump tạo ra.
Liên quan đến Việt Nam, kết quả khảo sát chỉ ra phát hiện quan trọng: “Nước Mỹ đang nhận được ít thiện chí hơn từ nhiều quốc gia trên thế giới. Sự yêu thích của công chúng dành cho nước Mỹ đã giảm mạnh ở nhiều khu vực như Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, và châu Phi. Thứ hạng về tỉ lệ ủng hộ chỉ tăng ở Nga và Việt Nam”.
Nhiều người Việt Nam cũng như nhiều bạn bè thế giới không mấy thiện chí với Tổng thống Donald Trump (chỉ có 86% người dân Mỹ thích quốc gia của mình, liền sau đó là Hàn Quốc với tỉ lệ ưa chuộng cao nhất trong 37 quốc gia được khảo sát). Tuy nhiên, mức độ ưa chuộng/ yêu thích dành cho nước Mỹ của người dân Việt Nam lại tăng 6%, từ 78% lên 84%, đây là mức tăng lớn thứ 2 trên thế giới.
Đáng ngạc nhiên hơn, 92% người Việt trong độ tuổi 18-29 có thái độ tích cực đối với nước Mỹ. Điều này chỉ rõ triển vọng tuyển sinh của các cơ sở giáo dục ở Mỹ trong tương lai.

Có khá nhiều lý do để giải thích cho thiện cảm của người Việt trẻ đối với đất nước và con người Mỹ:
1 – Phản ứng chống lại Trung Quốc, kết quả của các mối quan tâm hiện nay về xung đột lãnh thổ Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như những ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế Việt Nam.
2 – Sâu xa hơn, xét tới lịch sử chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam, đó là cuộc chiến giữa những nhà cầm quyền chứ không phải giữa người dân hai nước. Điều này dẫn tới việc nhiều người Việt Nam không đánh đồng coi chính phủ Mỹ và người dân Mỹ là một.
3 - Thực tế là rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, có người thân ở Mỹ, chủ yếu là do những đợt di cư sau chiến tranh.
4 - Ảnh hưởng từ quyền lực mềm của Mỹ bao gồm âm nhạc, phim ảnh, truyền hình, hàng hóa và dịch vụ, v.v. 57% người Việt Nam được hỏi đều cho rằng họ thích âm nhạc, phim ảnh và truyền hình Mỹ.
- Bài báo Ở Việt Nam, nuôi dạy con tốt đồng nghĩa với việc con học giỏi và cộng thêm một tấm bằng du học Mỹ (25/6/2017 VnExpress International)
Bài báo này xoay quanh khao khát của nhiều bậc phụ huynh mong muốn con mình được hưởng sự giáo dục tốt nhất, hay cụ thể hơn trong trường hợp này là cơ hội học tập tại Mỹ. Các bậc cha mẹ sẵn sàng hy sinh mọi thứ để con mình được đi du học. Tiến sỹ Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam đề cập thực trạng này trong một hội nghị tổ chức tháng 12 vừa qua: “Các bậc phụ huynh Việt Nam có thể hy sinh mọi thứ, bán nhà, bán đất chỉ mong con em mình được học hành.”
>> Cần bao nhiêu tiền để du học Mỹ?
- Bài viết Tuyển sinh Việt Nam tăng 6% theo Báo cáo thống kê định kì 6 tháng của SEVIS (26/6/2017, An International Educator in Viet Nam)
Bài viết đăng trên blog cá nhân của tôi chỉ ra rằng Việt Nam là một trong số 10 quốc gia ít ỏi có lượng tuyển sinh tăng ổn định hàng năm theo thống kê của SEVIS tháng 6 năm 2017 và Báo cáo thống kê 6 tháng 1 lần của hệ thống này. Bài viết cũng gợi ý những thay đổi về khu vực có thể áp dụng cho tuyển sinh du học sinh Việt Nam.
- Bài viết Brexit và bầu cử Mỹ: không có ảnh hưởng ngắn hạn đáng kể tới lựa chọn của sinh viên Việt Nam (24/6/2017, An International Educator in Viet Nam)
Dù đã quá hạn nhưng những kết quả khảo sát trực tuyến năm 2016 tiến hành bởi Hotcourses đối với sinh viên Việt Nam vẫn khẳng định những bằng chứng trong nước và thống nhất với kết quả liên quan đến Việt Nam qua cuộc khảo sát bởi Pew nêu trên. Sự ưa chuộng dành cho việc du học Mỹ chỉ giảm 9%, một trong những mức giảm ít nhất.
- Bài viết Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ (ACE) đưa ra bản đồ đánh giá hiện trạng quốc tế hóa tại khu học xá Mỹ (14/6/2017, Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ)
Trong khảo sát được tiến hành 5 năm 1 lần của Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ, một trong những phát hiện quan trọng liên quan đến Việt Nam là: “58% kế hoạch tuyển sinh của các trường được khảo sát bao gồm các mục tiêu về địa lý. Theo một giới hạn rõ ràng, 3 quốc gia mục tiêu hàng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Kế đến là 4 nước: Hàn Quốc, Brazil, Nhật Bản và Ả Rập Saudi, với tỷ lệ 30-40% trường cho rằng đây là các thị trường mục tiêu.”
Lường trước những thách thức
Việt Nam đang lội ngược dòng, tương tự như những sự kiện từng xảy ra trong thời gian gần đây và xuyên suốt chiều dài lịch sử đầy biến động và gợi cảm hứng.
Những bài viết trên đây chỉ ra lý do các cơ sở giáo dục Mỹ nên ưu tiên tuyển sinh viên quốc tế từ Việt Nam và việc họ nên phát triển một chiến lược tuyển sinh có đạo đức, có sự điều chỉnh phù hợp với môi trường cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa các trường ở Mỹ mà còn với các cơ sở giáo dục nước ngoài bởi các nước này cũng đã nhận ra tiềm năng đầy hứa hẹn của Việt Nam.
Những yếu tố về nhân khẩu học và phát triển như già hóa dân số, chất lượng giáo dục trong nước được cải tiến cũng có thể dần phá vỡ làn sóng tuyển sinh quốc tế, nhưng nhu cầu du học vẫn cứ tăng lên nếu không bị tác động mạnh của các yếu tố kinh tế chính trị không thể dự đoán trước.
Profile nhân vật

Tiến sĩ Mark A. Ashwill là Giám đốc điều hành của Capstone Vietnam, công ty tư vấn giáo dục toàn diện có văn phòng đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Capstone chỉ làm việc với các trường cao đẳng và đại học được kiểm định cấp khu vực tại Mỹ và các trường được kiểm định chính thức tại các quốc gia khác.Ông viết blog tại An International Educator in Viet Nam.