Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

Product owner là gì? Học gì để trở thành một Product Owner thực thụ?

34.4K
product owner là gì

Nếu là dân chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin, chắc hẳn bạn đã nghe đến vị trí Product Owner. Vậy Product owner là gì? Vai trò của Product owner trong dự án có gì quan trọng? Và học gì để trở thành Product owner chính hiệu? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Hotcourses Vietnam nhé.

 

Product owner là gì?

Product Owner (gọi tắt là PO) như tên tiếng Việt được hiểu là người “sở hữu” sản phẩm, tức là chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề thực tế của người dùng (user) khi sử dụng sản phẩm đó. Ngoài ra, PO vận hành, cải tiến sản phẩm và tối ưu hóa lợi nhuận trên sản phẩm để đạt được mục tiêu của công ty. 

 

Vị trí Product Owner xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với một dự án Agile (phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để đưa sản phẩm đến tay người dùng nhanh nhất), Product Owner là đại diện cho nhóm Phát Triển (Scrum) để trao đổi với Doanh nghiệp, Người dùng cuối (User) và Khách hàng.

 

product owner là làm gì

 

 

Vai trò của Product Owner trong dự án

Product Owner có vai trò rất quan trọng trong dự án với nhiệm vụ làm việc với các bên liên quan như khách hàng, chủ doanh nghiệp, bộ phận phát triển… đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và tạo ra giá trị cho công ty với mục tiêu cụ thể đã đề ra. 

 

Sau đây là những đầu công việc quan trọng mà một Product Owner đảm nhận: 

  • Hiểu, phân tích và định hướng phát triển sản phẩm

  • Quản lý các hạng mục tính năng của sản phẩm (Product Backlog)

  • Xác định thứ tự ưu tiên của từng hạng mục cần hoàn thành theo yêu cầu

  • Giám sát và đánh giá từng giai đoạn phát triển của sản phẩm

  • Dự đoán và nắm bắt nhu cầu của khách hàng

  • Kết nối giữa các bên liên quan

  • Tham gia họp và cung cấp đầy đủ thông tin cho đội Phát Triển (Scrum team) 

 

product owner

 

 

Những kỹ năng cần và đủ của một Product Owner giỏi

Product Owner đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa kiến thức kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng mềm để thành công. Các kỹ năng có thể thay đổi theo thời gian song song với sự thay đổi của công nghệ. Liên tục cầu tiến và học hỏi những kỹ năng sau đây theo xu hướng và diễn biến mới nhất là điều vô cùng cần thiết:

  • Hiểu biết về sản phẩm và thị trường trong lĩnh vực của dự án

  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, đàm phán và thuyết phục tốt

  • Khả năng thu thập thông tin từ nhiều bên liên quan và phân tích

  • Khả năng nghiên cứu hành vi người dùng, nhạy bén

  • Kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề kịp thời

  • Khả năng tập trung cao độ để đảm bảo phát triển sản phẩm đi đúng hướng

  • Kỹ năng quản lý dự án, lên kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các đội trong dự án hợp lý.

 

 

Học gì để trở thành Product Owner chuyên nghiệp

Yếu tố học vấn và bằng cấp

Bạn cần theo đuổi ít nhất là bằng Cử nhân nếu muốn tham gia lĩnh vực này. Bởi hầu hết các công ty yêu cầu bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ về:

 

hotcourses.vn

 

Thi lấy chứng nhận Product Owner

Chứng chỉ Product Owner giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp trở thành một PO chuyên nghiệp, đồng thời đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp và sức hấp dẫn về khả năng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Các lựa chọn phổ biến là:

  • Foundations of Project Management bởi Coursera

  • Certified SAFe Program

  • Professional Scrum Product Owner (PSPO) được cấp bởi Scrum.org

  • Project Management Professional (PMP) được cấp bởi Học viện đào tạo quản lý dự án (Project Management Institute - PMI)

 

 

Khác biệt giữa Product Owner với Scrum Master và Project Manager

Đến đây, bạn hẳn sẽ thấy khá rối giữa các vai trò xuất hiện trong một dự án. Product Owner, Scrum Master, Project Manager tuy có vẻ giống nhau nhưng thực chất có nhiều điểm khác nhau đáng kể và cần lưu ý để tránh “vượt quyền” khi tham gia dự án. Hotcourses Vietnam mách bạn những đặc điểm chính của mỗi vị trí trong bảng dưới đây:

 

 

Product Owner

Scrum Master

Project Manager

Mục tiêu

Chất lượng sản phẩm của dự án

Mô hình Scrum và hiệu suất của nhóm Phát triển  

Bàn giao/Kết thúc dự án đúng thời hạn

Kỹ năng chính cần có

  • Giao tiếp và đàm phán

  • Quyết định kịp thời và đúng đắn

  • Kỹ năng tiếp thị

  • Kiến thức về Scrum và Agile

  • Giao tiếp và tổ chức

  • Giải quyết vấn đề

  • Lãnh đạo

  • Quản lý thời gian

  • Quản lý rủi ro

Nhiệm vụ chính

  • Định hướng sản phẩm

  • Cầu nối giữa các bên là nhóm Scrum và người dùng cuối

  • Tối ưu hóa giá trị sản phẩm

  • Đảm bảo chất lượng đầu ra

  • Lập kế hoạch triển khai Scrum

  • Nhận các hạng mục tính năng, thứ tự ưu tiên từ Product Owner rồi truyền tải đến nhóm Phát triển

  • Dẫn dắt nhóm Phát triển theo mô hình Scrum

  • Hỗ trợ nhóm và thay đổi đúng chỗ để tăng hiệu suất

  • Quản lý các bộ phận trong dự án

  • Theo dõi và đo lường tiến độ dự án

  • Quản lý vi mô nhóm

  • Phân bổ nguồn lực, ngân sách hợp lý để vận hành hiệu quả và đúng tiến độ.

 

product owner


 

Mức lương của vị trí Product Owner ra sao?

Với vai trò quan trọng trong việc định hình sản phẩm và tương tác với đội phát triển, Product owner thường được đánh giá cao về giá trị và tương ứng với mức lương hấp dẫn. Mức lương của Product owner thường phản ánh cả kỹ năng kỹ thuật và khả năng quản lý, cùng với tình hình thị trường lao động.

 

Tại Việt Nam, theo VietnamSalary thì mức lương trung bình của product owner dao động từ 23 triệu - 38 triệu/tháng tùy theo năng lực và quy mô công ty. Các Product owner có khả năng, trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm có thể thu nhập lên đến 70 triệu - 100 triệu đồng mỗi tháng.

 

Ngoài ra, khi đã làm Product owner, bạn cũng có thể thăng tiến hoặc phát triển sự nghiệp ở các vị trí tương tự như: 

  • Quản lý sản phẩm (Product Manager)

  • Quản lý dự án (Project Manager)

  • Nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst) 

  • Giám đốc sản phẩm (CPO)

 

Nếu làm việc ở các nước phát triển, thu nhập của bạn chắc chắn sẽ cao hơn, theo cùng với mức sống cao ở trời Tây. Cụ thể theo Glassdoor:

  • Tại Mỹ, vị trí ​Product owner có mức lương khởi điểm là 121,000 USD/năm. Mức lương trung bình là 160,496 USD/năm. 

  • Tại Anh, với mức lương trung bình của​ Product owner khoảng 53,298 GBP/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 43,000 GBP/năm và cao nhất lên hơn 66,000 GBP/năm.

  • Tại Canada, ​Product owner với mức lương trung bình khoảng 96,992 USD/năm, và dao động ở mức thấp nhất là 76,000 USD và cao nhất là 104,000 USD mỗi năm.

  • Tại Úc, với mức lương trung bình khoảng 139,500 USD/năm, dao động ở mức thấp nhất khoảng 120,000 USD/năm và cao nhất khoảng 160,000 USD/năm.

 

*Bài viết được chỉnh sửa bởi Võ Quỳnh Hương vào ngày 22/08/2024.

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

30K
article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

24.7K
article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào!     > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

9.7K
article Img

Truyền thông và Marketing khác gì nhau?

Marketing thường được dịch là “Tiếp thị” còn Communications là “Truyền thông” nhưng thực tế thì hai khái niệm này vẫn còn nhiều nhập nhằng mà không phải ai cũng phân biệt được. Truyền thông và Marketing khác gì nhau? Hotcourses Vietnam sẽ giải thích cặn kẽ trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo trước khi chính thức lựa chọn ngành học tương lai cho mình.   > Ngành Marketing: Học gì, học ở đâu và triển vọng nghề nghiệp

7K