Thông tin về Cookies

Cookies giúp bạn dùng website hiệu quả hơn và nhận thông tin phù hợp. Khi cho phép tất cả, bạn đồng ý với cách dùng Cookies được nêu trong trang Thông tin về Cookies. Bạn có thể thay đổi lựa chọn này bất kỳ lúc nào.
Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

Học Thạc sĩ trái ngành có khả thi?

share image

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn muốn theo học Thạc sĩ trái ngành bạn đã học ở bậc Cử nhân? Hãy cùng Hotcourses Vietnam tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!

 

Có thể học Thạc sĩ trái ngành không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể!

 

Hiện nay không hiếm trường hợp sinh viên tốt nghiệp một chuyên ngành nhưng muốn theo học Thạc sĩ một chuyên ngành khác. Việc theo học một chương trình đào tạo hệ Cao học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) một ngành học khác với ngành học ở bậc Cử nhân đã và đang được rất nhiều trường đại học trên thế giới chấp nhận. Nếu bạn nhận ra bản thân muốn theo đuổi một chuyên ngành mới để khám phá. Hay bạn cảm thấy không còn hứng thú với bằng đại học hoặc công việc hiện tại của mình, bạn có thể cân nhắc về việc học trái ngành. Chỉ cần bạn chứng minh được kinh nghiệm làm việc liên quan trong chuyên ngành muốn thay đổi hoặc có niềm yêu thích mãnh liệt, bạn đều có cơ hội chuyển đổi dễ dàng..

 

>> Du học thạc sĩ tại Mỹ

 

 

Vậy cần làm gì trước khi quyết định học trái ngành?

Tìm hiểu về các điều kiện để học trái ngành và chương trình học

Thông thường, để được chấp nhận theo học Thạc sĩ trái ngành, bạn cần đáp ứng một trong những điều kiện như sau:

  • Có kinh nghiệm làm việc trong ngành bạn muốn theo học Thạc sĩ. 

  • Có sự liên quan giữa chuyên ngành bạn học ở bậc Thạc sĩ và Cử nhân, hoặc có một số môn học chung. Ví dụ: sinh viên tốt nghiệp cử nhân các ngành Ngôn ngữ vẫn có thể theo học các ngành về Báo chí, Truyền thông, Marketing, Kinh doanh…

  • Trong trường hợp các chuyên ngành hoàn toàn không giống nhau, sinh viên có thể phải học lại vài môn từ đại học hoặc một khoá dự bị đại học theo yêu cầu của trường. Ví dụ: sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế nhưng lại muốn học Thạc sĩ các ngành yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao như Luật hay Công nghệ thông tin..

 

Một số trường khó hơn sẽ yêu cầu bạn tham gia vào danh sách các môn học bắt buộc ở bậc Cử nhân để đủ điều kiện học Thạc sĩ cho một ngành nào đó. 

 

Ngoài ra, bạn cũng nên nghiên cứu kỹ lưỡng về các khóa học chuyển đổi phù hợp, giúp tiết kiệm cả thời gian và công sức học tập. Ví dụ, nếu bạn lựa chọn đổi sang ngành Giáo dục sau khi đã một chuyên ngành khác, hãy chọn chương trình Post Graduate (Graduate Diploma) vì chỉ cần học một số tín chỉ của bậc thạc sĩ, bạn cũng đã đủ khả năng trở thành giáo viên. 

 

 

Viết personal statement

Việc viết personal statement sẽ giúp bạn ghi điểm lớn trong quá trình xin nhập học Thạc sĩ trái ngành. Đây là cơ hội để bạn trình bày chi tiết về bất kỳ quá trình học tập hoặc công việc có liên quan và thảo luận về những điểm mạnh mà khóa học sẽ hỗ trợ cho bạn.
 
Hãy đề cập đến kinh nghiệm làm việc có liên quan tới ngành mà bạn muốn nộp hồ sơ. Bạn có thể kể về các nhiệm vụ, vị trí hay dự án mà bạn từng đảm nhận. Nếu bạn có cơ hội tham gia vào các khóa liên quan đến ngành học mà bạn nhắm tới, cũng đừng ngần ngại mà liệt kê hết nhé! Tuy nhiên, bạn chỉ nên viết về kinh nghiệm làm việc nếu bạn đã có từ 2 năm trở lên - đủ để chứng minh sự đam mê và nhiệt huyết trong ngành mới này.
 
Còn nếu bạn chưa có đủ số năm kinh nghiệm thực tiễn thì sao? Đừng lo, bạn vẫn có thể sử dụng việc tham gia hoạt động xã hội có liên quan đến chuyên ngành bạn muốn nhắm đến. Tương tự như kinh nghiệm làm việc, hoạt động xã hội phải đáp ứng được 2 tiêu chí về thời gian tham gia (ít nhất 2 năm) và công việc có liên quan trực tiếp đến ngành bạn muốn chuyển.

 

 

Các điều kiện cơ bản để nộp hồ sơ học Thạc sĩ trái ngành 

Sau khi có quyết định chính thức về việc học trái ngành, bước tiếp theo bạn cần quan tâm là hoàn chỉnh hồ sơ xin nhập học. Tùy vào ngành, chương trình đào tạo, trường và quốc gia bạn muốn du học, điều kiện đầu vào sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số tiêu chí tiên quyết cơ bản mà bạn cần đáp ứng bao gồm: 

  • Đạt điểm trung bình GPA ở bậc Cử nhân trên 7.0 (điểm càng cao bạn càng có nhiều cơ hội được xét duyệt).

  • Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS đạt 6.5/ 9.0 hoặc TOEFL iBT đạt 90/120).

  • Đạt điểm GMAT trên 650 hoặc GRE trên 150.

  • Thư đề cử của giáo sư hoặc người thuộc quản lý/cấp lãnh đạo đã từng làm việc cùng bạn trong ngành mà bạn muốn theo học tại bậc Thạc sĩ.

  • Có kinh nghiệm làm việc  từ 2 năm trở lên. 

  • Đã tham dự 1 khóa dự bị thạc sĩ (dành riêng cho một số ngành đặc biệt).

 

 

Vậy bạn sẽ nhận được gì khi học Thạc sĩ trái ngành?

Khi chọn rẽ ngang sang con đường mới, bạn chắc chắn sẽ gặp những rào cản nhất định, nhưng đồng thời đây là cơ hội để bạn phát triển bản thân và sự nghiệp tương lai của mình.

 

Theo chia sẻ của anh Bá Phương – cựu du học sinh bậc thạc sĩ ngành cơ điện tử tại Học viện công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan, việc học trái ngành đã mang lại cho anh nhiều trải nghiệm cũng như cơ hội phát triển sự nghiệp cá nhân. Sau khi tốt nghiệp Đại học, thay vì trở thành giáo viên Hóa, anh Phương muốn thử thách bản thân với ngành cơ điện tử, với kỳ vọng được làm việc cho các tập đoàn lớn và có nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài. Dù gặp nhiều khó khăn khi du học trái ngành, anh chưa từng cảm thấy tiếc nuối với lựa chọn đổi ngành của mình. Hiện tại anh đã về nước và đầu quân cho một doanh nghiệp sản xuất của Nhật và gắn bó cho đến nay.

 

>> Toàn cảnh về du học tại các cường quốc châu Á   

 

 

Tóm lại, khi đi đúng chuyên ngành, việc thích nghi với chương trình học trở nên dễ dàng và tốn ít thời gian hơn. Tuy nhiên việc học Thạc sĩ trái ngành cũng không hẳn bất khả thi như mọi người hay nghĩ. Mặc dù sẽ phải dành thời gian bổ sung kiến thức bị khuyết, nhưng ngành học mới có thể mang lại nhiều lợi ích như: mở ra những cánh cửa mới với nhiều cơ hội nghề nghiệp và cơ hội phát triển cá nhân, đặc biệt ngành học mới có thể mang lại niềm đam mê nghề nghiệp thật sự cho người học.

 

Bài viết được chỉnh sửa bởi Marilyn Giang Nguyen vào ngày 07 tháng 02 năm 2023.

Không thể bỏ lỡ

article Img

Ngành Kiến trúc: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

Kiến trúc là ngành học nghệ thuật nhưng luôn đề cao tính kỹ thuật vì công trình không chỉ cần yếu tố thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo sự an toàn và khả năng ứng dụng trong thực tế. Nếu bạn vừa có tình yêu to lớn với nghệ thuật vừa có đam mê với các bộ môn khoa học tự nhiên thì Kiến trúc là một lựa chọn tiềm năng để bạn cân nhắc dấn thân cho sự nghiệp tương lai của mình.   Ngành Kiến trúc là gì? Định nghĩa một cách đơn giản, Kiến trúc là

26.9K
article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngôn ngữ anh ra làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ Anh  

21.8K
article Img

Ngành xây dựng: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

Xây dựng là một hoạt động quan trọng cho đời sống và sự phát triển của con người trên toàn cầu. Không thể xây cầu, đường, hầm hay bất kỳ loại cơ sở hạ tầng nào nếu không có đội ngũ kỹ sư xây dựng có trình độ chuyên môn. Nếu bạn có đam mê với các công trình dân dụng và khao khát tạo nên dấu ấn trong xu thế đô thị hóa thì ngành xây dựng là sự lựa chọn hoàn hảo. Hotcourses Vietnam sẽ cung cấp những thông tin hữu ích bạn cần biết trước khi quyết định theo đuổi ngành

19.4K
article Img

5 bước tự nâng cấp tiếng Anh tại nhà qua YouTube

YouTube luôn được nhiều bạn trẻ tin tưởng là phương tiện học tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa có tính giải trí cao. Tuy nhiên, để tận dụng được nguồn học quý giá này, người học cần phải sử dụng YouTube một cách có chiến lược và sự đầu tư. Dưới đây là các bước học từ nguồn YouTube giúp bạn cải thiện trình độ tiếng Anh một cách nhanh chóng nhất!   >> Nữ sinh chuyên văn chia sẻ kinh nghiệm ôn thi IELTS 8.0   Bước 1: Lựa chọn video có

3.4K