Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

Ngành Quản trị cơ sở dữ liệu: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

19.6K
cơ sở dữ liệu ngành

Dữ liệu được ví như vàng – “Data is the new gold” cho thấy tầm quan trọng của việc sở hữu dữ liệu trong kỷ nguyên số ngày nay. Đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin (IT), cơ sở dữ liệu (CSDL) là một trong những kiến thức chuyên ngành nền tảng mà bất cứ sinh viên IT nào cũng phải nắm chắc. Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

 

Cơ sở dữ liệu là gì?

Cơ sở dữ liệu (Database) là tập hợp thông tin tổ chức theo hệ thống, cấu trúc nhất định và thường được lưu trữ và truy cập trong máy tính. Cơ sở dữ liệu được coi là “kho” chứa hồ sơ tài liệu dưới định dạng kỹ thuật số nhằm quản lý và sử dụng thông tin. Có 2 loại cơ sở dữ liệu chính là cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database) và cơ sở dữ liệu phi quan hệ (Non-Relational Database).

 

 

Quản trị cơ sở dữ liệu là gì?

Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administration) là lĩnh vực chuyên về quản lý và điều hành hệ thống cơ sở dữ liệu trong tổ chức. Công việc tập trung vào các khía cạnh thiết kế, triển khai, vận hành, bảo mật và tối ưu hóa cơ sở dữ liệu để đảm bảo tính hiệu quả và tin cậy của hệ thống.

 

Ngày nay, quản trị cơ sở dữ liệu đã được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực như ngân hàng, trường học, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,.... Chuyên gia quản trị đóng vai trò quan trọng trong quản lý thông tin của doanh nghiệp, tổ chức bởi nó giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý dữ liệu rời rạc như: Trùng lặp dữ liệu, dữ liệu không đồng bộ. Đồng thời, công cụ CSDL giúp doanh nghiệp lưu trữ khối lượng thông tin khổng lồ có hệ thống, đảm bảo an toàn, dễ dàng quản lý, truy cập, tìm kiếm, truy xuất thông tin, và linh hoạt thay đổi theo nhu cầu người dùng.

 

cơ sở dữ liệu chuyên ngành là gì

 

 

Ngành Quản trị cơ sở dữ liệu học gì?

Sinh viên theo học ngành cơ sở dữ liệu sẽ được trang bị kiến thức về quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu lớn. Ngoài ra còn có kiến thức chuyên ngành sâu về khoa học dữ liệu và hệ thống thông tin, bao gồm:

  • Cơ sở dữ liệu cơ bản

  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

  • Mô hình hóa dữ liệu, thiết kế cơ sở dữ liệu

  • Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các tình huống trong hệ thống cơ sở dữ liệu

  • Cài đặt các hệ thống cơ sở dữ liệu ứng dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

  • Khai thác các hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung và phân bố

  • Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu, tối ưu hóa hiệu năng cơ sở dữ liệu

  • Quản trị, bảo trì và nâng cấp các hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung và phân bố.

  • Khắc phục các sự cố trong hệ thống cơ sở dữ liệu

  • Phát triển ứng dụng khai thác dữ liệu quy mô nhỏ trên hệ thống cơ sở dữ liệu có sẵn

  • An toàn bảo mật dữ liệu

 

Bên cạnh đó, bạn cần biết rõ cách phân biệt giữa hai cơ sở dữ liệu chính:

 

Cơ sở dữ liệu quan hệ

Relational Database

Cơ sở dữ liệu phi quan hệ

Non-Relational Database

  • Dữ liệu đưa vào đây được cấu trúc thành các bảng, mỗi bảng gồm có các hàng và các cột. 

  • Mỗi dữ liệu được thêm vào phải đảm bảo cấu trúc đúng như đã quy định của bảng đó. 

  • Dữ liệu sẽ được ghi thông quan ngôn ngữ truy vấn SQL (Structured Query Language). 

  • Các cơ sở dữ liệu quan hệ có thể kể đến như MS SQL Server, MySQL, Oracle…

  • Cơ sở dữ liệu này không cần quy định trước cấu trúc, mỗi dữ liệu có thể có các trường thông tin khác nhau. 

  • Sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Database Management System để quản lý.

  • Không dùng ngôn ngữ truy vấn SQL.

  • Một số cơ sở dữ liệu phi quan hệ có thể kể đến như MongoDB, CouchDB…

 

Khi thực hành môn cơ sở dữ liệu trong trường học, các bạn sẽ được dạy nhiều hơn về cơ sở dữ liệu quan hệ bởi tính phổ biến của loại này trong thực tế. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tự học thêm cơ sở dữ liệu phi quan hệ, vì thao tác đơn giản hơn.

 

ơ sở dữ liệu ngành là gì

 

 

Những điều bạn có thể học được khi theo đuổi ngành quản trị cơ sở dữ liệu

Kiến thức về cơ sở dữ liệu

Bạn được học về các nguyên lý và khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, mô hình hóa dữ liệu, quản lý và bảo mật dữ liệu. Ngoài ra, bạn còn hiểu rõ về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến như MySQL, Oracle, SQL Server, PostgreSQL.

 

hotcourses.vn

 

Kỹ năng lập trình

Bạn có được kiến thức và kỹ năng lập trình để xây dựng và tương tác với cơ sở dữ liệu. Các ngôn ngữ lập trình phổ biến như SQL, Python, Java, C# là những ngôn ngữ quan trọng trong việc làm việc với cơ sở dữ liệu.

 

Kỹ năng phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu

Khả năng phân tích yêu cầu dữ liệu từ người dùng và thiết kế cơ sở dữ liệu phù hợp với yêu cầu đó là những thứ được chú trọng dạy. Bạn sẽ nắm các phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu như lược đồ ER, ánh xạ ER sang lược đồ quan hệ, bảng băm và quy tắc phát sinh tự động.

 

Kỹ năng tư duy logic và tập trung cao

Khả năng tư duy logic để tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu là điều cốt yếu. Bạn sẽ học được khả năng phân tích, xử lý và truy vấn dữ liệu một cách hiệu quả trong quản trị cơ sở dữ liệu.

 

Sự cẩn thận và tỉ mỉ

Trong công việc quản trị cơ sở dữ liệu, sự cẩn thận và tỉ mỉ là rất quan trọng. Khi học, bạn được rèn luyện khả năng kiểm tra và đảm bảo tính toàn vẹn và chính xác của dữ liệu.

 

 

Cơ sở dữ liệu học ở đâu?

Tại Việt Nam, hiện cơ sở dữ liệu được xem là một chuyên ngành trong chương trình đào tạo về khoa học máy tính và công nghệ thông tin. Do đó, các trường đại học chuyên về công nghệ thông tin đa phần đều cung cấp khóa học về cơ sở dữ liệu. Một số trường đại học chuyên đào tạo ngành học này là: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH KHTN – ĐHQG Hà Nội, ĐH Khoa học và Công Nghệ Hà Nội, ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM…

 

Nếu bạn có ý định du học ngành Cơ sở dữ liệu, Hotcourses Vietnam sẽ gợi ý cho bạn những điểm đến không thể bỏ qua sau đây:

 

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Cơ sở dữ liệu" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Cơ sở dữ liệu, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

 

Cơ hội nghề nghiệp khi theo đuổi ngành cơ sở dữ liệu

Theo dự báo của McKinsey, nhu cầu tuyển dụng các ngành học cơ sở dữ liệu đang tăng nhanh. Ước tính ở Mỹ có tới gần 1,8 triệu vị trí đang cần tìm người trong ngành này. Ở Châu Á, nhiều quốc gia cũng phát triển các chương trình thu hút nguồn nhân lực trình độ cao về quản lý cơ sở dữ liệu. Vậy nên có thể nói cơ hội việc làm ngành học này là vô cùng rộng mở. Sau đây là một số vị trí công việc đang nhận được nhiều sự quan tâm từ sinh viên tốt nghiệp ngành cơ sở dữ liệu:

  • Chuyên viên quản lý cơ sở dữ liệu – Database Administration: chịu trách nhiệm thiết kế và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.

  • Kỹ sư khoa học dữ liệu – Data Scientist: phân tích, sắp xếp và truyền tải những kết quả từ dữ liệu, giúp công ty có những quyết định, chiến lược phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong kinh doanh và lợi nhuận.

  • Chuyên viên phân tích dữ liệu – Data Analyst: chịu trách nhiệm chuyển đổi các tập dữ liệu sao cho phù hợp với mong muốn của công ty. Ngoài ra, chuẩn bị báo cáo để truyền đạt hiệu quả các xu hướng từ bảng phân tích dữ liệu.

  • Kỹ sư dữ liệu – Data Engineer: chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các đường ống dữ liệu, tạo hệ sinh thái, kết nối với nhau trong một tổ chức.

  • Chuyên gia phân tích định lượng - Quantitative Analyst: đây là công việc chủ yếu làm ở lĩnh vực tài chính. Nhiệm vụ chính là tham gia vào hoạt động giao dịch, xác định giá cả, tư vấn, môi giới, phân tích nhanh các vấn đề trong kinh doanh bằng phương pháp định lượng sẵn có và tìm kiếm cơ hội đầu tư.

 

Ngoài ra, bạn còn có thể chọn làm lập trình viên, quản lý dự án, chuyên gia phân tích hệ thống công nghệ thông tin, chuyên gia phân tích vận hành… Các công việc này thường sẽ làm việc tại các công ty, tập đoàn về viễn thông, phần mềm, tài chính, ngân hàng hay cơ quan nhà nước.

 

mức lương cơ sở dữ liệu ngành

 

Theo khảo sát mới nhất về công việc quản trị cơ sở dữ liệu thì mức lương dao động trong khoảng từ 7 - 15 triệu/tháng dành cho những bạn sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Đối với các công ty lớn và những nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu đã có kinh nghiệm làm việc tại vị trí này thì mức lương họ đạt được có thể từ 15 - 25 triệu/tháng. Tại Mỹ, thu nhập trung bình cho trong lĩnh vực này bắt đầu từ 86.550 USD/năm cho các chuyên viên và lên tới 146.360 USD/năm cho các nhà quản lý máy tính và hệ thống thông tin.

 

>> Ngành hệ thống thông tin quản lý (MIS): Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

*Bài viết được chỉnh sửa bởi tác giả Võ Quỳnh Hương vào ngày 25/09/2024.

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

30K
article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

24.7K
article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào!     > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

9.7K
article Img

Truyền thông và Marketing khác gì nhau?

Marketing thường được dịch là “Tiếp thị” còn Communications là “Truyền thông” nhưng thực tế thì hai khái niệm này vẫn còn nhiều nhập nhằng mà không phải ai cũng phân biệt được. Truyền thông và Marketing khác gì nhau? Hotcourses Vietnam sẽ giải thích cặn kẽ trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo trước khi chính thức lựa chọn ngành học tương lai cho mình.   > Ngành Marketing: Học gì, học ở đâu và triển vọng nghề nghiệp

7K