Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC

Cấu trúc bài tiểu luận đúng chuẩn: dạng bài "Research Paper"

8.8K
share image

Bài báo nghiên cứu (research paper) thường là dự án cuối kỳ của sinh viên. Sự thật là rất nhiều bạn lo lắng, thậm chí nghĩ cách nhờ người viết hộ bài, dẫn tới những hình phạt nghiêm khắc như bị đánh trượt hay đình chỉ học. Sự lo lắng này thường xuất phát từ thực tế là nhiều học sinh khi bước chân vào con đường Đại học chưa quen và chưa có kinh nghiệm với thể loại nghiên cứu. Đừng sợ hãi bạn nhé bởi càng thực hành, càng viết nhiều, nỗi lo vì thiếu kinh nghiệm sẽ biến mất!

Hotcourses sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục của bài nghiên cứu trong bài viết dưới đây!

 

Tầm quan trọng của bài nghiên cứu

Nghiên cứu là một khía cạnh thiết yếu của học thuật. Trên thực tế, quá trình viết một bài nghiên cứu có thể là một trong những trải nghiệm bổ ích nhất ở thời Đại học bởi nhiều sinh viên đã từ những bài nghiên cứu mà có chiều sâu suy nghĩ hơn và đi theo con đường nghiên cứu trong suốt sự nghiệp của họ.

 

 

Vậy bài nghiên cứu là gì?

Một bài nghiên cứu là sản phẩm cuối cùng của một quá trình liên quan đến nghiên cứu, tư duy phản biện, đánh giá nguồn, tổ chức bài viết, viết và sửa. Bài nghiên cứu như một đứa con tinh thần, phát triển và thay đổi dần dần theo thời gian khi sinh viên học tập, khám phá, diễn giải và đánh giá các nguồn liên quan đến một chủ đề cụ thể. Các nguồn chính (primary source) và phụ (secondary source) là trung tâm của một bài nghiên cứu, cung cấp “nguồn dinh dưỡng” cho bài viết. Bài nghiên cứu không chỉ giúp sinh viên có cơ hội đặc biệt để nâng cao kiến ​​thức của mình mà còn giúp lĩnh vực nghiên cứu đó trở nên đa chiều, khách quan hơn.

 

So với bài viết Nghị luận - Argument hay Khám phá - Exploratory, bài nghiên cứu đòi hỏi nhiều thời gian tìm tòi và đánh giá các nguồn thông tin hơn với mục đích đưa ra các diễn giải về các sự kiện, hiện tượng. Mục tiêu của một bài nghiên cứu không phải là liệt kê cho người đọc những quan điểm về một chủ đề, mà là đưa ra một quan điểm mới từ những nguồn thông tin có sẵn hoặc từ những nghiên cứu, lập luận của chính mình.

 

Chọn chủ đề và câu hỏi nghiên cứu

Những câu hỏi có thể giúp bạn xác định đối tượng người đọc và câu hỏi nghiên cứu:

  • Lĩnh vực tôi quan tâm còn thiếu gì?

  • Đối tượng chung mà tôi muốn tiếp cận là ai?

  • Ai có khả năng quan tâm đến nghiên cứu mà tôi đang thực hiện nhất?

  • Liệu tất cả người đọc có đồng ý với những gì tôi nói và chứng minh không?

  • Nếu không (rất có thể sẽ xảy ra trường hợp này!) tôi nên chuẩn bị những lập luận phản bác nào để trả lời?

 

Câu hỏi nghiên cứu hay phải có: (i) tính cụ thể (specificity); (ii) tính độc đáo hoặc tính mới mẻ (originality and novelty); và (iii) sự liên quan chung đến một cộng đồng khoa học rộng lớn (relevance). Một nghiên cứu không nhất thiết phải là một đột phá trong ngành, nhưng nó nên mở rộng kiến ​​thức trước đó một cách hữu ích, hoặc cách khác là bác bỏ những thuyết hay nghiên cứu đã từng công bố.

 

 

Cấu trúc của một bài nghiên cứu

Một khi câu hỏi nghiên cứu được xác định rõ ràng, việc viết bài trở nên dễ dàng hơn đáng kể. Chìa khóa để viết bài khoa học thành công là hiểu đúng cấu trúc của một bài nghiên cứu. Cấu trúc cơ bản của một bài nghiên cứu điển hình là Introduction - Giới thiệu, Methods -Phương pháp, Results - Kết quả và Discussion - Thảo luận (Cấu trúc “IMRAD”).

 

Mỗi phần đề cập đến một mục tiêu khác nhau. Sơ lược thì tác giả cần nêu rõ:

  • vấn đề mà họ định giải quyết — nói cách khác là câu hỏi nghiên cứu — trong Phần mở đầu;

  • họ đã làm gì để trả lời câu hỏi trong phần Phương pháp;

  • những gì họ quan sát được trong phần Kết quả;

  • họ nghĩ kết quả có ý nghĩa như thế nào trong phần Thảo luận.

 

Trong phần Mở đầu, các tác giả nên giải thích cơ sở và nền tảng của nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu là gì, và tại sao nó lại quan trọng? Câu hỏi nghiên cứu phải luôn được viết rõ ràng. Một số bài nghiên cứu còn có thêm phần “Literature Review” cho thấy tác giả đã xem xét những bài nghiên cứu về cùng chủ đề, cân nhắc những phương pháp nghiên cứu đã từng được sử dụng, v.v.

 

Phần Phương pháp nên cung cấp cho người đọc đầy đủ chi tiết về các phương pháp nghiên cứu để có thể tái thực hiện nghiên cứu nếu muốn. Vì vậy, phần này phải cụ thể, có những thông số kỹ thuật chi tiết. Bạn cần mô tả bối cảnh nghiên cứu, cách chọn đối tượng nghiên cứu, dụng cụ, phương pháp thu thập dữ liệu và chiến lược phân tích.

 

 

Cấu trúc chi tiết gợi ý

Giới thiệu

  • Nêu lý do tại sao vấn đề bạn giải quyết lại quan trọng

  • Nêu những gì còn thiếu trong kiến ​​thức hiện tại

  • Nêu mục tiêu nghiên cứu của bạn hoặc câu hỏi nghiên cứu

Phương pháp

  • Mô tả bối cảnh và bối cảnh của nghiên cứu

  • Chỉ định thiết kế nghiên cứu

  • Mô tả nhân khẩu học của đối tượng

  • Mô tả chiến lược lấy mẫu

  • Mô tả can thiệp (nếu có)

  • Xác định các biến nghiên cứu chính

  • Mô tả các công cụ và thủ tục thu thập dữ liệu

  • Phác thảo các phương pháp phân tích

Kết quả

  • Báo cáo về thu thập dữ liệu và tuyển dụng (tỷ lệ phản hồi, v.v.)

  • Mô tả những người tham gia (nhân khẩu học, tình trạng lâm sàng, v.v.)

  • Trình bày những phát hiện chính liên quan đến câu hỏi nghiên cứu trọng tâm

  • Trình bày các phát hiện thứ cấp (kết quả thứ cấp, phân tích nhóm con, v.v.)

Thảo luận

  • Nêu những phát hiện chính của nghiên cứu

  • Thảo luận về các kết quả chính có tham khảo nghiên cứu trước đó

  • Thảo luận về các ý nghĩa thực tiễn của các kết quả

  • Phân tích điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu

  • Đưa ra quan điểm cho nghiên cứu mới trong tương lai

 

Nguồn: Thomas V. Perneger, Patricia M. Hudelson

 

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé!   > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

29.7K
article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

23.6K
article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào!     > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

8.9K
article Img

Truyền thông và Marketing khác gì nhau?

Marketing thường được dịch là “Tiếp thị” còn Communications là “Truyền thông” nhưng thực tế thì hai khái niệm này vẫn còn nhiều nhập nhằng mà không phải ai cũng phân biệt được. Truyền thông và Marketing khác gì nhau? Hotcourses Vietnam sẽ giải thích cặn kẽ trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo trước khi chính thức lựa chọn ngành học tương lai cho mình.   > Ngành Marketing: Học gì, học ở đâu và triển vọng nghề nghiệp

6.8K