Ngày nay, các bảng xếp hàng đã trở thành một trong những nhân tố đánh giá uy tín của các trường Đại học và cũng là một trong những lí do khiến sinh viên đưa ra lựa chọn về ngôi trường mà mình theo học. Khi vào các trang web của các trường, bao giờ bạn cũng sẽ đọc được thành tích “lọt vào top 100” của một bảng xếp hạng nào đó. Vậy thì sự hình thành của các bảng xếp hạng ra sao?
Cùng Hotcourses tóm lược những nội dung liên quan đến các bảng xếp hạng quốc tế trong bài “Làm sao vào top 10 Đại học quốc tế” gần đây của BBC nhé.
>> Ấn độ toàn thắng ở bảng xếp hạng các trường Đại học châu Á 2014
>> Xếp hạng THE 2013-2014: Châu Âu tuột hạng, châu Á vươn lên
>> Xếp hạng vui vui về các trường Đại học Úc
Từ mặt trái của các bảng xếp hạng...
Đây là năm thứ mười có bảng xếp hạng QS, và bảng xếp hạng toàn cầu đầu tiên, Xếp hạng học thuật các trường đại học thế giới (Academic Ranking of World Universities), là do Đại học Giao Thông Thượng Hải đưa ra vào năm 2003. Lí do ra đời các bảng xếp hạng này là để phản hồi lại xu hướng toàn cầu hoá giáo dục đại học và nhu cầu chia sẻ thông tin trực tuyến.
Có một thắc mắc đặt ra là tại sao chỉ có chừng đó trường có mặt trong các bảng xếp hạng và cũng chỉ có một nhóm nhỏ các trường luôn giữ vững các vị trí đầu bảng.
Đi sâu vào phân tích, chẳng hạn như đối với bảng xếp hạng QS thì đánh giá được dựa trên danh tiếng về học thuật bằng cách khảo sát hơn 60.000 học giả trên thế giới. Khi đó, họ sẽ đưa ý kiến của họ về những ngôi trường khác (chứ không phải trường của họ). Vì lí do này, ông Ben Sowter, Giám đốc điều hành QS, đã từng chia sẻ rằng các trường đại học sẵn có thương hiệu mạnh thường sẽ được đánh giá tốt hơn.
Ngoài ra, còn thêm một yếu tố nữa là số "trích dẫn dựa trên mỗi khoa", tức là số lần các công trình nghiên cứu được các nhà nghiên cứu khác trích dẫn.
Cuối cùng, số lượng đội ngũ giáo viên và sinh viên cũng như tính quốc tế (sự đa quốc tịch của sinh viên, tính quốc tế trong hợp tác trao đổi) cũng ảnh hưởng đến các bảng xếp hạng.
Cũng theo bài viết của BBC, nếu các bảng xếp hạng khiến các trường Đại học “dè chừng” hơn với những đối thủ khác của mình và lo tập trung hơn vào công tác đào tạo thì cũng có những mặt trái còn tồn tại. Đó là trường hợp của những bảng xếp hạng “bất thành văn, dựa trên sự dập khuôn". Thêm nữa, một số trường lại quá chú trọng vào thành tích của trường trên các bảng xếp hạng, thậm chí còn xem đây là “mục tiêu phấn đấu” trong các tuyên bố.
Một vấn đề nữa của các bảng xếp hạng là nó nắm giữ vị thế gần như chính thức trong cả hệ thống nhập cư. Đan Mạch là quốc gia dựa vào xếp hạng của các trường Đại học để xem xét những người nộp đơn là sinh viên.
Các bảng xếp hạng, từ ý nghĩa ban đầu là tôn vinh các trường Đại học đã trở thành áp lực của nhiều trường, đẩy một số trường tới con đường gian dối bằng cách nộp dữ liệu không chính xác.
Ông Philip Altbach, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế tại Boston College từng nói: "Bảng xếp hạng, thế nào chăng nữa, đều có ảnh hưởng rất lớn với các sinh viên và các nhà lãnh đạo chính phủ và một số trường đại học ở các nước khác nhau. Thế nhưng, ông cũng tỏ ra lo ngại về những thứ được dùng làm thước đo, đánh giá. Liệu các trường không chuyên có nên được đặt lên bàn cân để so sánh với các trường nghiên cứu chuyên sâu?''
>> 7 lựa chọn trường Đại học ở Ireland
>> Lựa chọn trường Đại học (University Placement) trong học bổng Fulbright
…đến dự án xếp hạng đa cấp các trường Đại học, U-Multirank
Trong năm nay, một dự án xếp hạng đa cấp các trường đại học, U-Multirank sẽ được đưa ra bởi Liên minh châu Âu. Mục đích của U-Multirank là nhằm tạo ra một loại so sánh khác giữa các trường đại học với đặc điểm ít tập trung vào uy tín mà để sinh viên chọn các tiêu chí riêng của họ để so sánh.
Andreas Schleicher, giám đốc giáo dục thuộc OECD, người đi tiên phong trong các bài kiểm tra Pisa ở cấp trung học, muốn bắt đầu so sánh giáo dục đại học. Tuy nhiên, thay vì dựa vào những yếu tố như tiền bạc, nhân viên và cơ sở vật chất - ông muốn tìm hiểu thêm về những kiến thức mà sinh viên thực sự được học.
Cũng theo ông, đề xuất một kiểu xếp hạng khác cho các trường đại học sẽ sớm được trình lên chính phủ các nước khối OECD.
>> Danh sách các trường ĐH (sắp xếp theo ranking) được đánh giá phù hợp với sinh viên Việt Nam
>> BXH các trường tốt nhất Hoa Kỳ
Theo BBC